Trang Chủ, Dấu Chân lãng tử,

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

KÝ ỨC MÙA PHẬT ĐẢN


KÝ ỨC MÙA PHẬT ĐẢN

HOÀNG THIÊN LÃNG TỬ



ẢNH MẤY CHỊ EM  HOÀNG THIÊN LÃNG TỬ NĂM 1972

ẢNH HOÀNG THIÊN LÃNG TỬ NĂM 8 TUỔI

Tôi đi chùa từ rất nhỏ, vì ba mẹ là tín đồ Phật tử thuận thành.
Pháp danh được đặt từ khi tôi còn trong bụng mẹ: TÂM HOÀNG. Quy y với Ngài Thuyền Tôn.
Năm 1972 là thời điểm tôi nhớ được từ khi biết đi chùa, năm đó tôi 8 tuổi.
Ngôi chùa là địa vị linh thiêng đối với người dân Việt, từ Bắc chí Nam. Chùa là không gian văn hóa thuần túy, gắn chặt với sinh hoạt cộng đồng người Việt. Tôi có số phận gắn chặt với sinh hoạt chùa chiền từ bé mãi cho đến hôm nay. Tôi vui với định mệnh đó.
Không gian tâm linh là một vấn đề quan trọng và then chốt, tác động rất lớn tới con người cá thể. Từ khi còn trong bụng mẹ, hài nhi đã nhận hưởng tác động lành mạnh đó.
Huế tuy nhỏ bé so với các thành phố khác, nhưng chứa đựng một không gian tâm linh rộng và đẹp, nên người Huế trọng đạo lý và có chiều sâu tâm thức.
Ngôi chùa đầu tiên Mẹ dẫn đến là chùa Từ Đàm. Chùa diễn ra nhiều sự kiện lịch sử nên nỗi tiếng ở cố đô Huế. Những lễ nghi quan trọng hằng năm đều được tổ chức tại ngôi chùa nhỏ này, vì vậy chùa Từ Đàm trở thành điểm quan yếu và là nơi đoàn tụ của Tăng tín đồ.
Hồi đó trong tôi chẳng biết Từ Đàm là nơi chốn nào. Cứ theo mẹ lẻo đẻo, được mẹ đánh thức dậy từ 4 giờ sáng, lên đèn cúng hương lễ Phật tại nhà, sau đó điểm tâm và ăn mặc chỉnh tề để chuẩn bị đi chùa.
Cách ăn mặc của người Huế rất bài bản và chỉnh chu nhất là vào dịp đi lễ chùa, họ sợ vào chốn trang nghiêm Phật Thánh quở trách. Thường thì mặc áo tràng màu khói hương tức lam nhạt (kiểu áo dài rộng tứ thân chỉ dành riêng để đi lễ chùa). Các “ôn và mệ” (cách gọi cụ ông và cụ bà của người Huế) có thể ăn mặc theo truyền thống: cụ ông mặc áo đen, đầu đội khăn đóng (khăn quấn) tay cắp dù đen (tức ô), cụ bà mặc áo dài lụa tứ thân, hoặc bằng gấm, nhung, ... nhưng phải chọn màu trang nhã không được lòe loẹt, đầu phủ khăn ren hoặc che quạt xếp. Riêng các em nhỏ thì mặc đồng phục quần xanh áo trắng, nếu có đi sinh hoạt Gia Đình Phật Tử các chùa hoặc các khuôn hội thì ăn mặc theo đoàn phục riêng (quy định của GĐPT), đôi khi mang cả huy hiệu đoàn.
Ngày xưa, các vua chúa, hoàng thân, quốc thích đi chùa nhiều nên tạo cho chùa Huế một vẻ trang nghiêm, nề nếp cổ kính. Nhất là các ngôi chùa có các vị cao tăng, thạc đức trú ngụ, hành đạo.

Nhà tôi thuộc vùng Dương Xuân, cách chùa Từ Đàm chừng bốn cây số. Mẹ cho ngồi xích lô, đến cầu Nam Giao phải đi bộ vì lượng người đi lễ đã dày đặc. Tính tôi vốn rụt rè, nhìn đoàn người các ngã đỗ về lúc trời chưa sáng hẳn, thấy choáng ngợp, họ đi có thứ lớp, nghiêm nghị trông như một đoàn dân quân với nhiều sắc màu lũ lượt, có đoàn còn cầm cả ánh đuốc rực sáng soi đường.

Cung cách tổ chức Phật Đản ở Huế khá đặc biệt, các nhà lãnh đạo Phật giáo có nhiều kinh nghiệm, quá giỏi về bản lĩnh đạo diễn chương trình, nghi tiết giản tiện hợp lý, hấp dẫn, nghiêm trang. Chương trình hành lễ mang nhiều yếu tố đặc sắc: có truyền thống lâu năm, trang trí thiết kế lễ đài hoành tráng, mỹ thuật, chuẩn mực và rất bài bản. Cọng thêm sự quy tụ nhiều bậc Cao tăng, Thạc đức  và nhiều nhân vật quan yếu khác trong thượng tầng lãnh đạo Phật giáo đều có mặt nên năng lượng và uy uy đức của buổi lễ rất lớn, tác động đến tâm thức của đại đa số quần chúng Phật tử nên thu hút được các vùng miền trong tỉnh đến tham dự đầy đủ. Các vùng sâu vùng xa như: Nam Đông, A Lưới phải về trước một ngày. Các vùng gần biển như Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, ... thì phải thức dậy từ nửa đêm. Hồi xưa không có phương tiện đầy đủ, phải dùng đò (thuyền) di chuyển, hoặc phải đi bộ thắp đuốc soi đường mà đi. Đủ biết tín tâm mạnh mẽ của tín đồ đất Thừa Thiên.

Hệ thống chùa chiền ở Huế được Tỉnh Hội (thuộc GHPGVNTN) điều hành quản lý thời đó rất chặc chẽ, được hình thành từ thời “Chấn Hưng Phật Giáo” (từ sau 1930). Ngoài Ban Đại Diện quận, huyện còn có cả hệ thống quản lý vùng miền, xã thôn, ấp xóm. Nhất là chú trọng tới sinh hoạt Phật pháp của tầng lớp cư sĩ Phật tử. Ở Huế nói riêng và khu vực miền Trung nói chung đều có hệ thống Khuôn Hội, Niệm Phật Đường, Tịnh nghiệp Đạo tràng, ... do cư sĩ Phật tử thành lập, xây dựng, quản lý được Tăng già chứng minh, hộ trì và nâng đỡ. Nhờ hệ thống này nên các thông tin lễ hội và sinh hoạt giáo hội được chỉ đạo sinh động, tức thời và hiệu quả. Sinh hoạt Phật pháp được mở rộng cùng khắp và nề nếp nghiêm mật, sách tấn nhau, nâng đỡ nhau. Hàng cư sĩ Phật tử ở miền Trung học hỏi giáo lý Phật pháp qua các bậc Giáo thọ, Sư trưởng là Tăng Ni rất kỷ, hành trì vững vàng, hiệu quả và nhất là tổ chức GĐPT các địa phương, các thôn làng, ấp xóm, ... hoạt động mạnh mẽ, hấp dẫn, đi sâu vào quần chúng, nhất là thành phần thanh thiếu niên, đã tạo nên cho Huế một không gian tâm linh rộng, đều và linh nghiệm.

Mùa Phật Đản là khoảng thời gian háo hức, rực rỡ nhất của Phật giáo Huế, kéo dài từ đầu tháng tư âm lịch cho đến hết ngày rằm tháng này. Có nơi còn chuẩn bị trước đó vài tuần lễ.

Lồng Đèn Phật Đản và Lễ Đài:

Tới mùa Phật Đản, các bạn đi khắp cùng ngõ hẽm ở Huế đâu đâu cũng thấy làm lồng đèn để trang trí chào mừng Đức Phật Đản Sanh, đã trở thành truyền thống Phật giáo Huế.
Lồng đèn được chế biến và sáng tạo rất nhiều chủng loại khác nhau: hoa sen, chữ vạn, hoa mai, bánh ú (hình thoi), ngôi sao, ... cầu kỳ hơn là lồng đèn long, ly, quy, phụng, hoặc đèn kéo quân kể về sự tích đức Phật... Xóm xóm, nhà nhà đều tự làm, tự chế biến sản xuất, tự trang trí trước cửa nhà mình để cầu phúc lộc, trừ tà ma, quỹ mỵ. Có những nhà tuy không phải là tín đồ thuận thành cũng mở lò làm lồng đèn chuyên phục vụ cho mùa Phật Đản. Không khí háo hức và tưng bừng.
Ngoài các địa phương có chùa viện, tịnh xá, tịnh thất phải bài trí là điều hiển nhiên, các dãy phố xá, các xóm thôn, khu dân cư, đều thiết lập cổng chào, trang trí lồng đèn, cờ và làm lễ đài.
Có nơi thiết lập đơn giản, có nơi làm hoành tráng, cọng theo là khóa lễ cầu nguyện hoặc chương trình văn nghệ cúng dường.

Bánh Lễ và Thức Ăn Chay:

Ngoài việc trang trí hình thức nhân mùa Phật Đản, người Huế thiết thực hơn, họ chuẩn bị bánh lễ và thức ăn chay phục vụ Đại lễ. Hầu như khu vực dân cư nào cũng có nhà sản xuất quà bánh các loại. Bánh lễ thường làm bằng đậu xanh, bột bình tinh hoặc bánh nếp. Người sản xuất làm khuôn đúc thành tháp bánh, bánh hình tròn, hình hoa sen, ... to nhỏ tùy theo yêu cầu khách hàng, tôi vẫn thích loại bánh in của Huế được gói giấy kính trong, nhiều màu rất đẹp, được làm tỉ mỹ đúc bằng khuôn đồng hình chữ vạn hoặc chữ thọ bàng bột bình tinh, có nhân đậu xanh và mè (hạt vừng). Khi ăn, bánh tan dần theo nước bọt có mùi vị thơm ngon đặc biệt. Và món chè đậu xanh đánh dân dã, quánh đặc được bắt thành bánh hoặc múc sẵn vào chén nhỏ (bát nhỏ), mùi vị thơm ngon đặc biệt. 
Khi chưng các loại bánh lên bàn thờ trông rất riêng của bánh lễ Huế, trang nghiêm và mỹ cảm.

Thức ăn chay cũng đa dạng và nhiều món đặc sản của riêng Huế. Các loại bánh được làm từ bột sắn, bột gạo, bột bắp (ngô), bột nếp như: bánh lọc, bánh ú, bánh đúc, bánh bèo, bánh nậm, bánh ướt, bánh ít, bánh trôi, ... thức ăn đặc sản chay thì gồm: mít trộn, vả trộn, gỏi ngó sen, gỏi rau má, gỏi rau muốn, mít kho, canh khổ qua, canh củ sen, bún bò chay, phở chay, bánh canh chay, cơm lá sen, cơm chiên thập cẩm, cơm hến chay... món chao, món bùi, cũng đặc biệt thơm ngon chỉ có ở Huế.
Thức ăn chay xứ Huế, ngoài việc phục vụ ẩm thực bình dân, các dì vải ở chùa còn chú trọng tới việc quân bình âm dương, tạo chất liệu thanh tịnh, thuận tiện cho việc trai giới, hành thiền, tu đạo cho các giới tu tập.

Điều đặc biệt thú vị là vào các ngày mồng một, ngày rằm của tháng, các quán ăn tự động thay đổi, chế biến món chay để phục vụ. Người dân Huế ăn chay nhất loạt trong dịp này. Bán đồ ăn mặn sẽ bị ế ẩm và thất đức, thất lộc.
Vào ngày Rằm tháng Tư âm lịch các quán chay mở ra rầm rộ nhất. Dọc các đường phố gần chùa Từ Đàm và quanh khu vực, các quán chay mọc như nấm để phục vụ các đoàn khách tham dự lễ. Khu phố chính bờ Bắc sông Hương: Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Gia Hội, ... và khu Thành Nội cũng nhiều quán chay nhiều như thế. Truyền thống ăn chay của người Huế xuất phát từ ý thức hành thiện chứ không phải theo trào lưu, phong trào. Đây là nét đặc sắc hiếm có của mùa Phật Đản tại xứ Huế.

Ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác để chào mừng Phật Đản: Xe Hoa, Thuyền Hoa, Thả Đèn Hoa, ... cũng hết sức hoành tráng.

Đêm mười bốn và đêm rằm Phật Đản, khắp các ngã đường phố Huế và sông Hương lung linh sắc màu huyền diệu, đèn hoa rực rỡ, đánh thức con người trở về với ánh sáng nhiệm mầu của đức Phật, ánh sáng của lòng từ bi bao la và trí tuệ siêu việt giúp con người nhận rõ ra mình và mở ra con đường cho chính mình đi đến sự nghiệp: xây dựng đời sống an lạc và hạnh phúc chân chính.


LỄ ĐÀI PHẬT ĐẢN CHÙA TỪ ĐÀM:

Lễ đài chùa Từ Đàm là lễ đài hoành tráng nhất thành phố Huế vào mùa Phật Đản. Vào năm đó tôi nhớ mang máng có đôi rồng uốn lượn đỡ tòa sen, được làm bằng chất liệu vỏ cây và lá cây rất sinh động. Tượng Phật Sơ Sinh của chùa Từ Đàm rất hảo tướng đặc biệt, xung quanh ngài hào quang được kết tròn bằng vải phi bóng lộn màu vàng. Phía trước là bộ lư hương ngũ sự (năm thứ: lư hương, đôi đèn và cặp hạc chầu) được kết bằng các loại hoa quả, đây là loại hình nghệ thuật đặc sắc và kỳ công của Huế. Sau đó, một lần nữa tôi thấy mà mê mẫn vào dịp Lễ tang Ôn Tăng Thống Thích Tịnh Khiết do Khuôn hội Bửu Hương cúng dường. Sau này tôi ít thấy chưng bày loại hình nghệ thuật này. Hai bên lễ đài là lịch sử Đức Phật từ Sơ Sinh đến Niết Bàn cũng làm bằng chất liệu yếm dừa rất mỹ thuật và kỳ công.

Buổi lễ diễn ra thật trang nghiêm và lạ lẫm, tôi như lạc vào cõi trời nào, thấy cảnh chùa, cảnh Phật, hình ảnh các thầy, các sư cô và tín đồ Phật tử đông nghẹt và im phăng phắt tôi chột dạ không dám nói cười, cứ nín im thin thít và quan sát. Một cảm giác linh thiêng kỳ diệu thấm vào lòng con trẻ thật ấn tượng và cảm giác đó theo tôi mãi sau này.
Sau buổi lễ mẹ dẫn đi ăn quà bánh và ăn cơm chay sau chùa, có lẽ đó là một trong những bữa ăn chay linh thiêng và ngon nhất tôi được thưởng thức.

Một hai năm sau đó, tôi lại được dịp Mẹ dẫn đi chùa dự lễ giỗ tổ tại chùa Báo Quốc, ngôi chùa thứ hai của ký ức tuổi thơ tôi, cũng ấn tượng không kém.

HTLT





PHỤ LỤC:

Chùa Từ Đàm - Ngôi danh lam xứ Huế

Chùa tọa lạc ở số 01 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặt chùa hướng Đông Nam. Bên trái chùa, có chùa Linh Quang và đền thờ cụ Phan Bội Châu.

Thiền thất được ngài Minh Hoằng - Tử Dung, vị Thiền sư Trung Hoa dựng vào cuối thế kỷ XVII (khoảng năm 1690) vào đời chúa Nguyễn Phúc Thái, tại  Hoàng Long Sơn, đặt tên là Ấn Tôn với ý nghĩa lấy sự truyền tâm làm tông chỉ. Năm 1703, chúa Nguyễn Phúc Chu sắc phong cho chùa là Sắc tứ Ấn Tôn Tự. Đến năm 1841, vua Thiệu Trị sắc chỉ đổi tên “Từ Đàm Tự” tức đám mây lành, tượng trưng cho đức Phật, cho ngôi chùa Việt Nam.
Năm 1699, ngài Liễu Quán đã đến cầu học tham thiền với Thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung. Ngài đã trình kệ "Dục Phật" (tắm Phật) được Tổ ấn khả, truyền tâm ấn trong kỳ an cư kiết hạ năm Nhâm Thìn (1712).
Từ một ngôi chùa cổ kính của Thiền phái Lâm Tế, chùa Từ Đàm được xây dựng làm chùa Hội quán Tỉnh hội Phật giáo. Từ những năm 1920, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam được phát triển ở cả ba miền. Tại Huế, An Nam Phật học hội thành lập vào năm 1932 do các vị cao tăng thạc đức, cư sĩ  lãnh đạo như các ngài Giác Tiên, Giác Nhiên, Tịnh Hạnh, Tịnh Khiết, bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, cụ Nguyễn Khoa Tân, cụ Nguyễn Đình Hòa … Năm 1936, chư sơn môn đồng thuận giao chùa cho Hội để làm nơi thờ phụng và làm trụ sở của Hội. Ngày 18-12-1938, Tỉnh hội Phật học Thừa Thiên đã xây chùa Hội quán trên nền cũ chùa Từ Đàm, giảng đường, nhà tăng và một số căn nhà làm việc của Tỉnh hội.
Ngôi chùa cũ có nhà tiền đường, mái ngói, ba gian, rộng 7,4m, dài 18m. Gian trong cùng thờ tượng đức Phật Thích Ca ngự trên tòa sen, tay bắt ấn Tam muội. Tượng bằng đồng, cao khoảng 1,30m, do hai ông Nguyễn Khoa Toàn và Nguyễn Hữu Tuân thực hiện năm 1940. Hai bên tượng treo hai tràng phan, một bên đề danh hiệu 7 đức Phật ở Ta Bà, một bên đề danh hiệu 7 đức Phật ở Tịnh Độ. Trên vòng cung trước bàn thờ treo tấm hoành sơn son thếp vàng giữa có ba chữ Hán “Ấn Tôn Tự”, phía trái có mấy chữ Thiên Vận Quý Mùi (1703) Sơ Xuân Cát Đán. Đối diện bức hoành trên là một bức hoành giữa đề bốn chữ “Huệ Nhật Trung Thiên”.
Cổng tam quan chùa được xây dựng năm 1965, phía trong là cội Bồ đề.
Cây Bồ đề này có nguồn từ  cây Bồ đề chính tại Ấn Độ, nơi đức Phật Thích Ca thành đạo quả vô thượng giác, đã được nhà sư  Mahinda (nguyên thái tử, con vua A Dục) đem giống sang trồng tại Srilanca (Tích Lan) khi qua truyền đạo tại đây vào thế kỷ III trước Tây Lịch. Trưởng lão Narada, người Tích Lan, lấy giống từ cây Bồ đề ở Tích Lan cùng bà Karpelès trong phái đoàn Phật giáo Campuchia tặng Hội Phật học Trung phần và trồng tại đây trong dịp sang thăm Huế năm 1939.
Năm 1951, chùa là nơi tổ chức Hội nghị 51 đại biểu của 6 tập đoàn Tăng già và Cư sĩ ở 3 miền thành lập Hội Phật giáo Việt Nam và phê chuẩn việc Hòa thượng Tố Liên thay mặt Hội Phật giáo Việt Nam ký tên gia nhập Hội Phật giáo thế giới. Bài hát nổi tiếng "Từ Đàm quê hương tôi" của Nguyên Thông đã có nói đến sự kiện quan trọng này : "Ôi ! anh linh bóng chùa Từ Đàm, nơi Bắc Nam nối nguồn Đạo Vàng ... Từ Đàm ơi !  "
Trong bài viết "Vai trò và vị trí chùa Từ Đàm đối với Phật giáo xứ Huế và miền Trung", Tỳ kheo Thích Hải Ấn cho biết từ năm 1940 ở Huế đã có Ban Đồng Ấu rồi có Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục của bác sĩ Lê Đình Thám lập ra, tụ hôi được nhiều phần tử trí thức tân học thời đó để dạy Phật pháp cho họ. Năm 1943, Gia đình Phật Hóa Phổ ra đời, đến năm 1951, đổi thành Gia đình Phật tử, đặt trụ sở tại chùa Từ Đàm và lan rộng tới cả miền Bắc và miền Nam.
Ngày 04-7-2006, chùa đã tổ chức tái thiết ngôi chánh điện với chiều dài 42m, chiều ngang 35,9m gồm hai phần, dưới là tầng hầm dùng làm hội trường, trên là ngôi chánh điện, kiến trúc theo mô hình trùng thiềm điệp ốc, ba gian hai chái, kiểu kiến trúc truyền thống của chùa Huế. Đại lễ An vị Phật đã được tổ chức trọng thể vào ngày 24-12-2007 (ngày rằm tháng 11 năm Đinh Hợi).
Chùa Từ Đàm ngày nay là một ngôi già lam tráng lệ. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa thờ tượng đức Phật Thích Ca, hai bên có phù điêu hai vị Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền. Chùa có nhiều hoành phi và câu đối. Xin trích 3 cặp đối do Tỳ kheo trụ trì Thích Hải Ấn ghi lại và dịch nghĩa :
1. Trước hiên chùa, cặp đối do bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám soạn :
            Phật chính biến tri, vô lượng thọ, vô lượng quang, vô lượng công đức.

            Học chân thật nghĩa, như thị văn, như thị tư, như thị tu trì.

                                                佛正遍知無量壽無量光無量功德

                         學真實義如是聞如是思如是修持

Nghĩa:

 Phật là bậc Chánh Biến tri, Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức.

 Học theo nghĩa chân thật, nghe như vậy, tư như vậy, tu trì như vậy.


2. Trước hiên chùa, cặp đối do cụ Phan Bội Châu tặng :
Bát-nhã bổn vô ngôn, ly tứ cú, tuyệt bách phi, ứng hóa tùy duyên thuyết vô lượng vô biên diệu pháp;
Bồ-đề tiên hữu nguyện, chứng tam minh, cụ ngũ nhãn, câu viên phước quả thành đại hùng đại lực từ tôn.
                             般若本無言¾£四句絕百非đ?化隨緣說無量無邊妙法
                             ì??有願證š?O明具?眼俱圓福??
Nghĩa: Bát-nhã vốn không lời, rời bốn vế, trừ trăm không, ứng hóa tùy duyên, giảng diệu pháp vô lượng, vô biên;
Bồ-đề cần có nguyện, chứng tam minh, đủ năm mắt, tựu thành quả phúc, thành từ tôn đại hùng, đại lực.   
    

3. Trong điện Phật, cặp đối của cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu soạn :

           

           Bát-nhã bổn vô ngôn, ly tứ cú, tuyệt bách phi, ứng hóa tùy duyên thuyết vô lượng vô biên diệu pháp;

Bồ-đề tiên hữu nguyện, chứng tam minh, cụ ngũ nhãn, câu viên phước quả thành đại hùng đại lực từ tôn.
般若本無言¾£四句絕百非đ?化隨緣說無量無邊妙法
ì??有願證š?O明具?眼俱圓福??
Nghĩa:

Bát-nhã vốn không lời, rời bốn vế, trừ trăm không, ứng hóa tùy duyên, giảng diệu pháp vô lượng, vô biên;
Bồ-đề cần có nguyện, chứng tam minh, đủ năm mắt, tựu thành quả phúc, thành từ tôn đại hùng, đại lực.       
 Chùa hiện đặt Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế.  Những ngày đại lễ của Phật giáo hằng năm như kỷ niệm ngày Phật đản, lễ Vu Lan, lễ Phật Thành đạo ... và nhiều hoạt động Phật sự khác ở Huế đều được tổ chức trọng thể tại chùa.
Nhân ngày vía đức Thích Ca xuất gia 08-02 Mậu Tý (2008), Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã tổ chức Giới đàn Từ Đàm do Hòa thượng Thích Đức Phương làm Đàn đầu Hòa thượng truyền trao giới pháp cho giới tử xuất gia : Sa di (112 giới tử), Sa di ni (65 giới tử), Thức xoa (77 giới tử); giới tử tại gia có 620 giới tử Thập thiện và 70 giới tử thọ Bồ tát giới.
Báo Giác Ngộ online và nhiều website thường xuyên thông tin những hoat động ở chùa như : Ngày 29-5-2007, gần 200 Tăng Ni của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế và đoàn sinh gia đình Phật tử Huế đã tham gia hiến máu nhân đạo; từ ngày 01 đến ngày 07-3-2008, lần đầu tiên, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh và tạp chí Văn hóa Phật giáo phối hợp tổ chức Tuần Văn hóa Phật giáo với nhiều hoạt động văn hóa và sinh hoạt trao đổi tri thức diễn ra liên tục trong một tuần lễ tại chùa v.v...
Chùa thường xuyên đón tiếp chư vị Tôn đức lãnh đạo Phật giáo các nước, chư vị học giả, trí thức và nhiều đoàn du khách, Phật tử trong nước, nước ngoài đến thăm, lễ Phật.
tudam-1.gif
Cổng tam quan
tudam-2.gif
Chùa Từ Đàm (xưa) trước khi xây mới
tudam-3.gif
Mặt tiền chùa Từ Đàm xưa
tudam-4.gif
              Điện Phật chùa Từ Đàm xưa    
tudam-5.gif
             Chùa Từ Đàm (xây dựng vào năm 2007)      
tudam-6.gif   
Mặt tiền chùa
tudam-7.gif
Điện Phật
tudam-8.gif
tudam-9.gif
Phù điêu Bồ tát Văn Thù
tudam-9.gif
Phù điêu Bồ tát Phổ Hiền
tudam-11.gif
Tổ đường
tudam-12.gif
 Đại hồng chung
tuadam-13.gif
 Trang trí nóc chùa
tudam-14.gif
 Lễ đài Phật đản
tudam-15.gif
Tượng bán thân cố bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
tudam-16.gif
 Ảnh cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu
tudam-17.gif
Cây Bồ đề  

Bài và ảnh: Võ Văn Tường




Khám phá nét độc đáo trong thói quen ăn chay của người Huế

Tục lệ ăn chay có từ bao giờ? Các món sẽ được nấu ra làm sao? Ăn như thế nào? Rất có thể bạn chưa biết hết đâu..

Ở Việt Nam, nhắc đến ăn chay không thể không nhắc tới Huế, nơi có nhiều món ăn chay nhất, thậm chí việc nấu đồ ăn chay ở Huế đã trở thành một nghệ thuật. Việc ăn chay đã thịnh hành từ thời Lý – Trần cho đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), Huế trở thành thủ phủ của Phật giáo, tục ăn chay cũng bắt đầu phổ biến ở Huế trong cả tầng lớp quý tộc lúc bấy giờ. Cho đến ngày nay, người Huế, từ bình dân đến quý tộc, đều có truyền thống ăn chay, cốt để cho tâm hồn thanh tịnh.

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kham pha net doc dao trong thoi quen an chay cua nguoi Hue 

Nếu như bạn có dịp ghé thăm Huế vào những dịp lễ, đến các ngôi chùa ở nơi đây, bạn sẽ được thưởng thức cỗ chay mà nhà chùa thường làm để đãi phật tử bốn phương. Mâm cỗ chay rất đơn giản chỉ gồm tương, muối, rau, dưa… đều là những sản vật do các vãi cùng những phật tử trồng ngay trong vườn chùa. Bữa cơm đạm bạc là thế nhưng lúc nào cũng thu hút rất nhiều người.

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kham pha net doc dao trong thoi quen an chay cua nguoi Hue 

Người Huế không chỉ ăn chay vào ngày rằm, ngày mồng một hay ngày lễ, họ ăn chay như một thói quen thường nhật. Dường như quanh năm, cơm chay đều thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của những gia đình người Huế. Họ định ngày ăn chay trong tháng gọi là trai kỳ; ăn chay hai ngày rằm, ngày ba mươi gọi là nhị trai; ăn chay bốn ngày gọi là tứ trai. Và cứ ngày mười bốn và cuối tháng âm lịch hay ngày Phật đản, phần lớn các quán bún bò của Huế đều đổi món bán bún chay. 

 Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kham pha net doc dao trong thoi quen an chay cua nguoi Hue 

Ở Huế, hầu hết các gia đình đều tự nấu những món chay cho bữa ăn. Bữa cơm chay thanh đạm cũng là cách mà người Huế bày tỏ sự quý mến và tấm chân thành với bạn bè. Đây là một nét văn hóa độc đáo mà có lẽ chỉ có riêng ở xứ Huế.  Bữa ăn ngày Tết cũng vậy, mâm cỗ ngày Tết ở Huế thường là mâm cỗ chay, cho đến ngày nay, tuy đã có nhiều thay đổi, nhưng món chay vẫn là những món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Huế.


Đến với Huế, bạn sẽ được thưởng thức từ cơm chay, bún chay… cho đến đùi gà chay, cá chay, giò chay… Củ, quả, đậu, dầu thực vật phút chốc đều biến thành những món ăn bắt mắt và hấp dẫn vô cùng. Đủ các món sơn hào hải vị từ nem công, chả phượng, giò lụa, thịt gà đến tôm hùm, cá rán nom đẹp mắt vô cùng nhưng đều được chế tác từ thực vật. Điểm đặc biệt là ngay khi thưởng thức, vẫn cứ ngỡ như là thịt cá thật. Đó chính là cái tài chế tác từ những bàn tay nội trợ điệu nghệ xứ Huế. Sự kết hợp hài hòa màu sắc của rau, đậu, hoa quả đã được xào nấu bằng dầu thực vật, xì dầu, hoặc những món rau sống, khế chua, dưa hành, nộm hoa chuối...v.v, rồi bày trí các món ăn trên bàn ăn sao cho đẹp mắt cũng rất được quan tâm. Các món ăn thường được bày ít, và xếp trên những chiếc đĩa nho nhỏ, khiến thực khách thưởng thức rồi mà vẫn có cảm giác thòm thèm muốn ăn thêm chút nữa. Món khai vị cho một bữa tiệc chay ở Huế thường là cà rốt, đu đủ được tỉa thật khéo để trang trí xung quanh những lát chả phù được làm từ lá phù chúc màu vàng mơ, xen lẫn là mì căn gói bánh tráng chiên giòn làm nem rán. Súp măng cua được nấu từ bắp non, nấm rơm, hạt sen… Và tất nhiên không thể thiếu cơm và xôi rồi.

Không chỉ vậy, bạn còn có thể được thưởng thức bánh bèo, bánh lọc, bánh ít… với nhân chay. Và một món ăn quen thuộc thường xuất hiện trong những bữa cơm chay của người Huế chính là món chao. Chao là món ăn có vị gần giống như một món mặn, được chế biến từ đậu nành, làm thành đậu khuôn, đậu khuôn ủ lên men thì thành chao. Chao có hương vị rất hấp dẫn và bảo quản được lâu ngày.

Đất Huế thơ mộng, lại mang nét văn hóa ăn chay độc đáo, thật dễ khiến lòng người nhớ mãi không nguôi…

Sắc màu Phật Đản trên đường phố ở Huế

Kích thước chữ: Decrease font Enlarge font
image
Lễ Thắp sáng 7 Hoa sen trên sông Hương vào tối mồng 8 tháng Tư, là một dấu hiệu Tuần lễ Phật Đản ở Huế bắt đầu.
Đây là điểm nhấn chính  trang hoàng cho sông Hương và thành phố Huế trở nên thiêng liêng và mầu nhiệm. Cùng với nghệ thuật sắp đặt các biểu tượng Phật giáo nhân mùa Phật Đản, trên đường phố các cụm trang hoàng bắt ngang qua những con đường, những dãy phố rợp bóng cờ đèn, qua những nhịp cầu cong xinh xắn lên Nam Giao về Bến Ngự; những ngã đường vui nhộn với gánh lồng đèn; bên những tàng cây bên vệ đường bày bán các loại lồng đèn màu thật thích mắt.
Mùa Phật Đản ở Huế chính thức đã về trên mọi nơi, lòng người phơi phới đón chào bằng những chiếc lồng đèn và cờ Phật giáo treo đầu ngõ, cổng chào ở các con hẻm nhỏ cũng đua nhau khoe sắc với sự tự giác của người dân trong xóm. Một số tư gia cũng tự nguyện làm các lễ đài thiết bày tôn tượng Đản sanh, tuy đơn sơ nhưng biểu lộ lòng thành kính hướng về ngày Phật Đản. Phải nói rằng Phật Đản là ngày vui tươi, ngày hòa bình của người con Phật nói riêng, cũng là ngày hạnh phúc an lành của cả nhân loại.
Đức Phật giáng trần mang lại cho mọi loài hạnh phúc đích thực, cho nhân loại con đường giải thoát khổ đau. Cho nên dù là Phật tử hay chưa phải là Phật tử, mọi người đều hướng về ngày Đản sinh của Ngài với lòng hân hoan và thành kính.
Hòa chung với không khí vui tươi của người dân trong thành phố Huế, phóng viên TTVHPG Liễu Quán cung cấp hình ảnh hân hoan này đến quí vị gần xa về Tuần Lễ Phật Đản ở Huế trên đường phố:
Pano "kính mừng Phật đản bên đường Lê Duẫn (trước Nghinh Lương Đình)
Pano "kính mừng Phật đản bên đường Lê Lợi (công viên Lê Lợi-Điện Biên Phủ)
Logo Phật đản Huế tại công viên An Hòa
Cờ Phật giáo và cờ Tổ quốc tung bay bên công viên An Hòa
Và hai bên cầu Nam Giao
Cầu Bến Ngự
Đường Sư Liễu Quán

 
Sông Hương
Một góc phố
Mang sắc màu Phật đản về nhà
M.N

Sông Hương lung linh với đêm hội hoa đăng

Vào lúc 19 giờ tối nay 5.5 (nhằm ngày 15.4 âm lịch), trên sông Hương (TP.Huế, Thừa Thiên-Huế), lễ hội hoa đăng mừng đại lễ Phật đản, phật lịch 2556 đã diễn ra lung linh và sâu lắng.

Lễ hội đã thu hút hàng vạn phật tử, công chúng và du khách đến xem và cùng cầu nguyện cho Tổ quốc vinh quang, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.
Lễ hội kéo dài 60 phút với phần nghi lễ cầu nguyện trang nghiêm tại bến Nghinh Lương Đình hướng ra sông Hương.
Ngay sau phần nghi lễ là chương trình nghệ thuật sâu lắng với các tiết mục ca múa nhạc mang đậm âm sắc Phật giáo.
Kết thúc chương trình nghệ thuật, 15.000 hoa đăng mang theo thông điệp hòa bình, an lạc đã được thả xuống sông Hương. Phía bờ nam, 51 thuyền hoa được trang hoàng lộng lẫy cùng với 700 đèn lồng được kết trên 14 khóm tre phía bờ bắc đã thắp sáng cả một khúc sông trước Kinh thành Huế.
Lễ hội hoa đăng trên sông Hương cũng là sự kiện cuối cùng khép lại Tuần văn hóa Phật đản Huế với nhiều sự kiện văn hóa - nghệ thuật và lễ hội mang màu sắc tâm linh của Phật giáo Huế.
Sông Hương lung linh với đêm hội hoa đăng
Lửa thiêng tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ được lấy từ lễ đài chính tại chùa Từ Đàm - Ảnh: Tuyết Khoa

Sông Hương lung linh với đêm hội hoa đăng

Chư tăng rước ánh sáng lên xe hoa - Ảnh: Tuyết Khoa
Sông Hương lung linh với đêm hội hoa đăng

Xe hoa rước ánh sáng diễu qua các đường phố để đưa đến đài đăng tại Nghinh Lương Đình - Ảnh Tuyết Khoa
Sông Hương lung linh với đêm hội hoa đăng

Chư tăng ni phật tử với nghi lễ cầu nguyện Tổ quốc vinh quang, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc - Ảnh Bùi Ngọc Long
Sông Hương lung linh với đêm hội hoa đăng

Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó trưởng ban thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo VN tỉnh Thừa Thiên-Huế rước ánh sáng đến đài đăng - Ảnh Tuyết Khoa
Sông Hương lung linh với đêm hội hoa đăng

Hòa thượng Thích Đức Phương, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo VN tỉnh Thừa Thiên-Huế chuyển ánh sáng cho chư tăng để thả xuống sông Hương - Ảnh Tuyết Khoa
Sông Hương lung linh với đêm hội hoa đăng

Sông Hương lung linh với đêm hội hoa đăng

Thả hoa đăng xuống dòng Hương - Ảnh: Tuyết Khoa
Sông Hương lung linh với đêm hội hoa đăng

Các nữ phật tử với nghi lễ cầu nguyện Tổ quốc vinh quang, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc trước khi thả hoa đăng xuống dòng Hương - Ảnh: Bùi Ngọc Long
Sông Hương lung linh với đêm hội hoa đăng

Những cụm hoa đăng bắt đầu lan tỏa thắp sáng lung linh trên sông Hương - Ảnh: Bùi Ngọc Long
Sông Hương lung linh với đêm hội hoa đăng
Sông Hương lung linh với đêm hội hoa đăng

Thuyền hoa diễu hành trên sông Hương trong đêm hội hoa đăng - Ảnh: Bùi Ngọc Long

Huế tưng bừng kính mừng Đức Phật đản sinh

Sáng 5/5 (nhằm ngày 15/4 âm lịch) hàng vạn đồng bào phật tử cố đô Huế đã quy tụ về lễ đài chính tại tổ đình Từ Đàm thành phố Huế để tham dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2556.
Buổi lễ đặt dưới sự Chứng minh tối cao của Đại lão Hòa thượng Thích Đức Phương, Thành viên Hội đồng Chứng Minh Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch.2556 tại Thừa Thiên Huế.
Từ sáng sớm, mọi ngả đường dẫn về chùa Từ Đàm đã đông nghẹt. Đông đảo tăng ni phật tử từ các tu viện, tự viện, niệm phật đường trong tỉnh đã quy tụ về lễ đài chính tại chùa Từ Đàm tham dự nghi lễ mừng Đức Phật đản sinh.
Cũng trong ngày hôm nay tại nhiều ngôi cổ tự ở Huế đã mở cửa đón hàng vạn du khách đến Huế tham quan mùa Phật đản. Điểm đến nhiều nhất là khu vực đền Huyền Trân  nơi có đền thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông và thiền viện Hương Vân./.
Hình ảnh Phật tử Huế kính mừng Đức Phật đản sinh:

Nghi lễ khai mạc sáng 5/5 ở chùa Từ Đàm Huế

Tỏ lòng thành kính mừng ngày đức Phật đản sinh

Phật tử Huế trong mùa Phật đản

Hướng về lễ đài mừng ngày sinh đức Phật

Thành kính dâng ngàn đóa hoa tươi thắm

Hướng về đức Phật với lòng từ bi, bác ái

Các vị Ni sư tham dự đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 tại tổ đình Từ Đàm- Huế

Hành hương về tượng đài Quan Âm ở núi Tứ Tượng, xã Thủy Bằn,  xã Hương Thủy

Thưởng chuông cầu thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc

Đông đảo du khách đến viếng tượng đài Quán Thế Âm Bồ Tát

Nghi ngút khói hương và nước thánh tại tiền sảnh tượng đài Quan Âm
CTV Hồ Ngọc Minh/VOV online



Nghệ nhân Tôn Nữ Hà:
Lưu giữ hồn văn hóa ẩm thực Huế  
(LV) - Trong không gian của khu nhà vườn xinh xắn ở Kim Long, Tịnh Gia Viên là nơi mà du khách gần xa thường đến để thưởng thức các món ăn được chế biến tinh túy, công phu của vùng đất cố đô. Đặc biệt hơn, những món ăn đều được chế biến bởi nghệ nhân bàn tay vàng duy nhất ở Huế: bà Tôn Nữ Hà.
Mang trong mình dòng máu hoàng tộc, với niềm đam mê nghiên cứu thú ẩm thực của các vua triều Nguyễn, suốt 17 năm qua bà đã đóng góp nhiều tư liệu để Cục Du lịch quảng bá về món ăn cung đình Huế. Bà đã đoạt giải “Bàn tay vàng” (năm 2003) – một giải thưởng cao quý dành cho nghệ nhân.
Ngoài giới thiệu những thực đơn Huế tại nhà hàng Tịnh Gia Viên, bà còn tham gia giảng dạy về kỹ thuật chế biến món ăn, giới thiệu văn hóa ẩm thực cung đình Huế tại nhiều nước trên thế giới như Iraq, Nga, Pháp, Ý, Bỉ,…
Năm 2000, bà được tập đoàn du lịch Tây Ban Nha mời làm giám khảo và người trực tiếp chế biến món ăn truyền thống Huế tại cuộc thi Văn hóa Ẩm thực thứ 21. Và bà đã được tặng thưởng danh hiệu “Người thầy đầu bếp nghệ thuật”.
Bà còn là một chuyên gia trong việc trang trí món ăn cung đình. Các loại củ quả được cắt tỉa tạo hình kỳ công khéo léo và nhiều ý nghĩa đã nâng giá trị các món ăn lên một tầm mới - một thứ tinh hoa của nghệ thuật ẩm thực.
 

Nghệ nhân Tôn Nữ Hà đang chạm trổ hình “Lưỡng long chầu nguyệt” trên            trái bí nặng 37kg để làm chiếc đèn lồng chào mừng Festival Huế 2010
Nghệ nhân Tôn Nữ Hà đang chạm trổ hình “Lưỡng long chầu nguyệt” trên trái bí nặng 37kg để làm chiếc đèn lồng.

Mỗi món một vẻ riêng, được trang trí khá cầu kỳ, đẹp mắt
Mỗi món một vẻ riêng, được trang trí khá cầu kỳ, đẹp mắt.

Nem Công
Nem Công.

Chả Phụng
Chả Phụng.
Cơm chiên ba ba. Chỉ vài lát cà-rốt xắt mỏng, đĩa cơm chiên như ngon hơn
Cơm chiên ba ba. Chỉ vài lát cà-rốt xắt mỏng, đĩa cơm chiên như ngon hơn.
Tré Huế
Tré Huế.
Gỏi Rồng
Gỏi Rồng.
Những món ăn cung đình Huế đã góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa ẩm thực của Huế
Những món ăn cung đình Huế đã góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa ẩm thực của Huế.
Tịnh Gia Viên
Tịnh Gia Viên.
   

2 nhận xét:

Nguyễn thị thanh thủy nói...

Ảnh hồi nhỏ của Mặc Nhân trông dễ thương quá!Chùa rất đẹp!Kí ức tuổi thơ trong trẻo và gắn bó đén tận giờ.Tất cả đều thiêng liêng và thân thương quá!

Nguyễn thị thanh thủy nói...

Món ăn Huế trông hấp dẫn bởi bàn tay tài hoa của nghệ nhân và sự khéo léo của phụ nữ Huế.Món ăn MN đưa lên trông bắt mắt du khách quá!Cảm ơn nhé!