Trang Chủ, Dấu Chân lãng tử,

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

HOÀNG HOA THI TẬP - TÂM CHÁNH HOÀNG THỊ KIM CÚC (PHẦN 2)


HOÀNG HOA THI TẬP

VIẾT VỀ CHỊ TÂM CHÁNH HOÀNG THỊ KIM CÚC 
(PHẦN 2)







HOÀNG CÚC (tức Hoàng Thị Kim Cúc)
Ảnh chụp năm 16 tuổi

HOÀNG CÚC (tức Hoàng Thị Kim Cúc)
Ảnh chụp năm 16 tuổi theo học Khóa Đỉều Dưỡng của trường Pháp dạy
 

HOÀNG HOA - HOÀNG THỊ KIM CÚC (ẢNH CHỤP 1923)

 
MỤC LỤC
1.     Tiền đề
2.     Hạnh ngộ
3.     Huyết thống họ Hoàng
4.     Liên hệ tâm giao
5.     Đến với GĐPT Việt Nam
6.     Tình yêu
7.     Hành Bồ tát đạo
8.     Đám tang
9.     Di sản để lại
10.Tưởng nhớ





HOÀNG THIÊN LÃNG TỬ 1989



Những gì ta đã sống qua chỉ như dòng hoài niệm!
Tôi xem trọng giây phút của thực tại.
Những năm tháng đi qua, tôi đã đến với đời sống, không có điều kiện gì với bất kỳ ai. Tôi học ở cuộc đời nhiều thứ, nhiều lĩnh vực để chiêm nghiệm và cống hiến. Nhưng kỳ thực cuộc đời luôn muốn biến tôi thành kẻ xa lạ, vì thực sự nhiều khi ta sống mà có cảm giác như lạc vào thế giới xa lạ. Đó là lúc ta bắt gặp sự kỳ thị của con người.
Tôi với cuộc đời là một, tôi nhận chân như thế! Dù đang sống ở bất kỳ hoàn cảnh nào.
Những người thân luôn có mặt trong tôi dù họ đã đi thật xa.
Chị Hoàng thị Kim Cúc là một trong những người trong trường hợp đó, vì tôi nhận chân sự có mặt của Chị trong trái tim tôi: tinh khiết, diệu kỳ.
Tôi mang theo Chị suốt hành trình dài của mình. Đó không phải là gánh nặng, mà là ngọn lửa đã sưởi ấm tim tôi trong suốt lộ trình giá băng và hoang lạnh của đời sống.
Tôi viết về hồi ức này như chính tự tay mình thắp sáng thêm ngọn lửa ấy.
Ngọn lửa của tình yêu thương và sự bao dung hào phóng!

CHÂN DUNG HOÀNG THỊ KIM CÚC - TRANH SƠN DẦU
DO HOÀNG THIÊN LÃNG TỬ VẼ


4. LIÊN HỆ TÂM GIAO:



CẢNH THƠ MỘNG CỦA HUẾ VÀ TRƯỜNG ĐỒNG KHÁNH XƯA NAY























 






  





















 
 HUY HIỆU HOA SEN TRẮNG CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM


CHỊ CẢ TÂM CHÁNH HOÀNG THỊ KIM CÚC


CUỐN"MÓN ĂN HUẾ" CỦA HOÀNG THỊ KIM CÚC 


  
CUỐN"GĐPT VIỆT NAM 50 NĂM XÂY DỰNG" 
DO HUYNH TRƯỞNG HỒNG LIÊN PHAN CẢNH TUÂN CHỦ BIÊN
(tức Tỳ kheo THÍCH PHỔ HÒA) 


BỨC CHÂN DUNG HOÀNG THỊ KIM CÚC
DO HOÀNG THIÊN LÃNG TỬ VẼ 

HÌNH ẢNH LỄ HÚY NHẬT HOÀNG THỊ KIM CÚC 
TỔ CHỨC TẠI CHÙA VẠN PHƯỚC, Q. 11, SÀI GÒN

  







Hình ảnh ngày giỗ Chị Hoàng Thị Kim Cúc
tại Từ đường họ Hoàng Vỹ Dạ













CHÚ THÍCH:

TIỂU SỬ CỐ HUYNH TRƯỞNG CẤP DŨNG

NGUYÊN NGỘ – NGUYỄN SĨ THIỀU

Cố vấn BHD GĐPT Việt Nam trên Thế Giới
Phó Trưởng Ban Ngành Nam BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam
Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPT Thừa Thiên Huế
***********
        Xuất thân từ một gia đình trung lưu Nho Giáo, Huynh trưởng cấp Dũng Nguyên Ngộ  Nguyễn Sỹ Thiều sinh năm 1927 tại Phường Phú Hoà, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên là con Thứ trong một đại gia đình gồm có 14 anh chị em (08 nam và 06 nữ), thân sinh là cụ ông Nguyễn Sĩ Phú, cụ bà chánh mẫu Nguyễn Thị Cam và kế mẫu là cụ bà Tôn Nữ Thị Huệ cùng cụ bà Nguyễn Thị Nhung. Anh đã được theo học văn hoá tại các trường Tiểu học và Trung học ở Thành phố Huế. Tốt nghiệp bậcTrung học Đệ Nhị cấp.
Là một thanh niên trí thức đương thời Anh đã tích cực tham gia các công tác cộng đồng với mục đích đóng góp một phần nào tri thức của chính mình vào việc phục vụ nhân sinh và làm đẹp xã hội :
  • Năm 1953 Anh xin vào làm việc tại cơ quan Dược phẩm Nguyễn Cao Thăng (Tp. Huế), đồng thời trong thời gian này Anh cũng tham gia dạy văn hóa cho lớp “dự bị xuất gia” tại chùa Từ Đàm theo lời đề nghị của Chư Tôn đức.
  •  Từ năm 1953 đến 1978 Anh lần lượt dạy các bô môn Văn – Sử – Địa: tại các trường Bồ đề Hàm Long, Bồ Đề Tây Lộc (1953 – 1965), Giữ chức vụ Hiệu trưởng  trường Bồ Đề Tây Lộc (1966 – 1967), dạy tại trường Kỹ Thuật Huế (1959 – 1975), Trường Hoà Binh (1975 – 1977), Trường Trần Cao Vân (1977 – 1978).
  • Kể từ  năm 1979 vì thiếu thiện duyên và tuổi già, sức khỏe yếu kém, Anh đã nghỉ dạy.
Anh lập gia đình với chị Phan Thị Gái và sinh hạ được 05 người con gồm 03 nam, 02 nữ.
Anh gia nhập Gia Đình Phật Hóa Phổ (tiền thân của GĐPTVN ngày nay) từ năm 1951 tại GĐPHP Gia Thiện, Khuôn hội Đông Gia Thành phố Huế, một trong 03 đơn vị đầu tiên của tổ chức GĐPTVN hôm nay.
Khoảng năm 1952-1953, Anh đã cùng với anh Tâm Thiệt Nguyễn Xuân Quyền và Chị Tâm Chánh  Hoàng Thị Kim Cúc đã vận dụng trí lực để giữ vững tổ chức, bằng cách duy trì sinh hoạt để từng bước vượt qua chướng nạn, từ đó tổ chức mới tồn tại và phát triển có lúc đến tột đỉnh (1963-1975) và thăng trầm cho đến ngày nay.
Trong quá trình trưởng thành trong tổ chức Anh đã từng giữ các chức vụ:
  • Từ năm 1955-1956: Liên đoàn trưởng GĐPT Gia Thiện – tức là Gia Đình Thuận Hoá ngày nay.
  • Từ năm 1956-1957: Thư ký BHD.GĐPT Trung phần.
  • Từ năm 1958-1959: Cố vấn chuyên môn BHD.GĐPT Thừa Thiên.
  • Từ năm 1962-1965: Thư ký BHD.GĐPT Thừa Thiên. Trong nhiệm kỳ này Anh đã cùng Anh chị em Huynh trưởng GĐPT Việt Nam, cùng với Chư Tôn đức và đồng bào Phật tử đứng lên đòi chính quyền đương thời thực thi 5 nguyên vọng của Phật giáo đồ Việt Nam.
  • Từ năm 1965-1967: Ủy viên Nội vụ & Điều hành BHD.GĐPT Thừa Thiên.
  • Từ năm 1967-1969: Phụ tá Trưởng Ban BHD GĐPT.Thừa Thiên (nhiệm kỳ anh Như Tâm Nguyễn Khắc Từ giữ chức vụ Trưởng ban).
  • Từ năm 1969-1971: Phó Trưởng ban Ngành Nam BHD.GĐPT Thừa Thiên. Sau  khi Anh Trưởng Ban Nguyễn Xuân Quyền, bị tai nạn trong 1 chuyến Phật sự tại Hương Thuỷ, Anh đã được suy cử thay thế chức vụ Trưởng Ban BHD GĐPT Thừa Thiên cho đến hết nhiệm kỳ.
  • Từ năm 1971-1973: Trưởng Ban BHD.GĐPT Thừa Thiên và BHD nhiệm kỳ này đã được lưu nhiệm cho đến năm 1976.
  • Năm 1976, thi hành chỉ thị của cố Hoà Thượng Thích Thanh Trí, Chánh Đại diện GHPGVNTN tỉnh Thừa Thiên, dâng lưu BHD cho đến khi tổ chức được Đại hội, Huynh trưởng Nguyên Ngộ Nguyễn Sỹ Thiều đã cùng BHD Thừa Thiên khâm tuân tiếp tục giữ cương vị Trưỏng Ban cho đến ngày hôm nay.
  • Năm 1995, sau Hội nghị bất thường toàn thể Huynh trưởng cấp Dũng và cấp Tấn toàn quốc tại Trại Trường GĐPT Việt Nam Đà Lạt nhằm kiện toàn lại BHD TƯ GĐPTVN, anh đã được Hội nghị suy cử vào chức vụ Phó Trưởng Ban Ban Hướng Dẫn Trung Ương đặc trách ngành Nam cho đến nay.
  • Năm 2004 Đại hội kỳ I GĐPTVN trên Thế giới đã mời anh giữ chức vụ Cố vấn BHD GĐPTVN trên Thế giới và tiếp tục trong cương vị này cho đến nhiệm kỳ 2008 – 2012 của BHD.GĐPTVN trên Thế giới.
Với hạnh nguyện cùng sự cống hiến của Anh cho sự phát triển và thăng tiến của tổ chức năm 1971 Anh được Hội đồng xếp cấp BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tấn phong vào hàng ngũ huynh trưởng cấp Tấn GĐPT Việt Nam theo quyết định số : 246/HDTƯ/QĐ ký ngày 06.06.1971, thâm niên được hồi tố tính từ tháng 05.1964 – PL.2508. Và đến năm 1990 với công hạnh của một Huynh trưởng suốt đời trung kiên với lý tưởng Gia Đình Phật Tử, đem hết trí tuệ để lèo lái tổ chức vượt qua những chướng duyên ngoại tại lẫn nội tại hầu giữ vững sự sống còn của tổ chức trong một hoàn cảnh xã hội đầy biến động, Anh đã được Hòa Thượng Quyền Viện Trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN chấp thuận đề nghị của Hội đồng Huynh trưởng cấp Dũng GĐPTVN tấn phong cấp Dũng qua QĐ số 004/QĐ/VHĐ ngày 01.12.1990 – PL.2.534 do chính Hoà Thượng Quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Huyền Quang ấn ký.
Là một Huynh trưởng có nhiều khả năng, nhất là về Hoạt động thanh niên anh đã từng được cử làm Ban Quản trại và Huấn luyện viên:
  • Năm 1955 Huấn Luyện viên Trại Hiền Độ đào tạo Đoàn Trưởng tại chùa Quy Thiện.
  • Năm 1958 Trại trưởng Trại Tịnh Hanh đào tạo Liên Đoàn trưởng cho GĐPT Trung Nguyên Trung Phần và rất nhiều Trại Huấn luyện khác trong cuộc đời làm Huynh trưởng GĐPT.
Trong quá trình sinh hoạt, Anh đã được tham dự hầu hết các kỳ Đại hội Huynh trưởng Toàn quốc GĐPT Việt Nam tại Trung tâm Quảng Đức Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, Quy Nhơn và Đà Nẵng.
Trong công tác lãnh đạo, Anh là người trung kiên với Hiến chương của GHPGVNTN và Nội quy – Quy chế của GĐPT VN. Anh đã đề ra và vận dụng triệt để tinh thần “Bất dung sai”. Anh thường nhắc nhở  Anh chị em trong hàng ngũ Huynh trưởng bằng những mẫu chuyện dẫn dụ có ý nghĩa sâu sắc, dù gặp bao nhiêu trở lực nhưng anh luôn giữ tròn khí tiết, danh dự cho bản thân và tổ chức. Anh là người xác định Tổ chức Gia đình Phật tử là một tổ chức “phi chính trị”- không làm chính trị một cách kiên quyết nhất, cho nên ngay sau khi nội bộ bị phân hoá, khi củng cố lại tổ chức tại Thừa Thiên anh đã cho ra văn thư xác định: Gia đình Phật tử không làm chính trị. Anh đã viết : “Khôn nơi chính trị là khôn dại, dại chốn Thuyền Lâm ấy dại khôn”.
Anh là một cư sĩ thuần thành và trung kiên của Giáo hội PGVNTN với câu nói bất hủ: “Thà đi về phía Tây mà chết chứ nhất quyết không quay lui”.
Anh là một người Huynh trưởng lãnh đạo luôn luôn đặt mục đích và trách nhiệm của tổ chức lên trên cá nhân, cùng một bầu nhiệt huyết với tinh thần “Bất thối chuyển”, là một tấm gương sáng cho từng lớp thế hệ kế thừa noi theo.
Giờ đây Anh không còn nữa, thuận thế vô thường Anh đã xã báo thân vào lúc 19 giờ 30  ngày 24 thàng 6 năm Tân Mão (tức là ngày 24 tháng 7 năm 2011) sau một thời gian dài suy giảm sức lực, ngay sau Hội nghị Trưởng Ban, Tổng Thư ký và Uỷ viên Nội vụ của Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam toàn quốc thành tựu viên mãn vừa bế mạc và trại Hạnh Truyền thống của Ngành Nữ GĐPT Thừa Thiên cũng vừa mới Dây thân ái. Có lẽ anh đã rất thoả mãn và yên lòng khi nhắm mắt ra đi. 
 

Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam 


 


SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TỲ KHEO THÍCH PHỔ HÒA (tức Huynh Trưởng HỒNG LIÊN PHAN CẢNH TUÂN)

Friday, February 18, 2011


Tỳ kheo THÍCH PHỔ HÒA, thế danh Phan Cảnh Tuân, sinh ngày 10 tháng 4 năm 1926 (Bính Dần), là con trai của Cụ Ông Nguyên Tấn Phan Cảnh Tú, một cư sĩ tiền bối hữu công của giáo hội Phật giáo Trung Phần, Huế - Việt Nam; và Cụ bà Nguyên Tố Khổng Thị Sâm.

Do được sanh trưởng trong một gia đình thuận thành nếp Đạo, từ nhỏ Tỳ kheo THÍCH PHỔ HÒA đã được Cụ Ông Nguyên Tấn Phan Cảnh Tú hướng dẫn tu tập, gần gũi cửa Phật từ bi và sớm quy y, pháp danh Hồng Liên.

VỀ THÀNH TỰU HỌC VẤN:

1932: Học tiểu học tại trường Paul Bert - Huế.
1938: Học trung học tại trường Thuận Hóa - Huế.
1944: Học trường Sư phạm tại Huế.
1946: Cựu học sinh Khải Định, tốt nghiệp Khóa Sư Phạm cấp tốc. Được bổ nhiệm dạy ở các trường tiểu học miền quê tại Quảng Trị và Huế tỉnh Thừa Thiên.

VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỘT CÔNG DÂN

1953: Tham gia Khóa 3 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Sư Đoàn 7Bộ Binh tại Định Tường. Phục vụ trong quân đội 22 năm.
1966: Tham Mưu Phó Khối Chiến Tranh Chính Trị Sư Đoàn 7, Bộ Tổng Tham Mưu.
1969: Thiếu Tá Bộ Tổng Tham Mưu. 1970: Về phục vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu.

Cấp bậc cuối cùng là Trung tá Bộ Tổng Tham Mưu (QLVNCH)

Sau biến cố tháng 04. 1975, cùng số phận của những người lính Việt Nam Cộng Hòa, trong đó cũng có rất nhiều anh chị em cùng màu áo lam, Phật tử Hồng Liên Phan Cảnh Tuân cũng trở thành “người tù cải tạo”, bị đưa ra Bắc trên chuyến tàu “Sông Hương” tháng 3 năm 1977, tổng cộng 12 năm 8 tháng tù đày.

1987: Anh ra khỏi tù, rồi mãi 5 năm sau đó ngày 22 tháng 11 năm 1993, anh được định cư tại Mỹ qua chương trình H.O.36, và cư trú tại tiểu bang California.

VỀ HOẠT ĐỘNG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

Có thể nói: Cuộc đời của Đại Đức THÍCH PHỔ HÒA hay Huynh Trưởng HỒNG LIÊN Phan Cảnh Tuân đã gắn liền với bốn chữ : GIA ĐÌNH PHẬT TỬ.

Người là một trong những vị đã sáng lập phong trào Gia Đình Phật Hóa Phổ - tiền thân của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Quê Nhà, và đã góp phần không nhỏ trong việc kiện toàn và phát triển Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ nói riêng và Hải Ngoại nói chung trong gần hai thập kỷ qua.

Tại Quốc Nội - Huynh Trưởng Hồng Liên đã:
  • Trực tiếp cầm còi và cầm đoàn - điều hành sinh hoạt Gia Đình Phật Hóa Phổ Hướng Thiện - một trong ba Đơn Vị Gia Đình Phật Tử đầu tiên tại thành phố Huế.
  • Huấn Luyện Viên Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng A Dục lần đầu tiên năm 1948,
  • Trại phó Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Kim Cang, tổ chức tại Huế năm 1951, quy tụ các Huynh Trưởng Tiền Bối từ các miền Trung Nam Bắc cùng về học hỏi, kéo dài cả tuần lễ. Phải nói rằng đây là Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng đầu tiên quan trọng và quy mô nhất kể từ ngày có Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
  • Huấn Luyện Viên các Khóa Huấn Luyện Đội, Chúng Trưởng và Đoàn Trưởng, được tổ chức từ Nha Trang ra Đà Nẵng, lên Đà Lạt v.v…
  • Ban Viên Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Hóa Phổ, Trung Phần thuộc Hội Phật giáo Trung phần thời bấy giờ.
  • Mặc dù trong quân ngũ, Thầy vẫn tranh thủ hằng tuần sinh hoạt tại GĐPT Chánh Đạo, Sài Gòn, thuộc Miền Vinh Nghiêm, với vai trò Đoàn Trưởng Đoàn Thiếu Nam.
  • Thành Viên Ban Hướng Dẫn Trung Ương Nam Việt, tổ chức các Trại Huấn Luyện tại Miền Tây Nam Phần.

Tại Hoa Kỳ - Cuối tháng 11 năm 1993, Huynh Trưởng HỒNG LIÊN Phan Cảnh Tuân được định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O 36; và, sau đó, anh đã lần lượt được thỉnh mời trong các vài trò :
  • Sinh hoạt tại GĐPT Chánh Pháp, tại Miền Nam California, thuộc Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Quảng Đức trong những ngày đầu định cư tại Hoa Kỳ.
  • Huấn luyện Viên các Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Sơ Cấp Lộc Uyển và Cấp I A Dục do các Ban Hướng Dẫn Miền tổ chức.
  • Huấn Luyện Viên Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp II Huyền Trang được tổ chức trong các năm 1995 tại Oklaho và năm 2003 tại Miền Bắc California.
  • Chủ Tịch Hội Đồng Chỉ Đạo & Giám Sát, Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ.
  • Sau khi Thọ Đại Giới, Sư Huynh HỒNG LIÊN, tức Đại Đức Thích Phổ Hòa, được Ban Hướng Dẫn Trung Ương, Gia Đình Phât Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ cung thỉnh về thường trụ và điều hành sinh hoạt tại Trung Tâm Huấn Luyện và Tu Học Thích Quảng Đức, Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, tọa lạc tại thành phố San Bernadino, California - với vai trò Trung Tâm Trưởng, kể từ tháng 01 năm 2001.
  • Thành Viên của Hội Đồng Cố Vấn Giáo Hạnh Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, từ năm 2004 cho đến nay.
  • Ngoài ra, Đại Đức THÍCH PHỔ HÒA còn là Trưởng Ban Bảo Trợ Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hải Ngoại.

VỀ HÀNH TRẠNG XUẤT GIA

Như bổn căn tu hành có sẵn, chí nguyện xuất trần ấp ủ từ nhiều kiếp, nên duyên thuận qua lần về thăm Trung Tâm Phật giáo Hayward thuộc miền Bắc California, được sự thương mến của Thượng Tọa viện chủ, và sự khuyến khích, liền sau đó tháng 9 năm 1996, phật tử Hồng Liên Phan Cảnh Tuân phát nguyện xuất gia, bái Thầy Từ Lực làm Bổn Sư, rồi sau một thời gian nhập Chúng tu tập, Thầy thọ Cụ Túc Giới Trong Đại Giới Đàn Quang Nghiêm năm 2000 tổ chức tại chùa Quang Nghiêm, Stockton, miền Bắc California, từ đó trở thành Tỳ kheo THÍCH PHỔ HÒA, mà tâm nguyện xuất trần lại chẳng quên nghiệp Áo Lam, nên trong lời phát nguyện ở lễ xuống tóc, tân Tỳ kheo Thích Phổ Hoà bộc bạch: “Hôm nay ngày 14 tháng 9 năm 1996, nhằm ngày 2 tháng tám Bính Tý là ngày trọng đại nhất trong đời con, ngày mà con hằng ước mơ, chờ đợi trong suốt mấy chục năm qua. Nay hội đủ duyên lành, con xin cúi đầu đảnh lễ đức Thế Tôn, cùng chư Phật, chư Bồ tát. Con cũng xin đảnh lễ Ôn, cùng quý bậc Trưởng Thượng, Tôn đức,kính thưa bà con và anh chị em, con xin được xuất gia, hiến dâng trọn vẹn quãng đời còn lại cho chí nguyện tu học, hành trì hòng thực hiện trọn vẹn ước mơ của con từ mấy chục năm nay là quyết tâm học đạo, để phục vụ tuổi trẻ qua hình thức sinh hoạt của GĐPT Việt Nam…”

Sau khi đảm nhận vai trò Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện & Tu Học Thích Quảng Đức, ngoài bổn phận của một người xuất gia, Tỳ kheo THÍCH PHỔ HÒA vẫn luôn gắn bó với mọi sinh hoạt cùng Lam viên khắp mọi nơi trên thế giới. Đối với tất cả lam viên, Tỳ kheo THÍCH PHỔ HÒA vừa là người Thầy, vừa là người Anh mẫu mực, nhưng bản tính rất bình dị và dễ gần gũi. Những ngày trở thành bậc tu sĩ của Thầy Thích Phổ Hòa như chính lời phát nguyện trong ngày lễ xuất gia trước đó, Thầy đã rũ bỏ mọi hỷ - nộ - ái - ố; thị phi - để SỐNG GẦN, SỐNG VỚI và SỐNG CHO lẽ Đạo nhiệm mầu và cho Lý Tưởng thiêng liêng của tổ chức GĐPTVN.

Với một vai là Tu sĩ, một vai là Anh Trưởng Lớn như thế, nên trên hai đôi vai Thầy luôn gánh trọn cả một khối tình không chỉ với Pháp Lữ Sơn Môn, mà với cả mọi Huynh Đệ Lam Viên. Danh xưng SƯ HUYNH PHỔ HÒA vì vậy tự nhiên đã trở thành một cách gọi thương mến vô vàn mà anh chị em Áo Lam đã trân trọng dành cho Thầy.

Và cũng vì lẽ đó hôm nay, sự vắng bóng của Tỳ Kheo THÍCH PHỔ HÒA, là một niềm mất mát lớn không chỉ riêng đối với mối Đạo, mà trong Gia đình Lam, là một khoảng trống vô biên, khó lấy gì bù đắp được!

86 tuổi đời, công danh sự nghiệp, gia môn đã thành tựu viên mãn, phật tử HỒNG LIÊN PHAN CẢNH TUÂN ắt đã nếm đủ dâu biểu cuộc đời trải theo vận nước vận đạo thăng trầm, thấu lẽ nhân sinh tương quan để sống hài hòa với mọi người chung quanh. Công danh rực rỡ không làm Phật tử Hồng Liên mê say chìm đắm; tù tội không làm Phật tử Hồng Liên ôm giữ oán cừu. Phải chăng đó là hiện thân của BI-TRÍ-DŨNG!



Rồi 15 năm sống trong ngôi nhà Pháp, bên cạnh Chúng Tăng lục hòa, Tỳ Kheo THÍCH PHỔ HÒA đã thể hiện nếp sống đạo tốt lành như nhất, bằng hạnh nguyện: "sáng đem vui cho người, chiều giúp người thoát khổ". Phải chăng, đó là hiện thân của HÒA-TIN-VUI!

Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát


PHÚC TRUNG - ANH ĐOÀN TRƯỞNG PHAN CẢNH TUÂN CỦA TÔI

Saturday, February 12, 2011
Mới đó mà đã 50 năm nhanh chóng trôi qua, nhìn lại, ôn lại chuyện nhớ, chuyện quên, nhưng hình ảnh những buổi họp Đoàn ở Đoàn quán Gia Đình Phật Tử Chánh Đạo tại chùa Xá Lợi, Sàigòn để học Phật Pháp với Đại Đức Cố vấn Thích Thiện Châu, trại Du ngoạn Đà Lạt để chư tôn đức họp bàn về việc thống nhất Gia Đình Phật Tử toàn quốc vào dịp lễ Giáng sinh năm 1960 tại chùa Linh Sơn ĐàLạt với Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Thích Thiện Hoa, Thích Thiện Châu, Thích Chính Tiến, Thích Quảng Long, quý Bác Bằng, Bác Hải cụ Đặng Như Lan của Hội Việt Nam Phật Giáo, hình ảnh Đoàn Trưởng Phan Cảnh Tuân vẫn ở trong tôi.

Trưởng Phan Cảnh Tuân đứng giữ Nam và Nữ Huynh trưởng

Năm 1960, gia nhập Đoàn Huynh Trưởng A Dục tại Thủ Đô Sàigòn, tôi mới được biết Trưởng Tuân, dáng người cao ráo, nói to, luôn luôn tươi cười. Trưởng sinh hoạt với chúng tôi một thời gian, chừng như đến năm 1961, bị tái ngũ vào Sư Đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho.

Đoàn Trưởng Phan Cảnh Tuân, Đoàn Phó Nguyễn Hữu Huỳnh

Cũng trong năm 1960, Trưởng Phan Cảnh Tuân được Ban Hướng Dẫn GĐPT thuộc Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam mời làm giảng viên Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Tuệ Tạng, tại Trường Trung học tư thục Vạn Hạnh, lúc này tôi đã là Huynh Trưởng Cấp Tập, sinh hoạt ở GĐPT Minh Tâm, nên không có tham dự. Về sau, năm 1993, Trưởng Ngô Mạnh Thu và Tuệ Linh mở khóa Tu Học A Nô Ma cho Huynh Trưởng GĐPT Miền Vĩnh Nghiêm tại Tổ Đình Vĩnh Nghiêm, lúc này tôi đã đi định cư ở Mỹ nên cũng không có tham dự. Tôi muốn nhắc lại, để nhớ tới Trưởng Phan Cảnh Tuân gắn bó với GĐPT miền Vĩnh Nghiêm.

Khi anh Cao Chánh Hựu được trở về từ trại cải tạo miền Bắc, anh gửi thư mời tập họp anh em lại vào dịp Tết để làm lễ Phật ở chùa Già Lam, nơi Hòa Thượng Thích Trí Thủ trụ trì, anh tổ chức được đôi năm thì ngưng, Trưởng Phan Cảnh Tuân lại tiếp tục gửi thơ mời anh em tập họp vào dịp đầu năm, làm lễ tại chùa Vạn Phước, có lần vừa làm lễ vía Đức Di Lặc lại vừa được viếng Ôn Linh Mụ (Hòa Thượng Thích Đôn Hậu). Đó là những năm Gia Đình Phật Tử sinh hoạt khó khăn.

Năm 1995, tôi lần đầu sang Cali thăm anh chị Quảng Khoái Trần Ngọc Lạc, anh Lạc và chị Hồng Loan đưa tôi đi thăm Trưởng Phan Cảnh Tuân, đã định cư tại Mỹ đang ở nhà nhà Gia trưởng Nguyễn Văn Nở, khỏi phải nói cảnh tay bắt mặt mừng.

Phúc Trung, Quảng Khoái, Hồng Liên, chị Nguyễn Văn Nở, Diệu Quỳnh, Minh Đức

Sau đó, Trưởng bắt tay vào việc thực hiện quyển Gia Đình Phật Tử Việt Nam 50 Năm Xây Dựng, tôi đóng góp bài vở, hình ảnh và chút ít tài chánh. Quyển sách ấy là nền tảng, là nhân tố cho những tập Kỷ yếu GĐPT về sau này.

Rồi được tin Trưởng thí phát, tu tập với Đại Đức Từ Lực, vài năm sau lại nghe tin Đại Đức Thích Phổ Hòa trụ trì Trung Tâm Quảng Đức, một trung tâm tu học cho thanh niên do Gia Đình Phật Tử tạo dựng tại thành phố San Bernardino, California.

Thượng Tọa Từ Lực chủ lễ Hòa Thượng Mãn Giác chứng minh
Lễ quy y thí phát của Trưởng Hồng Liên

Sau đó, mỗi lần sang Nam Cali, Trưởng Tuệ Linh chịu khó đưa tôi đi viếng Trung Tâm và thăm Đại Đức, lần đầu tiên Đại Đức đưa quyển sổ lưu niệm ra, bảo tôi ghi vài dòng cảm nghĩ, mấy năm sau Đại Đức cũng đưa quyển sổ khác bảo ghi, tôi cũng “y giáo phụng hành”.

Năm 2009, đến thăm khi Đại Đức từ phòng săn sóc đặc biệt, bệnh viện vừa mới cho ra phòng ngoài, Đại Đức gặp chúng tôi vẫn tự tại, nói để vui cười.

Mấy hôm trước, bên nhà có thư của con gái Trưởng Nguyễn Hữu Huỳnh gửi sang cho Tuệ Linh, chúc Tết anh em, Trưởng Tuệ Linh nhờ tôi hỏi xem trong ảnh ai với ai. Tôi phải viết thư hỏi Nguyễn Hữu Hồng Đức, con trai trưởng của Trưởng Huỳnh cố Đoàn Phó Đoàn Huynh Trưởng A Dục, tôi có viết thư cho Đức ngày 9-2-2011:
Khi nào em xuống Nam Cali, cho anh hay, anh giới thiệu em với anh Tuệ Linh, gặp nhau có thể đi thăm Bác Phan Cảnh Tuân nay là Đại Đức Thích Phổ Hòa, ông yếu lắm rồi, thân chủ thân quen của bệnh viện, nên ở lại ngày nào vui ngày đó, không thèm ở nữa thì sẽ về với Phật, gặp lại Ba em. Nên có dịp đi thăm Bác càng sớm càng tốt.

Nay được tin từ anh Tuệ Linh, do Trưởng Phúc Thiện Ngũ Duy Thành chuyển ra, Đại Đức Thích Phổ Hòa đã xã bỏ báo thân lúc 20giờ 05 phút đêm 11-2-1011, tại Nursing Home HIGHLAND PALMS HEALTHCARE CENTER, in San Bernardino, California. Tôi cảm xúc nên viết đôi dòng tưởng niệm Đại Đức, tưởng niệm anh Đoàn Trưởng Hồng Liên Phan Cảnh Tuân của tôi, từng là Thầy giáo, sĩ quan trung cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Huynh Trưởng, Tu sĩ Phật Giáo. Nghĩ tới Đại Đức nghĩ tới phận mình, ghi lại đôi dòng:
Thầy đã an nhiên về cõi Phật
Trò còn vướng bận tới trần ai.

Nguyện Đức Từ Phụ A Di Đà tiếp độ giác linh Đại Đức Thích Phổ Hòa cao đăng Phật Quốc.

Louisville, 12-2-2011
Phúc Trung Huỳnh Ái Tông

Làng Xuân Tùy - Xã Quảng Phú - Huyện Quảng Điền

Làng Xuân Tùy - Xã Quảng Phú - Huyện Quảng Điền - Thừa Thiên Huế


 

Phong cảnh đình làng Xuân Tùy
IMG_0286
Bình phong đình
Bên trong đình , bàn thờ chính diện
Bàn thờ bên trái
Bàn thờ bên phải
Cổng chùa làng Xuân Tùy
Quan âm
Chùa
Bình phong nhà thờ họ Phạm Bá
Nhà thờ
Am co nhà thờ
Quà tặng từ Quảng Nam
Nhìn trên trong nhà thờ xuống
Bình phong nhà Từ đường phái I họ Phạm
Am co nhà từ đường
Nhà từ đường
Bàn thờ giữa
Bàn thờ bên trái
Bàn thờ bên phải


Khám phá cuộc sống thường nhật của vùng quê sông nước Quảng Điền

(HueS) – Nằm trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng lễ hội sóng nước Tam Giang, triển lãm ảnh “Quảng Điền ngày mới” đã đưa người xem đến với cuộc sống thường nhật của con người vùng quê sông nước.
Các tác phẩm là những bức ảnh của nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng với chủ đề về phong cảnh sông nước Tam Giang, làng quê Quảng Điền hay cuộc sống sinh hoạt, mưu sinh của người dân. Gần 60 bức ảnh được trưng bày ngoài trời dọc theo con đường vào sân khấu chính đã tạo nên một không gian nghệ thuật cho du khách thưởng ngoạn.
Hãy cùng HueS thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật qua ống kính tinh tế của các nghệ sĩ:
Khám phá cuộc sống thường nhật của vùng quê sông nước Quảng Điền
Tượng đài Nguyễn Chí Thanh – Trương Vững
Khám phá cuộc sống thường nhật của vùng quê sông nước Quảng Điền
Làng hoa – Tôn Nữ Hà
Khám phá cuộc sống thường nhật của vùng quê sông nước Quảng Điền
Vật võ – Nguyễn Phúc Xuân Lê
Khám phá cuộc sống thường nhật của vùng quê sông nước Quảng Điền
Sông nước Quảng Thọ – Phạm Bá Thịnh
Khám phá cuộc sống thường nhật của vùng quê sông nước Quảng Điền
Chăm sóc ruộng mía – Nguyễn Hữu Hài
Khám phá cuộc sống thường nhật của vùng quê sông nước Quảng Điền
Ngày hội đầu xuân – Nguyễn Đăng Hạnh
Khám phá cuộc sống thường nhật của vùng quê sông nước Quảng Điền
Trổ tài đầu Xuân – Nguyễn Văn Thanh
Khám phá cuộc sống thường nhật của vùng quê sông nước Quảng Điền
Nơm cá – Hoàng Xuân Trí
Khám phá cuộc sống thường nhật của vùng quê sông nước Quảng Điền
Xuân tùy vào vụ mới – Phạm Bá Thịnh
Khám phá cuộc sống thường nhật của vùng quê sông nước Quảng Điền
Trên dòng sông Bồ – Đồng Minh Đống
Khám phá cuộc sống thường nhật của vùng quê sông nước Quảng Điền
Đu Tiên – Nguyễn Văn Thanh
Khám phá cuộc sống thường nhật của vùng quê sông nước Quảng Điền
Rau sạch Quảng Thành – Ngô Thanh Minh
Khám phá cuộc sống thường nhật của vùng quê sông nước Quảng Điền
Trên phá Tam Giang – Trần Thị Ngọc Tuyền
An Vi – Ngọc Quỳnh







Không có nhận xét nào: