Trang Chủ, Dấu Chân lãng tử,

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

HỒ TẤN TỘC LƯỢC TRUYỆN


HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ CỘI NGUỒN HUYẾT THỐNG
MAI HOA HIỆN TUYẾT SƯƠNG
(HỒ TẤN TỘC LƯỢC TRUYỆN)

 MỤC LỤC

A. HỒ TỘC
1. Nguồn gốc Hồ Tộc
2. Hồ Tộc tại Thừa Thiên Huế
3. Hồ Tộc tại làng Xuân Hòa, xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, TT -  Huế
4. Phả hệ Hồ Tộc tại làng Xuân Hòa, xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, TT -  Huế
B. HỒ TẤN TỘC PHÁI 3
1. Hồ Tấn Tộc Phái 3 tại Phường Đúc - Thành phố Huế 
2. Phả hệ Hồ Tấn Tộc Phái 3 tại Phường Đúc - Thành phố Huế
3. Họ Nội: Họ Hồ Tấn (Ông Nội), Họ Lê (Bà Nội)
4. Họ Ngoại: Họ Nguyễn (Ông Ngoại), Họ Trần (Bà Ngoại)
5. Phả Hệ Họ Ngoại: Họ Nguyễn (Ông Ngoại), Họ Trần (Bà Ngoại)
6. Mai Hoa Hiện Tuyết Sương - Tiểu sử Thân Phụ Hồ Tấn Anh, Pháp danh Tâm Vinh


A. HỒ TỘC

1. Nguồn gốc Hồ Tộc:

NGUYÊN TỔ HỌ HỒ Ở VIỆT NAM


Nguyên tổ họ Hồ tại Việt Nam ngài là Hồ Hưng Dật, vốn người tỉnh Chiết Giang, thời hậu Hán Ngũ Quí (Trung Quốc ngày nay ), sau đó sang làm Thái Thú Diễn Châu ( Nghệ An). Do loạn 12 xứ quân, ngài từ quan về ở ẩn tại hương Bào Đột( Xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), rồi làm trại chủ. Những đời về sau con cháu của Ngài có mặt khắp mọi miền đất nước và ngày càng làm rạng danh giòng họ Hồ.

Từ đời thứ II đến đời thứ XI không chấp nối thế thứ được. Đời XII, ngài Hồ Liêm ( Làm con nuôi Ngài Tuyên sứ Lê Huấn ) ở hương Đại Lại Hà Đông, Hà Trung,Thanh Hoá. Cháu 4 đời của Hồ Liêm là Hồ Quí Ly lập nên triều đại nhà Hồ (1400 - 1407). Hồ Liêm là thái thuỷ tổ họ Hồ Thanh Hoá.
          Một nhánh họ Hồ khác sinh sống tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là ngài Hồ Kha, đời thứ XIII. Ngài Hồ Kha có hai con, con trưởng là Hồ Hồng, con thứ là Hồ Cao. Hồ Hồng là thuỷ tổ họ Hồ Quỳnh Đôi. Hồ Cao là thuỷ tổ họ Hồ Tam Công làng Qui Trạch, Yên Thành tỉnh Nghệ An. Hồ Hồng có ba con trai: Hồ Hân và Hồ Hữu Nhân sinh sống tại Quỳnh Đôi. Hồ Thuận Hóa vào  miền Nam. Sau đó Hồ Hồng tham gia quân đội chỉ huy hơn 2000 lính vào trấn thủ Tân Bình - Thuận Hoá. Tại Tân Bình ông còn ngôi lăng mộ nguy nga. Tại Thuận Hoá, ông có vợ và con cháu sinh sống đông đúc tại 2 phủ Tân bình và Thuận Hoá.Hồ Hồng là thuỷ tổ Họ Hồ An Cưu , An Truyền huyện Phú Vang – Thừa Thiên và là thỉ tổ họ Hồ làng Cẩm Sa, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.
Hồ Hân và bà chánh thất Hoàng Thị Xạ sinh hai con trai. Con trưởng là Hồ Ước lể, con thứ là Hồ An; với bà kế thất sinh Hồ Hưởng Phúc (sinh sống tại làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu) tại làng Thượng Yên.
Con cháu của ngài Hồ Hân rất phát triển nổi bật như : Ba anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguễyn Lữ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương; 3 trạng nguyên : Hồ Sĩ Đống, Hồ Phi Tích, Hồ sĩ Tôn; Tể tướng Hồ Sĩ Dương; các Tiến sĩ Hồ Ước Lễ, Hồ Sĩ Tân, Hồ Doãn Hài, Hồ Trọng Kỳ, Hồ Sĩ Tuấn….
Đời Lê Trang Tông, Nguyễn Hoàng được phong tước Đoan Quận Công. Hiểu ý câu nói của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “ hoành sơn Nhất Đai, Vạn Đai Dung thân” và theo lời khuyên của cậu là Nguyễn Ư Kỷ,ngài nhờ chị là Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ Thuận Hoá.
Năm Mậu Ngọ (1558) Nguyễn Hoàng đem những người đồng hương huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hoá: Nguyễn Ư Kỷ, Nguyễn Dương, Trương Phúc Gia, Tống Hữu Sĩ. Nguyễn Đức Tráng và 1000 nghĩa dũng tỉnh Thanh Hoá vào trấn thủ Thuận Hoá, vào đóng quân tại Ai Tử huyện Vũ Xương ( Quảng Trị)
Hồ Minh  có mặt trong đoàn nghĩa dũng đất Thanh Hoá. Ngài Hồ Minh là hậu duyệt của tổ Hồ Liêm – thái thỉ tổ họ Hồ Thanh Hoá tổ 4 đời của hoàng đế Hồ Quí Ly.
          Ngài Hồ Minh có khám thờ và hài vị thờ tại miếu ông làng Nguyệt Biều. Bài vị đế “Hồ Minh  đại lang, tiến sĩ Tùng Tiên Vương nhập nam và hứa thực biệt ban Nguyệt Biều”
Đệ nhất thế thỉ tổ: Hồ Minh
Đệ nhị thế tổ: Ông thuật Hồ Đình Thám
Đệ tam thế tổ: Ông thái Hồ Đình Tú
Đệ tứ thế tổ: Ông chữ Hồ Đình Ỷ
Đệ ngủ thế có 6 dánh. Hiện nay có hai dánh.Dánh I Thỉ tổ là ngài Hồ Đình Câu. Dánh II là ngài Hồ Quang Đội.
Đệ lục thế tổ: Hồ Quang Đại
Hồ Quang Đại đổ thủ khoa khoa thi chính năm Nhâm Thìn (1652). Ngài được bổ vào Văn Chức Viện tại Chính Dinh ( 1652). Năm Thái Tông thứ VIII (1656) được trao chức tri huyện Phú Vang. Năm Thái Tông thứ XI (1659) được Thăng làm tri phủ Thăng Hoa ( Quảng Nam + Quảng Ngãi). Năm 1667 được triệu về Chính dinh phong làm phụ chính  đi  duyệt tuyển các phủ huyện. Các tờ sắc cấp cho Hồ Quang Đại hiện thờ tại miếu ông làng Nguyệt Biều cho biết:
-        Năm 1667 duyệt tuyển huyện Tuy Viễn, phủ Qui Ninh
-        Năm 1668 duyệt tuyển huyện Phù Ly, phủ Qui Ninh
-        Năm 1669 duyệt tuyển huyện, phủ Diên Ninh, Phủ Phụng Khương
-        Năm 1669 duyệt tuyển huyện, Huyện Tuy Viên, Phủ Qui Ninh
-        Năm 1669 duyệt tuyển huyện, huyện Gia Môn,Phủ Qui Ninh
-        Năm 1670 duyệt tuyển huyện, huyện Bồng Sơn, Phủ Qui Ninh
-        Năm 1671 duyệt tuyển huyện, huyện Tuy Viễn, Huyện Phù Ly
Phủ Qui Ninh nay là tỉnh Bình Định, phủ Diên Ninh nay là Ninh Hoà, Phủ Phụng Khương sau đổi là Thái Khương nay là Tỉnh Khánh Hoà.
Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn ghi: Đến đời chúa Hiền ( Nguyễn Phúc Tần ), việc đo đạc mới chu đáo hơn và các ruộng đất cùng ngạch thuế được ấn định rõ ràng. Năm kỷ dậu 1669 sai dân thần là Hồ Quang Đại chia nhau đi đo đạc những ruộng đất cày cấy của các xã dân các hạng.
Năm 1672 ngài Hồ Quang Đại được cử làm Thi Giảng Tri Kinh Diên cho chúa Nghĩa ( Nguyễn Phúc Trăn ) và cho chúa Minh ( Nguyễn Phúc Chu ) chết được tặng Quốc Sư.
Hồ Quang Đại được thơ tại Miếu Ông của làng Nguyệt Biều. Ngài cũng được thờ tại miếu ngài Hồ tại làng Hương Cần và thờ tại đình chính làng Hương Cần và thờ tại đình chính làng hương Cần. Ngài còn được phong làm thành hoàng làng Hương Cần, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
Bài vị thờ Hồ Quang Đại tại Miếu Ông, làng Nguyệt Biều :”Nhâm Thìn niên Thi Trúng Giám Sinh Thủ Khoa, Thị Giảng , Phụ Chính An Biên, Phước Đức Quốc Sư Hồ Quí công Thần Vị”
Tại miếu ngày Hồ , làng Hương Cần, bài vị ghi: “ Nhâm Thìn khoa, trực Thủ Khoa, Phước Đức Tôn Thần”.năm Đinh Tỵ triều Khải Định , bài vị sửa lại là: Dực Bảo Trung Hưng linh phò Bổn Thổ Thần Hoàng, Hồ Qui công Tôn Thần”
Tại đình chính làng Hương Cần, nghi  văn thờ Hồ Quang Đại ghi:” Bổn Thổ thành hoàng Hồ Thiện Phước Đức Quí Công”.
 Ngài Hồ Quang Đại lấy bà chánh thất Phan Thị Do sinh 7 con trai và 2 con gái sinh sống tại làng Nguyệt Biều, con cháu chia 4 phái:
-        Phái nhất: Hồ Quang Tài
-        Phái nhì: Hồ Quang An
-        Phái ba: Hồ Quang Đôn
-        Phái tư: Hồ Quang Tằng
Ngài Hồ Quang Đại còn có bà thứ thất sinh 7 trai, sinh sống tại làng Hương Cần, Hương Trà, Thừa Thiên hiện nay còn đủ 7 phái:
-        Phái Tống Hồ thỉ tồ là Hồ Văn Duyên
-        Phái Hồ Tống thỉ tổ là Hồ Tống Học
-        Phái Hồ Đức thỉ tổ là Hồ Đức Lang
-        Phái Hồ Đăng thỉ tổ là Hồ Đăng Văn
-        Phái Hồ Công thỉ tổ là Hồ Văn Nê
-        Phái Hồ Hữu thỉ tổ là Hồ Hữu  Đường
-        Phái Hồ Văn thỉ tổ là Hồ Văn Đệ.
Con cháu họ Hồ nhiều người hiển đạt.
·    tại Nguyệt Biều các ngài sau:
1.    Hồ Quang Đại, Phước Đức Quốc Sư, Đức Xuyên Tử
2.    Hồ Quang Ân, tri phủ, Ân Nghĩa Tử
3.    Hồ Quang Tuyên, tri phủ, Tuyên Đức Hầu
4.    Hồ Quang Đôn, tước Đòn Minh Nam
5.    Hồ Quang Thanh, tri huyện, Tước Thuần Nam
6.    Hồ Quang Anh, thư  Đội Trưởng, Diễn Tài Bá
7.    Hồ Hữu Thẩm, Bố Chánh Sứ, An Sát Sứ, Quản Nội Vụ, Thẩm Thận Hầu.
8.    Hồ Quang Ngôn, Tham Luận, Ngôn Đức Hầu
9.    Hồ Quang Châu, Tham Mưu, Châu Thành Hầu
10. Hồ Quang trực, Trực Thiện Hầu
11. Hồ Xuyên, Quản vụ Thái Giám
12. Hồ Hữu Hoa, Phó Quản Cơ
13. Hồ Thị Ý Nhi, Cung nhân vua Thiện Trị, mẹ công chúa Đồng Xuân
14. Hồ Thị Hoa, cung nhân vua Thiện Trị
15. Hồ Xuân Bàng, Đốc sự Thượng Hạng, Nha Tài Chính, Giám Sự Chuyên Môn Nha Thông Tin Trung Việt, Nhà Cách Mạng dưới chính quyền đệ nhất Cộng Hoà.
16. Hồ Xuân Anh, Thư  Ký Sở Thuỷ Lâm Huế. Trung Tướng quân đội Nhân Dân Việt Nam. Trưởng phái đoàn mặt Trận Giải Phóng Miền nam tham dự phái đoàn quân sự 04 bên tại Tân Sơn Nhấttrước chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Miền Nam. Đại Sứ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Cộng Hoà An Độ, Cu Ba.
·    CON CHÁU HỌ HỒ LÀNG HƯƠNG CẦN
1.    Hồ Văn Mai, Chưởng Dinh, Mai Đức Hầu
2.    Hồ Văn Chữ, Chánh Đề Đốc
3.    Tống Hồ Thụ, Đô Chỉ Huy Sứ, Nguyên Ninh Hầu
4.    Tống Hồ Phái, Đội Trưởng, Phái Diễn Hầu
5.    Tống Hồ Tín, Đội Trưởng, Tín Thành Hầu
6.    Tống Hồ Ban, Đội Trưởng, Tước Ban Tài Hầu
7.    Tổng Hồ bảng, Thứ Đội Trưởng,Bản Trung Bá
8.    Tống Hồ Thị Đặng, Hiếu Minh Hoàng Hậu
9.    Tống hồ Nhạc, Thứ Đội Trưởng, Nhạc Sơn Hầu
10. Tống Hồ Khánh, Thứ Đội Trưởng , Khánh Long Hầu
11. Tống Hồ Yến, Trấn Biên Doanh Lưu Thủ Cai Cơ, Yến Dực Lầu
12. Tống Hồ Hoà, Đội Trưởng, Tước Hoà Khánh Hầu
13. Tống Hồ Giao, Vọng Các Công Thần, Cai Cơ, Giao Đức Hầu
14. Tống Hồ Đạm, Vọng Các Công Thần, Giám Quân Trung Dinh, Tước Tuấn Nghĩa Hầu.
15. Tống Hồ Đàm, Cai Đội Tuấn Vũ Hầu
16. Tống Hồ Đạo, Cai Đội, Tước Đạo Đức Hầu
17. Tống Hồ Anh,Cai Cơ
18. Tống Hồ Thanh, Thiếu Sư, Tước Tôn Nghĩa Hầu
19. Hồ Công Kính, Tước Kính Đức Hầu
20. Hồ Tống Dánh, Thượng Tướng
21. Hồ Đăng Phong, Tham Tri, Cử Nhân Hương Thí
22. Hồ Văn Thông, Quản Cơ, Cử Nhân Võ.

Hồ Xuân Thiện (Theo http://hohovietnam.vn )

LỊCH SỬ HỌ HỒ LÀNG XUÂN ÚC, QUỲNH LIÊN, QUỲNH LƯU, NGHỆ AN

HỌ HỒ PHÚC Ở QUỲNH LIÊN VỐN GỐC QUỲNH ĐÔI

PHẦN I: CỘI NGUỒN HỌ HỒ

1.SƠ LƯỢC CỘI NGUỒN

Nguyên tổ họ Hồ Viêt Nam là Trạng nguyên Hồ Hưng Dật sinh ra ở huyện Vũ Lâm tỉnh Chiết Giang Trung Quốc, đậu trạng Nguyên vào năm thứ 2 đời Hán Ẩn Đế thời hậu Hán (năm 947-950), sang Giao Châu Việt Nam giữa thế kỷ thứ X, làm quan Thái thú Châu Diễn một thời gian thì loạn 12 sứ quân, cụ từ quan về lập trại chủ ở hương Bào Đột, nay là xã Ngọc sơn huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An
Tiên Tổ họ Hồ là Vua Ngu Thuấn (2255 - 2208) trước Công nguyên đến đời Ngu Yên có con là Ngu Vỹ Mãn, do có công dẹp loạn ở đất Trần và được Chu Vũ Vương ban cho vùng đất đó, phong cho là Hồ Công (Tước Công). Những đời sau dân vùng đó nhớ ơn Ngu Vỹ Mãn nên các họ đều dùng chữ Hồ làm họ.
Trạng nguyên Hồ Hưng Dật là con cháu nhiều đời của Vua Thuấn thuộc Tộc Bách Việt. Ngu Thuấn được Đường Nghiêu truyền ngôi, sau thường gọi là đời Đường Ngu hay đời Nghiêu Thuấn đời thịnh trị nhất của thời thượng cổ Trung Quốc, tương đương với thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang Việt Nam. Nghiêu và Thuấn là hai tộc người khác nhau, Đào Đường Nghiêu thuộc Hán tộc, Hữu Ngu Thuấn thuộc Tộc Bách Việt,  ngày trước ở miền Nam Trung Quốc, sau bị Hán hóa gần hết, (trừ tộc Lạc Việt và Âu Việt" ở Việt Nam qua nhiều bước thăng trầm và bị Bắc thuộc trên ngàn năm, nhưng vẫn không bị Hán hóa, trái lại người phương Bắc sang Việt Nam dần dần được Việt hóa.
          Cụ Hồ Hưng Dật đậu Trạng Nguyên vào thời loạn, thời Ngũ Qúy , (năm Triều đại tranh nhau quyết liệt ) đó là: Hậu Lương (907 - 923), Hậu Đường (923 - 936), Hậu Tấn ( 936 - 947), Hậu Hán (947 - 950), Hậu Chu (951 - 960).     Theo sử Nhà Nguyễn chép: (… Hồ Hưng Dật trôi dạt sang Viêt Nam, do đã đậu Trạng nguyên nên được bổ nhiệm làn Thái thú Châu Diễn...)”trôi dạt” có thể hiểu là lánh nạn hay dịch cư.
           Trong một thời gian dài do thế sự thăng trầm, phổ ký thất lạc, gia phả thất truyền, song quốc sử có chép: Cháu 12 đời của cụ là Hồ Liêm làm con nuôi Tuyên Phủ sứ Lê Huấn ở Thanh Hóa ,có cháu 4 đời là Hồ Qúy Ly…(tức Thánh Nguyên Hoàng Đế). Tộc phả chép: “…ở Châu Diễn có cháu 13 đời của cụ là Hồ Kha từ Qùy Trạch,Yên Thành dời lên sách Nghĩa Liêt, Nghĩa Đàn, sau lại dời xuống sách Hoàn Hậu, khai khẩn lập nên trang Thổ Đôi,huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cụ Hồ Kha cho con cả là cụ Hồ Hồng ở lại đất Thổ Đôi, sau này thành Tổ họ Hồ Quỳnh Đôi,con thứ là cụ Hồ Cao về lại Qùy Trạch,Yên Thành trở thành họ Hồ ở Thọ Thành,Yên Thành (họ Hồ Tam Công), còn cụ lại quay về Nghĩa Liệt, Đường Khê và mất tại đó.(Tiên sinh ồ ồ từ chữ Tiên Sinh họ Hồ nói trại ra)….”
- Cụ Hồ Hồng và bà Chính Thất: ở Quỳnh Đôi sinh được 4 người con:
              1. Trưởng nam Hồ Hân – Quan Quản Lĩnh Hầu
              2. Con gái        Hồ thị Sinh
              3. Con gái        Hồ thị Hỷ
              4. Con trai thứ Hồ Nhân - Hoan Quận Công, lập cư ở Phú Phong, Phú Đa xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Cụ Hồ Hồng tham gia quân đội thờiTrần, làm đến chức Chánh đội trưởng, chỉ huy trên 2000 nghìn quân, tham gia đánh giặc Chiêm Thành ở phía Nam. Cụ có con cháu ở Tân Bình nay thuộc xã An Cựu, Thừa Thiên Huế, nay có con cháu phát triển rất đông (ở Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng).
- Đệ nhất thế Tổ: Hồ Hân
           Cụ Hồ Hân là con trưởng của cụ Hồ Hồng, tham gia nghĩa quân Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn thành công. Lê Lợi lên làm Vua xếp ông vào hàng Tả Quốc Công Thần và giữ chức Quản Lĩnh Công. Ông và hai bà sinh được bốn người con:
          1. Con trai cả Hồ Ước Lễ - Đậu Tiến sỹ.
          2. Con gái bà Hồ Thị Thái.
          3. Con trai thứ Hồ An.
          4. Con trai thứ Hồ Hưởng Phúc (con bà thứ hai)
- Đời thứ hai: Cụ Hồ Ước Lễ.
Là con trưởng cụ Hồ Hân, đậu Tiến sỹ , giữ chức Chuyển vận Phó sứ.
Ông bà sinh được bốn người con:
          1. Con gái Hồ thị Phi.
          2. Con trai Hồ Khắc Cần – Đậu Hương cống.
          3. Con trai Hồ Khắc Kiệm – Tam trường Hội thí - Phó bảng.
          4. Con trai Hồ Khắc Tuấn – Hương cống.
             - Đời thứ ba: Cụ Hồ Khắc Kiệm
Tổ trung chi II, là con thứ của Tiến sỹ Hồ Ước Lễ. Bà họ Dương, hiệu Từ Huệ, sinh 3 trai:
          1.Con trai trưởng Hồ Phi Chiêu (ông Pháp), Tổ chung các tiểu chi 1, 2, 3, 4.
          2.Con trai thứ hai Hồ Khắc Triết (ông Hóa), Tổ chung các tiểu chi 5, 6, 7, 8.
          3.Con trai thứ ba Hồ Hâm – sinh con gái.
             - Đời thứ 4: Cụ Hồ Khắc Triết
Là con thứ hai của cụ Hồ Khắc Kiệm, bà cả không có con, bà thứ sinh được một người con trai là Hồ Dòng.
-Đời thứ 5: Cụ Hồ Dòng
Là con trai duy nhất của cụ Hồ Khắc Triết. Bà họ Hồ Thụy hiệu Từ Duyên, sinh 6 con trai và 4 con gái.
          1. Hồ Văn Đăng.
          2. Hồ Văn Gia (không có con).
          3. Hồ Văn Đài.
          4. Hồ Văn Khế (chưa rõ)
          5. Hồ Văn Thư (chưa rõ).
          6. Hồ văn Nhu (chưa rõ)
             - Đời thứ 6:Cụ Hồ Văn Đài.
Là con trai thứ ba cụ Hồ Dòng. Bà họ Hồ thụy hiệu Từ An. Các con ở Quỳnh Đôi: Hồ Văn Minh - Sinh đồ; Hồ Thế Thái - Sinh đồ; con trai nữa xuống Thượng Yên chưa rõ.
             - Đời thứ 7: Cụ Hồ Văn Minh.
Cụ là con trai trưởng cụ Hồ Văn Đài, đậu Sinh đồ năm 1597, dạy học, thọ 80 tuổi. Bà họ Phạm, thụy hiệu Từ Huệ, sinh 3 trai; 2 gái.
          1. Hồ Văn Hoán- sinh đồ- tổ tiểu chi 6.
          2. Hồ Trồng (tức Hồ Lung - Hồ Phúc Thiện), tổ tiểu chi 7.
          3. Hồ Thích (Vô Hậu).
            - Đời thứ 8: Cụ Hồ Trồng – Tổ tiểu chi 7
Cụ là con thứ hai của cụ sinh đồ Hồ Văn Minh, tên tục là Hồ Lung, tên chữ là Hồ Phúc Thiện. Bà họ Hồ, sinh được 2 trai.
          1. Hồ Viết Nho (tức Nhu) - Sinh đồ.
          2. Hồ Phúc Sinh – Làm thầy dạy học, Tổ họ Hồ Phúc, làng Xuân Úc, nay thuộc xã Quỳnh Liên.
             
PHẦN II: PHÁT TÍCH KHAI CƠ VÀ LƯỢC SỬ
            Trên 300 năm trước, cụ Hồ Phúc Sinh từ thổ Đôi Trang đã đến thôn Vân Úc làm nghề dạy học. Thích cảnh mến người cụ quyết định ở lại lập cơ nghiệp, mở ra dòng họ Hồ Phúc ở làng Xuân Úc, nay là xã Quỳnh Liên - Quỳnh Lưu - Nghệ An.
Theo “Hồ gia phổ kí” Hán văn của cụ Hồ Thế Lộc, cháu 10 đời của cụ soạn sau khi tìm nhận họ ở Hồ đại tộc ở Quỳnh Đôi năm Tân Dậu (1921): Cụ Hồ Phúc Sinh đời thứ 23 tính từ Nguyên Tổ, đời 9 (họ Hồ Quỳnh Đôi) phát tích từ làng Quỳnh Đôi, sinh ra trong một gia đình trí thức, dòng dõi khoa bảng. Cụ là con thứ hai của cụ Hồ Trồng (tức Hồ Lung) và là hậu duệ của cụ Hồ Hồng. Khoảng năm Vịnh Trị Triều Lê,( tức Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị 1676-1680), cụ sang làng ta (Vân Úc) dạy học, cụ rất thích và nhận thấy nơi đây phong cảnh hữu tình, có vũng Sao Sa thiên tạo rất lạ, có giếng Long Tỉnh (hai mắt con rồng) đẹp tuyệt kỳ, một dải cát vàng chạy dài sáng đẹp lung linh, núi Quy Lĩnh, núi Càn Sơn đối giao nhau chầu về không xa, khí hậu trong lành khiến lòng cụ lưu luyến và quyết định ở lại lập nên cơ nghiệp cho con cháu mai sau. Cụ kết duyên với bà Hồ thị Hạt, sinh 3 trai; hai gái phân thành 3 phái. Cụ chính là thủy tổ 3 chi họ Hồ Phúc chúng ta.
Các nhà phong thủy cũng viết về nơi đây rằng: “Sơn thủy hữu tình, đông hải nhiệu Mai Giang cống phúc” nghĩa là phong cảnh sơn thủy hữu tình, biển đông bao la và dòng Mai Giang quanh co uốn khúc bao bọc, dâng phúc lộc cho đất này. “Mạch trụ hải rồng về ngàn dặm, cồn cồn đá lớp rõ có dằm thiêng”.
          Vị danh tướng Đặng Tế thời Nhà Lý, nay là thần Thành Hoàng đền Xuân Úc Quỳnh Liên không những nhìn nhận nơi đây là một vị trí quân sự làm nơi đóng quân mà ông còn nhìn nhận nơi đây bằng một nhà phong thủy: “Khí hậu ôn hòa, thiên nhiên tươi đẹp, con người phát triển phồn thịnh, phía đông bắc là núi Càn Sơn, phía đông nam có núi Quy Lĩnh, phía đông là biển đông bao la, phía tây là dòng Mai Giang quanh co uốn khúc.Trông xa hơn nữa về tây là núi rừng trùng trùng điệp điệp, ở giữa là một dải cát vàng chạy dài trong sông, ngoài biển tạo nên phong cảnh huyền ảo lung linh trông xa thật là kỳ diệu”…
Với mảnh đất phong cảnh tươi đẹp như vậy khiến cụ Phúc Sinh đến đây dạy học không khỏi lòng bâng khuâng lưu luyến và quyết định ở lại lập nghiệp tại nơi này, tạo nền móng lâu dài cho dòng họ Hồ Phúc ở Xuân Úc nay là xã Quỳnh Liên. Cụ sinh được 3 trai, hai gái:
          1. Cụ Hồ Ngụ Đạo-tổ tiểu chi 1
          2. Cụ Hồ Lộ-tổ tiểu chi 2.
          3. Cụ Hồ Phúc Tâm-tổ tiểu chi 3.
Con cháu 3 chi phát triển phồn thịnh đến ngày nay.
         Hai người con gái không may sớm về với cõi tiên Phật trở thành hai bà cô tổ linh thiêng của con cháu họ ta.Tương truyền rằng: Hai bà cô Tổ, lúc bấy giờ rất linh thiêng, phụ hộ độ trì được cho con cháu trong họ, nhưng cũng hay mừng rỡ quấy vọc con cháu, nhất là trẻ nhỏ và các cháu sơ sinh, nên họ đã quyết định bán vào nhà chùa Tam Bảo (chùa của làng Xuân Úc) để theo tâm tính Phật hiền từ và từ đó hai bà không quấy vọc con cháu nữa. Ngày lễ giỗ hai bà được tổ chức tại chùa Tam Bảo hàng năm vào ngày 14/2 (âm lịch), hiện văn tế giỗ hai bà vẫn còn lưu giữ ở gia phả đến ngày nay.
           Vậy là họ Hồ Phúc có mặt trên đất Vân Úc  vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII, đời vua Lê Huy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị (1676-1680), đặt nền móng cho dòng họ là cụ Hồ Phúc Sinh, người Thổ Đôi Trang thuộc hậu duệ cụ Hồ Hồng (cụ tổ họ Hồ Quỳnh Đôi) và là di duệ Nguyên Tổ Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật (tổ mở đầu họ Hồ trên đất Việt Nam).Cha cụ là nhà giáo Hán học Hồ Trồng (tức Hồ Lung, tổ họ Hồ tiểu chi 7, Quỳnh Đôi), anh ruột cụ là sinh đồ Hồ Viết Nho (tức Nhu) nên cụ sang đây cũng làm nghề dạy học cho dân ở vùng này.
           Phần mộ cụ thủy tổ Hồ Phúc Sinh được đặt tại địa bàn dông xóm ngoài thuộc Hạ Lân, thôn Phương Cần, ngày nay thuộc địa phận xóm 5, xã Quỳnh Liên, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Trước đây xóm ngoài thuộc 3 xóm bao gồm: Xóm trong nay là xóm 3, xóm giữa nay là xóm 4, xóm ngoài nay là xóm 5, ba xóm này trước đây thuộc Hạ Lân thôn Phương Cần (phương Cần tức Quỳnh Phương ngày nay).  Mộ cụ Thủy Tổ được đặt trên đất con chim Phượng, hình dáng nó đang bay về biển đông, tượng trưng Tổ đang cưỡi trên lưng con chim phượng bay tới đại dương bao la. Mộ đặt theo hướng đông đông nam, địa lý phong thủy rất đẹp. Hiện nay do cuộc sống dân cư đã làm biến đổi hình dạng đia lý và có nguy cơ xâm hại đến phần mộ, tường bao của các gia đình ở xung quanh đã xây tận móng bệ của mộ, phần mộ chỉ còn khoảng 4,5 x 5 = 22,5m2, rất cần sự bảo vệ của họ và anh em con cháu trong dòng họ.
          Phần mộ bà Thủy Tổ Hồ Thị Hạt được đặt tại địa bàn Dông Rộc Chánh làng Xuân Úc, nay thuộc vùng đất canh tác của xóm 5 xã Quỳnh Liên. Mộ được đăt trên đất con ngựa, ngay chính gIữa mắt, hình dáng ngựa đang phi về hướng bắc. Hướng của mộ là đông nam, trông tới chính giữa ba đường nước hội lại có án có ngự vững chắc, địa lý rất đẹp sinh khí rất tốt.
         Phần mộ Tổ ông và Tổ bà được họ và con cháu xây lăng vào năm Kỷ Tỵ 1989, kiểu thiết xây dựng nguyên tích như ngày nay.
         Qua sưu tầm khảo cứu, đến nay vẫn chưa có tư liệu bút tích nói về năm sinh, năm mất của cụ tổ, nhưng có mấy căn cứ ước tính sau đây:
           Con cháu cụ đến nay có 15 đời, tính bình quân mỗi đời là 25 năm thì
năm sinh cụ sẽ là 2009 - (25x15) = năm 1632.
          - Theo tài liệu tiểu chi 7, họ Hồ Quỳnh Đôi thì năm sinh của cụ sinh Hồ Viết Nho, anh ruột của cụ sinh năm 1636, đậu Sinh đồ năm 1660. Từ đó ước đoán gần đúng năm sinh của cụ Hồ Phúc Sinh khoảng năm 1640. Đến năm Vĩnh Trị triều Lê (1676-1680) khi dịch cư sang làng Xuân Úc lúc cụ khoảng gần 40 tuổi.
           
           
PHẦN III: CÁC THẾ HỆ TỔ TIÊN KẾ TIẾP
            1.Các con của cụ Tổ họ Hồ Quỳnh Liên          Cha là nhà giáo Hán học nên 3 người con trai của cụ Tổ đều được nuôi dưỡng ăn học chu đáo. Người con trai út của cụ là cụ Hồ Phúc Tâm dưới triều Lê được giữ chức An Định Quận, con trai trưởng là Hồ Ngũ Đạo và con trai thứ là Hồ Lộ cũng cần cù khổ học, được truyền thụ khiến thức đầy đủ, rộng sâu, thông kinh sáng sử, nhưng các cụ không ra tranh khoa chen bảng, mà chỉ chăm lo ruộng vườn, lao đông sản xuất xây dựng cuộc sống cho gia đình,cho làng xóm quê hương, giáo dục con cháu học hành tiến bộ, tu dưỡng đạo đức, cần cù lao động sản xuất và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.
         2.Các đời tiên Tổ tiếp theo.
         - Cụ Hồ Phúc Thiềm, đời thứ 7 của cụ tổ Hồ Phúc Sinh, là người có học vấn rộng sâu, được dân làng tín nhiệm bầu làm Lý trưởng của làng Xuân Úc. Vì lo việc công, việc dân mà quên việc gia đình. Vợ là bà Nguyễn Thị Mỹ, tục gọi là bà Ba, là một người có tấm lòng nhân hậu, khi biết mình không có con trai, nên đã động viên chồng và tìm mọi cách để chồng có người nối dõi tông đường, trong lúc ông không quan tâm đến bà hai (câu chuyện rất chi tiết còn được lưu giữ).
       - Cụ Hồ Phúc Phương (tự là Xuân Phương), đời....
       - Gương học và tài thông của cụ Hồ Phúc Doạt đời thứ 8 đã làm cho mọi người kính phục: Lúc còn nhỏ cụ Doạt đã tỏ chí cần cù, ham học, sẵn vốn thông minh, lớn lên cụ càng chăm học và nổi tiếng học thông.Nhưng cụ không ra tranh khoa cử mà ở nhà lao động sản xuất và có uy tín với công việc “làm thầy phù thủy” giúp dân trong cuộc sống tâm linh.
        - Cụ Hồ Phúc Chung, đời thứ 8: Sinh năm Qúy Mão 1843 mất năm Nhâm Tý 1912 thọ 70 tuổi sinh ra và lớn lên nối nghiệp cha ông, bút nghiên kinh sử, học đạo thánh hiền. Cụ tham gia việc họ, việc làng, giữ các chức Lý trưởng, Chủ tế, Hương mục. Tổ chức đắp đê ngăn mặn, cải tạo hàng chục hec ta đất ven sông Mai Giang trở thành đất lúa tốt tươi. Cụ còn có công xây dựng xóm làng, họ tộc. Nhớ công ơn của cụ, con cháu đã làm lễ tế  Tổ, theo ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
        - Cụ Hồ Phúc Đẩu , đời thứ 8:lớn lên tham gia quân đội triều đình, có công lớn nên được vua lúc bấy giờ phong tặng “Huy chương ân tứ”.
         - Cụ Lê Thế Lộc , đời thứ 10: Sinh năm Đinh Hợi 1887 mất năm Mậu Dần1938 thọ 52 tuổi là người cần cù khổ học, bản tính thông minh, Nho – Y – Lý            - Số thông tường, giữ các chức Lý trưởng, Hương mục, Chủ tế làng. Là người có công lớn tìm nhận họ Hồ đại tộc Quỳnh Đôi vào năm Tân Dậu (1921) khi họ bị thất lạc một thời gian dài. Cụ cũng là người có công soạn lập Gia Phả của họ ba chi đầu tiên “Hồ Gia Phổ Ký” Hán văn vào năm 1936, được các cụ ở họ Hồ Đại Tộc Quỳnh Đôi đánh giá cao về vốn học và tài thông minh của cụ: “Nếu như ở đất Quỳnh Đôi sẽ là quan lớn”. Câu nói bất hủ của cụ “người ta bỏ tiền mua đất dông cồn, ông con tôi bỏ sức khai hoang ruộng đồng”. Thời đó một số người nhiều tiền, họ bỏ ra mua đất với mục đích được mọi người dân biết vùng đất đó là của mình, nhưng không  có lợi ích khinh tế gì đối với họ.Còn với cụ Lộc tiếp nối ông cha vận động anh em con cháu, tiếp tục khai khẩn vùng trong giáp sông Mai Giang thành một vùng rộng lớn nuôi tôm cá và cấy lúa tốt tươi.
           - Cụ Hồ Phúc Kim Thanh, đời thứ 10: Suốt đời không rời đèn sách, không ngừng học tập, là người thông kinh, sáng sử, học rộng biết nhiều. Thời Hán học cụ mở các khóa dạy Nho học cho con cháu trong họ và nhân dân trong làng. Cụ luôn giáo dục con cháu ăn ở hiền lành, sống có hiếu đạo. Cụ được người đời ca ngợi và tôn kính.
        - Cụ Hồ Phúc Tịnh (tức Thế Tịnh), đời 11: Sinh năm Đinh Mùi 1907 mất năm Canh Thìn 1940 là người thông minh sáng dạ, được nuôi dưỡng ăn học từ nhỏ.Cụ không những là người thông kinh sáng sử về Nho học mà cụ còn là 1 trong 5 người trong làng Xuân Úc học chữ Quốc Ngữ đầu tiên, đó là các ông: Kiểm Phát, Bộ Tin, Cò Chiến và cụ Hồ Phúc Trân. Về thú chơi cờ tướng, khi Huyện nhà tổ chức hội thi đánh cờ tướng cụ cũng nhận được giải nhì của huyện.Thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945 khi có vốn kiến thức chữ quốc ngữ, cụ được cách mạng Việt Minh giao nhiệm vụ rãi truyền đơn tuyên truyền về đường lối cách mạng cho nhân dân. Phạm vi hoạt động rãi tryền đơn của cụ được giao từ Cung Đất Đỏ (tức xã Quỳnh Văn – Quỳnh Lưu ngày nay) ra đến khe Nước Lạnh giáp địa phận đất Thanh Hóa. Khi đi hoạt động rãi truyền đơn, cụ cải trang quảy lồng chim làm người đi đánh chim. Nhưng thật tiếc thay, chưa đến ngày Cách Mạng thành công thì cụ đã ngã bệnh và đã qua đời năm 1940 khi cụ vừa bước sang tuổi 34.
          3. Thời kỳ từ sau cách mạng tháng 8-1945.
         - Ông Hồ Phúc Cầu, đời thứ 12:làm chủ tịch UBHC xã trong cải cách ruộng đất (1955-1956).
          - Ông Hồ Phúc Vơng, đời thứ 10 làm chủ tịch UBHC xã năm1956 -1957.
          - Ông Hồ Phúc Phụng, đời thứ 11 là cán bộ , Đảng viên suốt đời trung chính, thanh liêm.
          - Ông Hồ Văn Hờu, đời thứ 12 với gần 30 năm tham gia quân đội (1954-1983), đại úy đồn trưởng bộ đội biên phòng, là thương binh, cả cuộc đời phục vụ cho cách mạng.
            Các thế hệ con cháu tiếp nối đến nay vẫn luôn phát huy truyền thống hiếu học, cần cù trong lao động sản xuất, có nhiều gia đình con cháu có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng vẫn cố gắng đầu tư cho con ăn học đến đại học ,cao đẳng.Con cháu họ đều giữ được phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm, siêng năng, chịu khó, chịu khổ vươn lên làm giàu từ các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, kinh doanh..vv..trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, con cháu họ ta đã đóng góp sức người , sức của góp phần giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
           4.Công tác xây dựng và phát triển dòng họ.         Trải qua trên 300 năm, dòng họ phát triển đến nay có 15 đời, có khoảng 200 hộ, 360 đinh và trên 700 khẩu, chủ yếu sống tại quê hương, còn khoảng ¼ con cháu sống rải rác trong huyện, trong tỉnh và trên cả nước.
          - Về xây dựng nhà thờ:
Nhà thờ họ được khởi công xây dựng từ năm 1998 trên khuôn viên 750m2. Thiết kế tổng thể gồm : Hậu cung, chính đường, tả vu hữu vu, sân thượng, nhà bái đường, sân hạ, cổng nghinh môn và được bao quanh tường rào tạo thành khuôn viên quy củ. Tổng giá trị công trình ước tính khoảng 350 triệu đồng do con cháu cung tiến và đóng góp.Công trình khánh thành và đưa vào sử dụng tế tự ngày 14 tháng giêng năm Canh thìn(2000).
         Riêng nhà thờ họ của tiểu chi 2 được xây dựng năm 1922 do ông Hồ Thế Lộc bỏ tiền cung tiến, anh em con cháu trong chi bỏ công xây dựng. Hàng năm tổ chức tế tự tôn nghiêm, hương khói quanh năm.
Việc tế tổ theo lệ cũ từ xưa vào ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm, duy trì hương khói ngày rằm, mồng một hàng tháng, các ngày tết nguyên đán, rằm tháng 7 hàng năm.
         - Về tổ chức và hoạt động của họ.
Sau khi họ hợp tế tổ từ 3 chi lần 2 vào năm 1974, đến năm 1985 họ đã thành lập ban cán sự và duy trì hoạt động của họ cho đến ngày nay. Ban cán sự có Trưởng Ban, có một thư ký và các tiểu ban. Ban phân công nhiệm vụ như sau:
          + Trưởng ban phụ trách chung.
          + Tiểu ban nội dung: Tham mưu hiến kế những việc quan trọng của họ.
          + Tiểu ban tài chính-xây dựng: Chuyên lo nghiên cứu ,thiết kế dự toán các công trình xây dựng thông qua họ và tổ chức triển khai thực hiện.Chăm lo xây dựng quỹ họ, theo dõi công tác tài chính của họ.
          + Tiểu ban từ đường: Chăm lo việc lễ nghi, hương khói, thờ phụng. tế tự hàng năm.
          + Tiểu ban sử: Nghiên cứu soạn thảo lịch sử, ghi chép gia phả dòng họ.
          + Tiểu ban khuyến học: Chuyên lo công tác khuyến khích việc học tập của con cháu trong dòng họ.
           PHẦN IV: LỜI TỰA CHO CUỐN GIA PHẢ CHỮ HÁN CỦA HỌ 
                    (Do cụ Hồ Thế Lộc đời thứ 10 biên soạn năm 1936)
          Bản dịch chữ Hán:    “HỒ GIA PHỔ KÝ”
          Thế Lộc tôi từng nghe: Người khôn biết nối truyền tế văn, người ngu dốt nối truyền bia văn. Gia phả cũng vậy, bia văn cũng vậy. Từ muôn đời xưa cho rằng bia văn là nhất.Vậy gia phả cũng xem quan trọng lớn thứ nhất.Làm con cháu chắt chút, ấy tế văn cùng bia văn, chịu ngồi yên mà nhìn sao?
Cho nên họp huynh trưởng 3 chi xin vâng làm gia phả, hợp chép thành trường thiên.Thế Lộc tôi thiển nghĩ, chẳng khuất phục từ nan, khảo cứu gia phả cũ của ba chi, với các hiệu tiên tổ sao ở gia phả Quỳnh Đôi hợp làm một bản.Soạn lập, chỉnh biên chép thành phả tộc, lưu lại cho con cháu sau này đến ngàn đời hậu duệ xem đó mà chẳng nghi hoặc.Tiên tổ hưởng thờ tự vô cùng, Thế Lộc tôi cũng trông nhiều vậy, lấy làm lời tựa này.Ngày 12 tháng giêng năm Bảo Đại thứ 11( năm Bính Tý1936)
           -Trưởng chi                   :Hồ Tương      - Phụng tự.
           - Đệ nhị chi trưởng chi  :Hồ Thế Lộc   - Phụng soạn(Soạn thảo).
           - Đệ tam chi trưởng chi :Hồ Tựa           - Phụng hội(Dự họp).
           - Đệ tam chi trưởng chi :Hồ Khuơn      - Phụng hội  (tứcHồ khương)
           - Lão họ                         :Hồ Tam          - Phụng hội.
           - Nội tôn                        :Hồ Thế Tịnh   - Phụng tả  (ghi chép).
                                        “HỒ GIA PHỔ KÝ”
   Ghi nhớ gốc tích tổ tiên ta:
       Cụ Hồ Phúc Sinh phát tích từ làng Quỳnh Đôi. Sinh ra trong một gia đình trí thức, dòng dõi khoa bảng. Cụ là con thứ 2 cụ Hồ Trồng và là hậu duệ cụ Hồ Hồng.
Khoảng năm Vĩnh Trị triều Lê, ( tức Lê Huy Tông niên hiệu Vĩnh Trị 1676-1680), cụ sang làng ta (Vân Úc) dạy học.Cụ rất thích nhận thấy nơi đây phong thủy hữu tình, có ao sao thiên tạo rất lạ, có giếng Long Tỉnh tuyệt kỳ, một dải cát chạy dài lung linh, núi Quy Lĩnh, núi Càn Sơn đối giao nhau chầu về không xa, khí hậu mát mẻ trong lành, khiến cụ lưu luyến và quyết định ở lại lập nghiệp.
Cụ kết duyên với bà Hồ Thị Hạt, sinh hạ 3 nam, phân ra 3 phái, cụ chính là thủy tổ 3 chi họ ta.Qua các đời tới nay, gia phả chỉ biên chư tiên mỹ hiệu để tiện phụng thờ mà chưa tường gốc ngọn.
         Đến cuối mùa đông năm Tân Dậu (1921) phụng nhận gia phả ở đại tộc Quỳnh Đôi sao từ bản gốc, nhất nhất minh bạch, hợp với gia phả 3 chi, soạn lập chỉnh biên, chép thành phả tộc, lưu mãi cho con chaú muôn đời.
Hi vọng rằng, các bậc hiều nhân còn nhiều, con cháu đời này sang đời khác sẽ kế thừa và phát huy hoa phổ tốt đẹp của dòng họ Hồ ta.Rất trông nhiều!
       
PHẦN V: NHỮNG SỰ KIỆN VÀ MỐC LỊCH SỬ
         1.Thời kỳ cụ Tổ đặt nền.
         Họ Hồ Phúc có mặt trên đất Vân Úc Điếm vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII, đời Vua Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị năm 1676-1680. Đặt nền móng cho dòng họ là cụ Hồ Phúc Sinh, người Thổ Đôi Trang thuộc hậu duệ cụ Hồ Hồng, cụ tổ họ Hồ Quỳnh Đôi và di duệ cụ tổ trạng nguyên Hồ Hưng Dật, tổ mở đầu họ Hồ Việt Nam. Cha cụ là nhà giáo Hán học Hồ Trồng(tức Hồ Lung), anh ruột cụ là sinh đồ Hồ Viết Nho (tức Hồ Nhu) cụ tới Vân Úc làm nghề dạy học và nhận thấy nơi đây phong cảnh hữu tình, khí hậu mát lành, lòng người nhân hậu nên quyết định ở lại xây dựng cơ nghiệp và đặt nền móng lâu dài cho con cháu mai sau.
(Vân Úc xa xưa là Điếm Vân Úc, rồi thôn Vân Úc, sau triều Nguyễn mới gọi là Xuân Úc thuộc xã Hoàn Hậu Đông, tổng phú hậu nay là Xuân Úc Xã Quỳnh Liên-Quỳnh Lưu-Nghệ An. Thổ đôi nay là xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, là đất khoa bảng văn chương, nhiều người đã đỗ đạt cao và không ít người hoạt động trên lĩnh vực quan trường. Cũng trên đất này rất nhiều người làm nghề giáo, trong đó có người họ Hồ  đi dạy học khắp nơi trong cả nước.)
Trải qua trên 200 năm, do thế sự thăng trầm, gia phả thất ký, thất truyền, tuy ở địa bàn cách đất tổ không xa nhưng đã khiến chi họ ta trở nên thất lạc.
         Một vài suy ngẫm:
        Qua khảo cứu đến nay vẫn chưa xác định được họ ta thất lạc năm nào? Giai đoạn nào?Nhưng theo thọ mai gia lễ: “ngũ đại mai thần chủ” nghĩa là 5 đời thần chủ được nhắc lên hàng liệt vị tiên tổ và được lập họ tế theo ngày dỗ.Vì vậy, ba người con trai của cụ thủy tổ Hồ Phúc Sinh sau 5-6 đời khoảng trên 100 năm con cháu lập thành họ tế riêng là có thể. Khi 3 chi tế riêng đều tế từ cụ Hồ Phúc Sinh trở xuống và gia phả các chi cũng ghi chép từ cụ thủy tổ trở xuống để tiện việc tế tự rồi lưu cho con cháu sau này. Việc ba chi tách tế riêng có khả năng làm gián đoạn về với gốc họ Quỳnh Đôi là có thể. Bởi vì không có tổ chức hợp nhất, chi nào lo việc chi đó, cộng với gia phả thất ký, qua nhiều đời thất truyền, dần dần khiến chi họ thất lạc. Song cũng không loại trừ tác động những yếu tố khách quan như giặc giã, loạn lạc, nạn đói.v.v…Chim lạc tổ, người lạc tông, dấu hiệu suy lắng của chi họ.
Gia đoạn của những năm các thập niên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
          - Ba chi tách tế riêng.
          - Không có tổ chức hợp nhất.
          - Ít người học hành đến khoa cử cao.
          - Chậm phát triển.
          - Hiện tượng có chi nhiều đời độc đinh.
          - Các chi có giai đoạn biểu hiện mất đoàn kết, rời rạc, tách tước tế Tổ riêng.
          Một vài nét trên có thể thấy sự giảm lắng của họ ta trong thời kỳ này.Qua tìm hiểu khảo cứu đến nay vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép về họ thất lạc năm nào? Vì vậy, câu hỏi lớn đặt ra đến nay vẫn chưa tìm được câu trả lời.
        2.Thời kỳ tìm nhận Họ ở họ Hồ đại tộc Quỳnh Đôi năm Tân Dậu 1921:Nhân vật khơi nguồn về cội và hành trình tìm họ năm Tân Dậu 1921 là cụ Hồ Thế Lộc, trưởng chi 2, đời thứ 10, đương thời là Lý trưởng làng Xuân Úc. Cũng như bao người trong họ luôn trăn trở, lòng chẳng yên lòng.Cụ nói: “Lộc tư tại tư, ngọa bất yên chẩm” nghĩa là Thế Lộc tôi ngày lại ngày nằm chẳng yên gối. Bèn kiểm gia phả 3 chi, đính thành một bản, cuối mùa đông năm Tân Dậu (1921) đích thân sang làng Quỳnh Đôi, đến Huyện Nguyên Cao Bá Quý, tới họ Hồ đại tộc Quỳnh Đôi xin tìm họ. Sau khi khảo cứu Phả tộc nguyên lưu, chi họ ta cùng đồng phái với Chi đệ nhị họ Hồ Đại tộc Quỳnh Đôi, lại tới chi Đệ nhị họ Hồ Đại tộc Quỳnh Đôi, đến cử nhân Hồ Nghị khảo cứu phổ phái, rồi tới phái chi đệ nhị gặp lão họ ông Hồ Ngụ (cố Ngụ).
“Tường nhận tông phái nguyên lưu, nhất nhất tường minh đích thực”
         Cụ bèn phụng sao các hiệu Tiên Tổ đem về hợp với gia phả 3 chi, soạn lập chỉnh biên chép thành phả tộc. (Dịch theo bút tích của cụ Hồ Thế Lộc năm Nhâm Tuất 1922 ở gia phả tiểu chi 2 họ Hồ Quỳnh Liên).
          3.Thời kỳ sau khi tìm nhận được gốc Tổ ở họ Hồ Đại Tộc Quỳnh Đôi.Năm Nhâm tuất 1922, với điều kiện 3 chi không làm nhà thờ tế Tổ chung được là sự trăn trở của mọi người trong họ. Nhưng lực bất tòng tâm, vì thế lực của anh em con cháu còn yếu, hơn nữa lúc trưởng tộc qua đời, tự tôn còn nhỏ, đang trong sự cưu mang của thúc phụ họ là cụ Hồ Yên.
Chi 2 đã khởi công xây dựng nhà thờ tế Tổ đầu tiên. Kinh phí do anh em con cháu trong họ đóng góp công và cụ Hồ Thế Lộc cung tiến xây dựng và khánh thành đưa vào sử dụng tế tự cùng năm đó.
    4.Thời kỳ bước ngoặt lịch sử, mốc son đỏ và dấu hiệu sự phục hưng của họ.
       A/ Năm Bảo Đại thứ 11 (tức năm Bính Tý 1936)
      Gia phả của họ được biên soạn hoàn thành.Thúc phụ là cụ Hồ Yên trao lại việc hương khói thờ tự cho cháu tự tôn là cụ Hồ Tương lúc ấy đã trưởng thành.Họ đã mở một cuộc hội nghị họp ngày 12 tháng giêng năm Bính Tý 1936. Đại diện 3 chi có các thành viên gồm có:
        1. Trưởng chi 1:   Hồ Tương  (tự tôn)
        2. Trưởng chi 2:   Hồ Thế Lộc.
        3. Trưởng chi 3:   Hồ Tựa.
        4. Trưởng chi 3:   Hồ Khuơn (Khương)
        5. Lão họ          :   Hồ Tam.
        6. Nội tôn         :   Hồ Thế Tịnh.
         - Hội nghị đã thống nhất gia phả phụng soạn của cụ Hồ Thế Lộc .
         - Thống nhất hợp tế Tổ 3 chi và bắt đầu hợp tế vào đầu  xuân năm Bính Tý 1936.
          - Xây dựng vốn quỹ tế lễ và duy trì tế Tổ Hằng Năm.
Thư ký hội nghị là cụ Hồ Thế Tịnh  ghi chép biên bản.
        B/ Vậy thời kỳ này diễn ra 3 sự kiện lớn, đó là:
          1.Tự tôn đã trưởng thành, nhận việc hương khói thờ tự Tổ tiên của mình.
          2. Gia phả hoàn chỉnh được họ thống nhất (Hồ gia phổ ký Hán văn)
          3. Hợp tế Tổ 3 chi đầu tiên, xây dựng quỹ tế lễ và duy trì tế lễ hàng năm.
          5. Sự kiện ngoài sự mong muốn của dòng họ:
          Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công (1945), Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng với nạn đói chết người của cả nước, nên kéo theo sự một kiện lớn của họ ngoài sự mong muốn của mọi người.Đó là quỹ vốn tế lễ của họ bị phân


Hồ Phi Tiến (Theo http://music.easyvn.com/phuchungq)


Trung chi II họ Hồ Quỳnh Đôi





Theo sử cũ, ông tổ đầu tiên của họ Hồ ở nước ta là trạng nguyên Hồ Hưng Dật sống vào thế kỷ thứ 10. Tộc phả bị thất truyền 11 đời (khoảng 300 năm). Đến đời 12 (ông Hồ Liêm) dời ra Thanh Hóa và đời 13 (ông Hồ Kha) ở Nghệ An, tộc phả mới liên tục.

Năm 1314, ông Hồ Kha từ Quỳ Trạch (Yên Thành) về Quỳnh Đôi xem địa thế và giao cho con cả là Hồ Hồng ở lại cùng 2 người họ Nguyễn, họ Hoàng khai cơ lập nên làng Quỳnh Đôi còn mình trở lại Quỳ Trạch. Sau này ông Hồ Hồng cùng với 2 ông thủy tổ họ Nguyễn, họ Hoàng được dân suy tôn là Thành Hoàng, rước vào thờ ở đền làng. Ông Hồ Kha và ông Hồ Hồng được coi là thủy tổ họ Hồ ở Quỳnh Đôi, thờ ở nhà thờ lớn họ Hồ. Thế thứ (còn gọi là đời, vai) trong họ được tính từ ông Hồ Hân (con ông Hồ Hồng) trở đi, nghĩa là: ông Hồ Hân là đời thứ nhất. Nếu tính từ đời ông Hồ Hưng Dật thì phải cộng thêm 14 đời nữa.
Ông tổ trung chi II là Hồ Khắc Kiệm (đời 3 của họ Hồ Quỳnh Đôi), con là Hồ Ước Lễ, cháu Hồ Hân. Cháu đời 8 là Hồ Sĩ Anh (còn gọi là Hồ Thế Anh) sinh năm 1618, mất năm 1684, thi hội trúng tam trường, làm tri huyện Hà Hoa (vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh) tước Diễn Trạch hầu.
Hồ Thế Anh sinh Hồ Thế Viêm ( Đậu Sinh đồ), Hồ Phi Cơ (Thi hội đậu tam trường), Hồ Danh Lưu, Hồ Phi Tích ( Đậu Hoàng giáp, tước quận công), Hồ Phi Đoan.
Hồ Thế Viêm sinh Hồ Phi Khang (đời 10). Phi Khang sinh 5 con trai: Hồ Phi Phú, Hồ Phi Thọ, Hồ Phi Trù, Hồ Phi Phúc, Hồ Phi Huống.
Hồ Phi Phúc sinh 3 con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ (đời 12)
Nguyễn Nhạc (1743-1793) sinh các con trong đó có Nguyễn Bảo, con Bảo là Nguyễn Đâu.
Nguyễn Huệ (1753-1792) sinh các con trai trong đó có Quang Thiệu (Khang công tiết chế); Quang Bàn (Tuyên công, đốc trấn Thanh Hóa); Quang Toản (vua Cảnh Thịnh 1783-1802).
Hồ Phi Cơ (đời 9) sinh Hồ Phi Gia (thi hội đậu tam trường). Hồ Phi Gia sinh Hồ Phi Diễn (đậu sinh đồ) và Hồ Phi Lãng (cũng đậu sinh đồ). Hồ Phi Diễn (1703-1786) sinh Hồ Xuân Hương (đời 12, 1772-1822).
open all | close all
Hồ Hưng Dật (viễn tổ)
... (11 đời)
Hồ Kha (thủy tổ họ Hồ làng Quỳnh Đôi)
Hồ Hồng (thủy tổ)
(1) Hồ Hân (quản lĩnh hầu)
(2) Hồ Ước Lễ
(3) Hồ Khắc Kiệm (ông tổ trung chi 2)
... (đời 4, 5, 6, 7)
(8) Sĩ Anh
Thế Viêm
Phi Khang
Phi Phú
Phi Tứ
Phi Thọ
Phi Trù
Phi Phúc
Nguyễn Nhạc
Nguyễn Bảo
Ng. V. Đâu
Nguyễn Huệ
Ng. Quang Thiệu
Ng. Quang Bàn
Ng. Quang Toản
Nguyễn Lữ
Phi Huống
Phi Cơ
Phi Gia
Phi Diễn
Xuân Hương
Danh Lưu
Phi Tích
Phi Đoan
Tài liệu tham khảo:
  • „Hồ Tông thế phả“ (Hồ Sĩ Dương soạn, các hậu duệ chép bổ sung). Tiến sĩ Hồ Sĩ Dương (1621-1681) sống cùng thời với Hồ Thế Anh (1618-1684).Trong số các hậu duệ có Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1738-1785) sống cùng thời với Hồ Phi Phúc và cùng thế hệ với 3 anh em nhà Tây Sơn
  • „Hồ gia thực lục, bản chi thế thứ tục biên“ của tú tài Hồ Phi Hội (1802-1875), cháu 5 đời của Hồ Sĩ Anh và cùng thế hệ với Hồ Xuân Hương – Nguyễn Huệ
  • Ghi chép của Án sát Hồ Trọng Toàn (1801-1864)
  • Hồ Quỳnh gia phổ của chi Hồ Phi Tích, Thư viện Hoàng Xuân Hãn, Paris
Ghi chú: Thế thứ ghi ở trên là thế thứ họ Hồ ở Quỳnh Đôi. Đời 1 nếu tính từ Nguyên tổ (Trạng nguyên Hồ Hưng Dật, thế kỷ thứ 10) là đời 15.
Theo „Hồ Tông thế phả“: Con của Phi Khang là Phi Phú, Phi Thọ, Phi Trù, Phi Phúc, Phi Huống từ Quỳnh Đôi di cư lên Nhân Lý (Nhân Sơn, Quỳnh Hồng ngày nay) rồi một chi chuyển cư vào Thái Lão – Hưng Nguyên, tiếp theo một chi vào trại Tây Sơn – Qui Nhơn.
Trần Thanh Mai (tạp chí Văn học số 10-1964) cho rằng Hồ Xuân Hương là con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha khác mẹ với Hồ Sĩ Đống (1738-1786). Thế nhưng „Hồ Tông thế phả“ chép: „Phi Diễn sinh nữ Xuân Hương ư Khán Xuân phường“ (Phi Diễn sinh con gái Hồ Xuân Hương ở phường Khán Xuân)


Hồ Phi Tiến (Theo http://www.informatik.uni-leipzig.de)

2. Hồ Tộc tại Thừa Thiên Huế
3. Hồ Tộc tại làng Xuân Hòa, xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, TT -  Huế
4. Phả hệ Hồ Tộc tại làng Xuân Hòa, xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, TT -  Huế





PHỤ LỤC:

Hồ (họ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hồ (chữ Hán: 胡) là họ của người Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên (Hangul: 호, Romaja quốc ngữ: Ho). Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đây là họ xếp thứ 15 về độ phổ biến, theo một nghiên cứu năm 2006[1]. Trong bách gia tính, họ Hồ được xếp ở vị trí 158.

Mục lục

Một số nhân vật nổi tiếng

Việt Nam

Trung Quốc

1. Chú thích ^ (tiếng Trung) Jiansong Zhang (10 tháng 1, 2006). “New 100 family names fresh data”. NetEase (163.com). Truy cập 10 tháng 9 năm 2007

 

HỌ HỒ TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT

Xem hình












Họ Hồ là họ lâu đời ở xứ Nghệ. Kể từ trạng nguyên Hồ Hưng Dật lập nghiệp ở Hương Bào Đột (nay thuộc Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An), đến nay đã trên ngàn năm. Người họ Hồ tập trung ở châu Hoan (Nghệ An – Hà Tĩnh), con cháu ngày nay có mặt khắp nơi trên cả nước.
Cháu đời thứ 15 của trạng nguyên Hồ Hưng Dật là Hồ Quý Ly (vua nhà Hồ), Trạng nguyên Hồ Tông Thốc, Quản lĩnh hầu Hồ Hân, Hoan quận công Hồ Nhân.
Cháu 27 đời là vua Quang Trung (Hồ Thơm), Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Tư nhân hầu Hồ Phi Tứ.
Đến nay di duệ cụ tổ Hồ Hưng Dật đã đến đời 38, 39; đời nào cũng có công đóng góp nhiều cho đất nước, có nhiều di tích văn hóa lịch sử được Nhà nước công nhận.
Nhà thờ họ Hồ ở Quỳnh Đôi thì chắc chắn ai cũng biết, trong đó tập hợp rất nhiều danh nhân, như công thần nhà Lê là Quản lĩnh hầu Hồ Hân, các nhà thơ, nhà sử học như Hồ Sĩ Dương, Hồ Phi Tích, Hồ Sĩ Tân, Hồ Sĩ Đống… cùng các nhà yêu nước và cách mạng, như Hồ Sĩ Tuần, Hồ Ngọc Lãm, Hồ Tùng Mậu…
Gia phả các chi phái họ Hồ nói chung đều được giữ rất kỹ trong các nhà thờ họ ở khắp nơi trong nước.

Xin bật mí với các bạn, tại TP Vũng Tàu đã có đường Hồ Quý Ly bên bờ biển Thùy Vân; tại TP Vinh có đường Hồ hán Thương (con vua Hồ Quý Ly – cùng với Hồ Nguyên Trừng là ông tổ ngành thuốc súng và đại bác).
Tại TP Hồ Chí minh thì có 18 con đường mang tên của dòng họ Hồ:
đường Hồ Hảo Hớn
đường Hồ Huấn Nghiệp
đường Hồ Tùng Mậu
đường Nguyễn Huệ (Hồ Thơm)
đường Hồ Xuân Hương
đường Trần Quốc Thảo (Hồ Xuân Lưu)
đường Hồ Biểu Chánh
đường Hồ Học Lãm
đường Hồ Bá Kiện
đường Hồ Văn Huê
đường Hồ Đắc Duy
đường Hồ Ngọc Cẩn
đường Hồ Bá Phấn
đường Hồ Văn Long
đường Hồ Văn Tắng
đường Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu)
đường Cô Bắc
đường Cô Giang

các bạn có biết tại sao người miền Nam gọi hoa là bông không?
Ví dụ: hoa hồng = bông hồng ; hoa mai = bông mai
Thời Nguyễn, bà Hồ Thị Hoa là Chánh thất vua Minh Mệnh, là mẹ vua Thiệu Trị.
Vua Minh Mệnh là Nguyễn Phúc Đản, làm vua từ 1820 – 1840. Vua Thiệu Trị là Nguyễn Phúc Miên Tông, làm vua từ 1841 đến 1847.
Bà Hồ Thị Hoa là con gái Phước Quận Công Hồ Văn Bôi. Bà mất khi Miên Tông mới sinh được 13 ngày, được vua phong là Tá thiên Nhân Hoàng Hậu.
Chính vì tên húy bà là Hoa nên vùng Đông Hoa ở Huế phải đổi tên thành Đông Ba (nay còn có chợ Đông Ba), làng Hoa Cầu đổi thành làng Huê Cầu, tỉnh Thanh Hoa đổi thành tỉnh Thanh Hóa…
Cầu Bông ở Sài Gòn, chính là cầu Hoa mà ra.

Các bạn biết không?Vua Tự Đức chính là cháu nội bà Hồ Thị Hoa đấy!
Mộ bà Hồ Thị Hoa táng tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Vua Thiệu Trị có cho xây dựng nhà thờ họ Hồ ở Thủ Đức, để thờ ông Hồ Văn Bôi và mẹ bà Hồ Thị Hoa, vì ông Hồ Văn Bôi khởi nghiệp ở Thủ Đức.
Đến đời Tự Đức, vua đặt tên là Dụ Trạch Tự, lưu cho đến bây giờ.

Họ Hồ văn võ kiêm toàn. Ngày nay có rất nhiều tiến sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nghệ sĩ và tướng lĩnh trong bộ máy nhà nước.
Xin cung cấp cho em biết một số tiến sĩ họ Hồ từ triều Nguyễn về trước (không kể phó bảng):

1. Hồ Hưng Dật trạng nguyên – nguyên tổ
2. Hồ Tông Thốc trạng nguyên – triều Trần
3. Hồ Tông Đốc trạng nguyên – triều Trần
4. Hồ Tông Thành trạng nguyên – triều trần
5. Hồ Doãn Hài tiến sĩ – triều Trần
6. Hồ Ngạn Thần thái học sinh – triều Hồ
7. Hồ Ước Lễ thái học sinh – triều Lê
8. Hồ Doãn Văn tiến sĩ – triều Lê
9. Hồ Đình Quế tiến sĩ – triều Lê
10. Hồ Đình Trung tiến sĩ – triều Lê
11. Hồ Bĩnh Quốc hoàng giáp – triều Lê
12. Hồ Sĩ Dương tiến sĩ – triều Lê
13. Hồ Phi Tích hoàng giáp – triều Lê
14. Hồ Sĩ Tôn thiên hạ sĩ vọng - Lê
15. Hồ Sĩ Tân tiến sĩ – triều Lê
16. Hồ Sĩ Đống hoàng giáp - triều Lê
17. Hồ Sĩ Tuần tiến sĩ – triều Nguyễn
18. Hồ Trung Lượng tiến sĩ – triều Nguyễn
19. Hồ Văn Trị tiến sĩ – triều Nguyễn
20. Hồ Sĩ Tạo tiến sĩ – triều Nguyễn

Trên diễn đàn văn học trước đây, họ Hồ có các tác gia văn chương nổi tiếng sau:

Hồ Quý Ly
Hồ Tông Thốc
Hồ Nguyên Trừng
Hồ Sĩ Dương
Thiên hạ vọng sĩ Hồ Sĩ Tôn
Tiến sĩ Hồ Sĩ Tân
Cử nhân Hồ Tất Tố
Hoàng giáp song nuyên Hồ Sĩ Đông
Cử nhân Hồ Đắc Dự
Tú tài Hồ Phi Hội
Tiến sĩ Hồ Sĩ Tuần
Cử nhân Hồ Trọng Đĩnh
Tiến sĩ Hồ Phi Tạo
Cử nhân Hồ Phi Huyền
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương

HXL sưu tầm nghiên cứu 
Đi tìm mộ Hồ Quý Ly

Xem hình
Thành Tây Gia của nhà Hồ ở Thanh Hóa
Cách nay gần nửa thế kỷ, một thanh niên VN đã qua Trung Quốc, lặn lội lần tìm dấu vết Hồ Quý Ly và hậu duệ.
Cuộc tìm kiếm bất thành, đành làm bài thơ trên khóc tế nhân vật lịch sử này của nước Việt rồi thề rằng: “Người ôm mối hận vong quốc, gửi nắm xương tàn xa đất nước gần 600 năm.
Tôi nguyện đời này sẽ cố gắng tìm kiếm được nơi an nghỉ của Người, và dù chỉ còn là nắm đất cũng đưa về quê hương...”. Rồi nay khi tóc râu đã bạc trắng, người đó mới thực hiện được một phần lời thề của mình.
Người đó là nhà khảo cổ và chuyên gia mộ táng Đỗ Đình Truật. Ngay từ thuở nhỏ, ông đã say mê nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly trong những buổi ê a Việt sử dưới mái trường Lê Khiết, Quảng Ngãi. Mặc dù các nhà sử học có nhiều cách nhìn khác nhau về Hồ Quý Ly, thậm chí kết tội phản thần, giết vua, nhưng cậu học sinh Truật khi ấy vẫn cho rằng đó là nhân vật anh hùng. “Một kẻ khác người, có tầm vóc thời cuộc, có công vực dậy, canh tân và bảo vệ đất nước, nhưng tiếc thay vận mệnh ngắn ngủi, để lại mối nghi hoài cho lịch sử...”.
Mộ Hồ Văn Hải ở núi Lão Hổ Sơn, nơi ông Truật cho rằng đó là hậu duệ của Hồ Quý Ly và được chôn trong khu mộ của dòng họ nhà Hồ
Để tìm hiểu sự thật về Hồ Quý Ly, ông suốt ngày chìm đắm trong lịch sử và dần dần mê sử học lúc nào không biết. Năm 1954 ông ra Bắc, rồi được gửi sang Trung Quốc du học ở thành phố Nam Ninh, Quảng Tây. Cơ hội nghiên cứu lịch sử lại càng đến với ông khi được thọ giáo chính thầy Trần Văn Giáp, trợ lý của Viện Viễn Đông Bác cổ và là người mà chính nhiều trí thức Trung Quốc cũng phải tôn phong là Quách Mạt Nhược thứ hai.
Những ngày nghỉ cuối tuần, thầy Giáp và ông thường lang thang khắp nơi, tìm kiếm dấu vết sinh sống, lưu đày và nơi gửi nắm xương tàn của các nhân vật lịch sử VN. Lúc ấy ở Trung Quốc việc đi lại của các du học sinh VN cực kỳ khó khăn. Nhiều lần ông và thầy phải đi bộ, phải ghé nhà dân bên đường, xin nước uống và chén cơm cầm hơi.
Ở Quảng Tây ông đã phát hiện được di mộ của nhà yêu nước Nguyễn Thiện Thuật và làm thơ khóc tế người: “Đá bia u uẩn tình đất nước. Ái quốc yêu dân buổi đoạn trường. Rừng lau bãi sậy quân một nhóm. Chính nghĩa không mờ với nước non ...”. Nhưng dấu vết nhân vật lịch sử mà ông say mê nhất là Hồ Quý Ly thì vẫn mịt mờ.
Sau khi thật sự tin rằng thông tin về Hồ Quý Ly bị bắt cùng bộ tướng ở cửa Kỳ La (Hà Tĩnh), rồi phải chịu lưu đày và chết bệnh ở Quảng Tây là không chính xác, ông lại tiếp tục đi tìm dấu vết ở các địa phương khác. Bước chân ông đã đặt đến rất nhiều nơi, thậm chí cả dinh Lưỡng Quảng tổng đốc Tôn Sĩ Nghị, tư gia tướng giặc Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc, tàng thư cổ của nước Việt ở Côn Minh, Vân Nam nhưng vẫn hoài công. Đến khi lần mò trong Minh sử và Mộc Thạnh cố truyện, Trương Phụ cố truyện (những vị tướng Tàu từng đánh nhau với nhà Hồ)..., le lói được chút dấu vết Hồ Quý Ly thì ông phải về nước. Tâm nguyện không thành, trước khi ra về ông đã thắp nén nhang, làm bài thơ “Anh hùng thất thế trơ thành quách ...” khóc tế Hồ Quý Ly và thề sẽ có ngày trở lại...
Ông Truật (thứ hai từ phải sang) cùng hậu duệ họ Hồ dưới chân núi Lão Hổ Sơn
Năm 1961 ông về VN, tham gia nhóm khảo cổ đầu tiên của miền Bắc, nhưng hễ có thời gian rảnh rỗi là lại mày mò nghiên cứu, tìm kiếm dấu vết nhà Hồ. Không biết bao nhiêu lần ông đã về thành Tây Giai, Thanh Hóa, đứng trước phế tích của thành nhà Hồ mà bồi hồi suy ngẫm thế sự bi hùng của một nhân vật chịu quá nhiều oan khiên trong miệng tiếng người đời.
Chính tại đây ông đã không cầm được nước mắt khi phủi bụi mờ, đọc văn bia của thái tử Trịnh Cán và vua Bảo Đại còn lưu lại trong những chuyến viếng thành. Hai con người này mặc dù vẫn theo chính sử phong kiến cho rằng Hồ Quý Ly là phản thần, nhưng phải thốt lên lời ca ngợi trước những gì nhà Hồ đã làm được. Cũng chính tại đây, ông đã từng bị công an địa phương bắt giải về trụ sở vì “hành vi cứ suốt ngày mò mẫm ở thành cổ”. Đến khi nhận ra danh tính và ý nguyện của nhà khảo cổ, họ đã hết lời xin lỗi và bố trí cả cơm nước cho ông.
Trong các dấu vết còn lưu lại, ông đặc biệt quan tâm đến di chỉ và gia phả của hậu duệ cũng như bộ tướng của Hồ Quý Ly còn lại ở VN. Trong đó có người cháu Hồ Quý Ly là Hồ Quý Công chạy được vào đất Tư Nghĩa, mà bây giờ còn miếu thờ ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Riêng ở huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi cũng còn di mộ Đỗ Đình Hầu, một võ tướng nổi tiếng đã từng nhiều lần cùng nhà Hồ chinh phạt quân Lâm Ấp... Ông đã lần mò chắp nối hàng trăm bản đồ cổ từ những chuyến đi sứ hay bị lưu đày của các bậc quan tướng Việt trên đất Trung Quốc và trao đổi thêm thông tin với nhiều nhà sử học uy tín. Dấu vết người xưa dần dần sáng tỏ ở một địa danh núi Lão Hổ Sơn, thôn Kim Lăng, thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô.
Năm 2004, ông Truật đã sang tuổi 74 và hiểu rằng mình không còn nhiều thời gian để thực hiện tâm nguyện. Trong lúc đang loay hoay thì ông nhận được sự tài trợ của một cơ quan cho chuyến đi Trung Quốc tìm mộ Hồ Quý Ly của mình. Đêm trước ngày đi ông mừng vui lẫn nôn nao khó tả. Mặc dù đã cả đời nghiên cứu Hồ Quý Ly, nhưng ông vẫn chong đèn lần giở sách cũ, lặng lẽ đọc lại từng lời khen, chê đối với nhân vật lịch sử này. Gió lạnh đêm khuya lùa qua khe cửa thổi tung trang sách.
Trên chuyến bay từ TP.HCM qua Bắc Kinh, ông có cảm giác như mình đang đi ngược lại lịch sử. Cô sinh viên VN tên Thu Vân du học ở Trung Quốc đã tự nguyện làm người hướng dẫn đợi ông ở ngay cổng sân bay. Ngay đêm đó, hai người tiếp tục đi xe lửa từ Bắc Kinh sang Nam Kinh. Chuyến đi mệt mỏi nhưng ông vẫn không thể chợp mắt. Cô gái Việt luôn miệng cứ hỏi chuyện sử Hồ. Tình cờ một hành khách người Trung Quốc ngồi cùng toa xe nghe chuyện, tình nguyện giúp đỡ. Anh nói: “Tôi cũng họ Hồ, nhưng không biết có phải là con cháu nhà Hồ nước Việt mà ông tìm kiếm hay không...”.
Đến Nam Kinh, người này đã đưa ông và Thu Vân đến núi Lão Hổ Sơn. Núi Lão Hổ Sơn là một cụm gồm ba ngọn núi nhỏ cao khoảng 100m với diện tích hơn 80ha nằm bên bờ Nam sông Dương Tử. Trên núi, cây cối rậm rạp bao quanh một bãi nghĩa trang cổ vẫn còn được người nay chôn cất.
Đường lên núi gập ghềnh khó đi. Ông phải nhặt một cây gậy bên đường để leo núi. Suốt cả ngày hôm đó ông vạch cây cỏ, tìm kiếm từng ngôi mộ. Có mộ còn bia ghi tên tuổi, nhiều mộ đã hoang phế vô danh. Đặc biệt, trên núi còn các lô cốt được Nhật xây dựng trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật. Những người già địa phương kể rằng nhiều mộ cổ, kể cả lăng mộ và cái miếu rất lớn thờ một “người họ Hồ” đã bị quân Nhật san bằng làm lô cốt.
Ngày hôm sau ông trở lại núi, cặm cụi ngồi đọc từng bia mộ còn lại và bất ngờ phát hiện nấm mộ của một người tên Hồ Văn Hải mất cách đây hơn 100 năm nằm dưới tán cây rừng, mà ông tin rằng có thể là hậu duệ của Hồ Quý Ly ...
Hai nắm đất ông Truật mang về từ nơi lưu đày Hồ Quý Ly
Ông mở chiếc túi lúc nào cũng ôm khư khư bên người lấy ra một chai rượu trắng, bánh kẹo, đèn cầy và bó nhang được mang từ VN sang. Lặng lẽ sắp đồ cúng ngay trên đỉnh núi, ông thắp nén nhang khấn vái: “Thuở giang sơn suy vi, giặc cường bạo xâm chiếm, Ngài phát tiết chí khí anh hùng mưu đồ chuyện lớn cho dân tộc. Tiếc thay thời thế chưa thuận, vận hùng ngắn ngủi, Ngài phải chịu cảnh lưu đày, rồi vong thân ở xứ người. Hôm nay, tôi cũng là con cháu tổ tiên Lạc Hồng sang đây thắp cho Ngài nén nhang với vài món quê nhà, khấn báo Tổ quốc đã hoàn toàn độc lập...”. Cúng xong, ông lặng lẽ tưới rượu lên đỉnh núi và cắm hết những nén nhang còn lại ở các nấm mồ vô danh...
Dưới chân núi có cả một làng họ Hồ. Ngay trong đêm đó, ông tìm thẳng đến ngôi làng này. Những người già ở đây đã bật khóc khi nghe ông kể chuyện lưu đày của Hồ Quý Ly gần 600 năm trước. Một số người cho biết ngày xưa ông bà của họ hay lên cúng tế ở ngôi miếu trên đỉnh núi.
Vượt qua hàng ngàn kilômet đến nơi lưu đày Hồ Quý Ly, nhưng không tìm ra được chính xác mộ phần của người, ông Truật đành bồi hồi đào nắm đất trên đỉnh Lão Hổ Sơn, bỏ vào túi nâng niu mang về. Từ đây ông trở nên ít nói, trầm lắng khác thường. Cả đời say mê nghiên cứu nhà Hồ, ông thuộc nằm lòng đến từng chi tiết về nhân vật này. Năm 1407, Hồ Quý Ly cùng gia quyến, các bộ tướng... bị quân Minh bắt và đưa về Nam Kinh.
Tuy nhiên, tại đây hoàng đế nhà Minh đã nhận ra khả năng của họ nên đã trọng dụng. Theo tài liệu của ông Truật, Hồ Quý Ly sau khi trải qua đường lưu đày gian khổ đã chết ở Nam Kinh và được xây lăng mộ trên núi Lão Hổ Sơn. Còn Nguyễn An, Hồ Nguyên Trừng được mời tham gia Bộ công, có công rất lớn trong việc thiết kế, xây dựng thành Bắc Kinh và đúc súng thần công cho nhà Minh. Còn Hồ Hán Thương thì được đế triều vời ra dạy Kinh dịch cho hoàng gia. Một số người trong họ về sau lấy vợ người Trung Quốc và hậu duệ nhà Hồ nước Việt tiếp tục nối dài.
Thắp nén nhang cuối cùng bái lạy Hồ Quý Ly trước khi lên đường về nước, ông nguyện rằng sẽ có ngày trở lại, “tìm chính xác nơi Ngài yên nghỉ và đưa Ngài về cố quốc”.


Hồ Quý Ly sinh năm 1336, ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, ông có hai người cô lấy vua Trần Minh Tông. Một người sinh ra vua Trần Nghệ Tông, một người sinh ra vua Trần Duệ Tông nên Hồ Quý Ly rất được triều đình tin tưởng và phong nhiều chức tước lớn. Nếu tạm gác lại tranh luận, Hồ Quý Ly được nhường ngôi hay cướp ngôi vua của nhà Trần, thì ông là vị vua có nhiều biện pháp canh tân đầu tiên của đất nước và kiên quyết chống ngoại xâm.
Ngay khi còn làm quan, ông đã nhiều lần cầm quân đi đánh giặc Lâm Ấp, mở rộng bờ cõi phía Nam. Lên ngôi vua, việc đầu tiên ông quan tâm là giữ nước với nhiều biện pháp xây dựng thành trấn (Trong đó có Thành Tây Giai, Thanh Hóa vẫn còn đến ngày nay), tăng cường quân số và sức mạnh quân đội, đóng chiến tàu hạng nặng, mở xưởng chế tạo thuốc súng, tập trung người giỏi chế tạo khí giới…
Tuy nhiên, công lao lớn nhất của ông được người đời sau đề cao là những biện pháp canh tân kinh tế - xã hội. Ông là vị vua nước Việt đầu tiên cho in và phát hành tiền giấy rộng rãi trong dân chúng, đồng thời nghiêm trị xử chém kẻ làm tiền giả. Ông thực hiện lại chính sách ruộng đất tập trung quá nhiều quan quyền thời Trần, bằng việc ngoài vương tôn, công chúa, không ai được phép có quá 10 mẫu ruộng. Ông cũng ban hành lại chính sách thuế phù hợp, công bằng với người giàu và người nghèo. Đặc biệt ông cho đặt y tỳ, quản tế, giống như các sở y tế ngày nay để chăm lo sức khỏe cho dân. Ngoài ra, việc học hành, thi cử cũng được ông sửa sang lại nhiều. Trong đó lấy toán học đặt ra thêm một trường nữa và đưa môn này vào các kỳ thi.
Trong cuộc chiến với nhà Minh, nhiều quan tướng chủ hòa, nhưng Hồ Quý Ly quyết đánh, bởi ông hiểu rõ ý đồ xâm lược của giặc. Về sau, Nguyễn Trãi đã viết về ông là một bậc đế vương, muốn xây dựng nước Đại Việt hùng mạnh theo ý người, nhưng tiếc thay vận nước chưa đến, thật đáng tiếc và cảm phục. Còn nhà hán học Trần Văn Giáp thì nhận xét thực chất cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi là bước thứ hai chống quân Minh mà vua tôi nhà Hồ chưa làm xong. Đặc biệt, Trần Trọng Kim mặc dù vẫn theo cái nhìn trung thần, phản nghịch của phong kiến nhưng cũng thừa nhận ông không phải là người tầm thường.
Hiện nay, nhiều quan điểm sử học so sánh Hồ Quý Ly và Nguyễn Huệ, nhưng điểm khác biệt của Hồ Quý Ly là không chỉ dũng tướng mà ông còn giỏi về kỹ trị, canh tân đất nước?
Hồ Thành Tín (Theo hohovietnam.vn)



XÁC NHẬN NGUỒN GỐC CỦA QUANG TRUNG - NGUYỄN HUỆ
02.09.2010 20:29
Viện Sử học đã nhận được thư của Quý Ban ngày 15 tháng 02 năm 2005 về quê gốc của Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Về vấn đề này, chúng tôi xin trả lời như sau:
VIÊN KHOA HỌC VIỆT NAM
---------------
VIỆN SỬ HỌC
Số:170/CV - VSH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tư do - Hạnh phúc
------------------
                         Hà nội, ngày 15 tháng 02 năm 2005
Kính gửi: Ban liên lạc họ Hồ Việt Nam

Viện Sử học đã nhận được thư của Quý Ban ngày 15 tháng 02 năm 2005 về quê gốc của Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Về vấn đề này, chúng tôi xin trả lời như sau:
Nguyễn Huệ sinh năm 1753, mất ngày 16 tháng 9 năm 1792. Ông là anh hùng dân tộc và là quân sự thiên tài. Quê hương của Nguyễn Huệ thế kỷ XVIII là vùng đất phía Tây của phủ Quy Nhơn được gọi chung là Tây Sơn.Tổ tiên của ông là họ Hồ vốn trấn Nghệ An. Khoảng thế kỷ XVII, Tổ bốn đời của ông vào Đàng Trong sinh sống và lập cư ở ấp Tây Sơn. Ấp Tây Sơn gồm ấp Nhất (thôn An Lũy, xã Phú An) và ấp Nhì (thôn Cửu An huyện An Khê, tỉnh Gia Lai) thuộc vùng Tây Sơn Thượng Đạo là thành quả khai hoang và là quê hương đầu tiên của Tổ tiên anh em Tây Sơn trên đất Đàng Trong. Đến đời cha của Hồ Phi Phúc thì dời về quê vợ là Phú Lạc, ấp Kiên Thành (xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, Bình Định) thuộc vùng Tây Sơn Thượng Đạo.
Sau một thời gian trú ngụ tại quê vợ, Hồ Phi Phúc lại chuyển cư về ấp Kiên Mỹ bên bờ sông Côn (nay là Khối I, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định) vừa khai hoang vừa làm ruộng.
Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm và thường được gọi là chú Ba Thơm.
Trên đây là một số nét về Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
Xin gửi đến Quý Ban lời chào trân trọng.

                                                                   VIỆN TRƯỞNG VIÊN SỬ HỌC
                                                                            (Đã ký tên và đóng dấu)
                                                                         PGS.TS. Trần Đức Cường



Hồ Thanh Tâm (Theo Văn phòng BLLHHVN)
SƠ LƯỢC NGUỒN GỐC NHỮNG TÊN HỌ PHỔ BIẾN NHẤT TẠI VIỆT NAM

Không phải bất cứ tên họ nào của người Việt cũng là họ của Tàu. Tuy nhiên, đa số tên họ mà người Việt có, đều là họ của người Tàu. Ðiều đó không có nghĩa ta là Tàu, mà chỉ có nghĩa ta đã bắt chước hay bị bắt buộc nhận tên họ của Tàu, vì ảnh hưởng văn hóa, vì các cuộc hôn nhân dị chủng. Sau đây là nguồn gốc các tên họ phổ biến nhất tại Việt Nam. Viết phần này, chúng tôi căn cứ theo tài liệu của Sheau Yeuh J. Chao trong tác phẩm: In Search Of Your Asian Roots - Genealogical Research On Chinese Surnames.
1.     ÂU => Theo sách Đường Thư Tể Tướng Thế Hệ Biểu, Vô Cương chắt đời thứ 7 của Câu Tiễn được ban cho đất ở núi Âu Dư Sơn để cai trị. Do vậy, một số cháu chắt Vô Cương đã nhận họ Âu và chọn đất Bình Dương, tỉnh Thiểm Tây để cư ngụ, một số khác nhận họ kép Âu Dương vì ở đó có ngọn núi Âu Dương. Dòng họ Âu Dương cư ngụ tại 2 tỉnh Giang Tô và Sơn Đông.
2.     BÙI => Theo sách Thông Chí Thị Tộc Lược, ông Bá Khôi, thời vua Đại Vũ nhà Hạ, được ban cho đất ở làng Bùi. Con cháu ông Bá Khôi nhận tên làng Bùi làm tên họ. Dòng họ Bùi ban đầu cư ngụ tại tỉnh Hà Đông, phía đông sông Hoàng Hà.
3.     CAO => Theo Quảng Vận, đời Chu, con cháu của Kỷ Thái Công được ban cho nước Cao để cai trị. Cháu chắt đã nhận tên nước Cao làm tên họ. Dòng họ Cao ban đầu cư ngụ tại tỉnh Sơn Đông.
4.     CHU => Thời xưa, nước Tàu có nước nhỏ gọi là Chu, do Thái Vương cai trị. Con là Văn Vương nối nghiệp, nhận tên Chu làm tên họ nên gọi là Chu Văn Vương. Ban đầu, dòng họ Chu cư ngụ tại Thiểm Tây, sau lan dần sang Hà Nam.
5.     CUNG => Theo sách Tính Thị Khảo Lược do Trần Đình Vi viết vào đời nhà Thanh, Huy là con thứ 5 của Hoàng Đế đã sáng chế ra cây cung nên được ban cho đất Trương để cai trị. Con cháu đã nhận chữ Cung và Trương làm tên họ. Theo sách Vạn Tính Thống Phổ, Thúc Cung làm quan đại phu nước Lỗ ở tỉnh Sơn Đông. Cháu chắt đã nhận chữ Cung làm tên họ. Gia tộc họ Cung phát triển ở vùng Sơn Tây. Vào thời Nam Bắc Triều, nhiều họ Cung đổi sang họ Trương để tránh bị bạc đãi.
6.     QUAN => Theo sách Cổ Kim Tính Thị Biện Chứng, họ Quan do tên chức quan canh gác cung điện nhà Chu. Quan Chí Cơ, giữ chức Đại Phu nước Ngu, là người đầu tiên nhận họ Quan. Dòng họ Quan tập trung nhiều ở tỉnh Sơn Tây là nơi ngày xưa có nước Ngu.
7.     DOÃN => Ban đầu từ Doãn để chỉ bộ lạc cổ gọi là rợ Nhung. Khi người Nhung cư ngụ trong lãnh thổ Hán, bị đồng hóa thì người Nhung đã nhận tên bộ tộc Doãn làm tên họ.
8.     DƯ => Theo sách Nguyên Hà Tính Toản của Lâm Bảo, viết vào đời Đường (618-907), người sáng lập họ Dư là Do Dư làm quan đời nhà Tần. Con cháu nhận tên ông làm tên họ. Trong Hán văn, hình dạng chữ Dư và chữ Xa rất giống nhau nên vào đời nhà Đường, vì viết lầm họ Dư ra họ Xa, nên từ đó nước Tàu có thêm họ Xa.
9.     DƯƠNG => Theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, họ Dương là chi nhánh của họ kép Dương Thiệt, và bắt đầu xuất hiện thời Xuân Thu- Chiến Quốc. Dòng tộc họ Dương ban đầu cư ngụ tại Sơn Tây, sau di chuyển qua Thái Sơn tỉnh Sơn Đông.
10. ĐÀO => Họ Đào bắt nguồn từ chức quan gọi là Đào Chính. Đào Chính là chức quan trông coi việc chế tạo đồ gốm cho cung điện nhà Chu. Người đầu tiên giữ chức quan Đào Chính là ông Ngu, con cháu ông lấy từ Đào làm tên họ. Trong Hán tự, đào có nghĩa là đồ gốm.
11. ĐẶNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Đặng là chi nhánh của họ Mạn. Đặng là tên nước. Cuối đời Thương, con cháu của Kim Thiên Thị được ban cho đất Đặng để cai trị. Do vậy, cháu chắt đã nhận tên Đặng làm tên họ. Dòng họ Đặng cư ngụ tại Hà Nam là nơi xưa kia có nước Đặng.
12. ĐINH =>Họ Đinh rất phổ biến tại Trung Quốc, theo Vạn Tính Thống Phổ và Thông Chí Thị Tộc Lược được viết vào đời Tống (960-1279), họ Đinh là chi nhánh của họ Khương, thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Vào đời nhà Chu, hậu duệ của Hoàng Đế nhận chữ Đinh làm tên họ. Dòng tộc Đinh ban đầu cư ngụ tại tỉnh Sơn Đông.
13. ĐOÀN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, Đoàn là tên của giống dân du mục mà người Hán gọi là rợ Hồ. Khi họ định cư tại đất Hán vào đời hậu Chu (947-950), họ nhận tên Đoàn làm tên họ. Theo sách Sử Ký Ngụy Thế Gia, họ Đoàn là chi nhánh của họ kép Đoàn Can. Đoàn Can là tên ấp nằm trong nước Ngụy và ông tổ của dòng họ này là Đoàn Can Mộc. Dòng họ Đoàn và Đoàn Can ban đầu cư ngụ tại Sơn Tây và Hồ Bắc là nơi xưa kia có nước Ngụy.
14. ĐỖ, PHẠM => Theo Nguyên Hà Tính Toản và Lộ Sử, Lưu Luy thuộc dòng Đường Đế Nghiêu. Lưu Luy lập ra nước Đường nay ở Sơn Tây và người ta thường gọi là Đường Đỗ Thị. Vào triều đại nhà Chu, Chu Thành Vương chiếm nước Đường. Một người cháu Lưu Luy được cấp đất Đỗ Thành ở Tây An tỉnh Thiểm Tây và được phong tước Đỗ Bá. Do vậy, con cháu nhận tên Đỗ làm tên họ. Đất Đỗ Thành lại bị Chu Tuyên Vương chiếm và con của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc chạy sang nước Tấn, được phong chức Sĩ Sư nên đổi họ Đỗ thành họ Sĩ. Đến đời chắt của ông này là Sĩ Hội được ban cho đất Phạm, gọi là Phạm Ấp để cai trị, nên đã đổi họ Sĩ ra họ Phạm. Dòng họ Phạm phát triển mạnh tại tỉnh Sơn Tây.
15. GIANG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, chắt vua Chuyên Húc là Bá Khôi được ban cho đất Giang Lăng để cai trị. Vào thời Xuân Thu, nước Giang bị nước Sở thôn tính, cháu chắt Bá Khôi đã chọn tên Giang làm tên họ để tưởng nhớ nước Giang.
16. GIÁP => Theo Phong Tục Thông, họ Giáp bắt nguồn từ họ kép Giáp Phụ và Giáp Phụ là tên nước.
17. HÀ/HÀN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Hà có từ đời nhà Tần, là chi nhánh của họ Hàn, thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Người lập nên họ Hà là Hàn An, sống ở nước Hàn nay ở tỉnh Sơn Tây. Khi Tần Thủy Hoàng chiếm nước Hàn, Hàn An trốn sang Giang Tô và đổi thành họ Hà. Dòng họ Hà sinh sống dọc theo sông Dương Tử và sông Hoài chảy qua hai tỉnh Giang Tô và An Huy.
18. HOÀNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, Hoàng là tên đất. Chu Vũ Vương cho con cháu Lục Chung đất Hoàng ở Hà Nam để cai trị. Nước Hoàng bị nước Sở Chiếm, con cháu Lục Chung nhận từ Hoàng làm tên họ để tưởng nhớ nước Hoàng. 
19. HỒ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Hồ thuộc dòng dõi Đế Thuấn, và người lập nên họ Hồ là Hồ Công Mãn. Họ Hồ là chi nhánh của họ Trần. Hồ Công Mãn được Chu Vũ Vương ban cho đất Trần để cai trị. Khi Hồ Công Mãn chết, con cháu lấy họ Hồ để tưởng nhớ người sáng lập nước Trần. Dòng họ Hồ cư ngụ tại Hồ Bắc.
20. KHỔNG => Họ Khổng thuộc dòng dõi Hoàng Đế, theo Quảng Vận, họ Khổng là chi nhánh của họ Tử. Con của Đế Cốc đã nhận chữ Tử làm tên họ. Đến đời vua Thành Thang (1766-1753 TCN), một người chắt Đế Cốc được giữ chức Thái Ất. Do vậy, con cháu đã phối hợp chữ Tử và Ất, tạo thành chữ Khổng để làm tên họ. Người đầu tiên nhận họ Khổng là Khổng Phú Gia.
21. KHUẤT => Theo Thượng Hữu Lục và Vạn Tính Thống Phổ, Khuất là tên đất gọi là Khuất Ấp. Con của Chu Vũ Vương được ban cho Khuất Ấp để cai trị. Cháu chắt đã nhận địa danh Khuất làm tên họ. Dòng họ Khuất ban đầu cư ngụ tại Hà Nam.
22. KHÚC => Theo Vạn Tính Thống Phổ và Thông Chí Thị Tộc Lược, họ Khúc thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Con của Mục Hầu nước Tấn được ban cho đất gọi là Khúc Ốc. Do vậy, con cháu đã nhận họ Khúc. Dòng họ Khúc cư ngụ tại Thiểm Tây là nơi xưa kia có đất Khúc.
23. KIỀU => Theo Nguyên Hà Tính Toản, và Vạn Tính Thống Phổ, họ Kiều là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Ðế. Theo hai sách này, Hoàng Ðế chết, được chôn ở núi Kiều Sơn nên con cháu nhận tên núi Kiều làm tên họ. Dòng dõi họ Kiều cư ngụ tại Sơn Tây.
24. LẠI => Theo Tính Thị Khảo Lược, Lại là tên nước thời Xuân Thu. Người nước Lại lấy tên nước làm tên họ. Dòng dõi họ Lại đầu tiên cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.
25. LÂM => Theo Lộ Sử và Nguyên Hà Tính Toản, họ Lâm là chi nhánh họ Tử thuộc dòng dõi vua Thành Thang. Người đầu tiên nhận họ Lâm là Tỷ Can. Tỷ Can bị Trụ Vương giết, con Tỷ Can trốn vào rừng. Về sau Chu Vũ Vương ban cho con Tỷ Can đất Bá Lăng, nay ở Hà Bắc và ban cho tên họ Lâm. Dòng họ Lâm ban đầu cư ngụ tại Hà Bắc, sau lan sang Sơn Đông và Hà Nam.
26. LÊ => Có 2 tài liệu nói về họ Lê. Theo sách Phong Tục Thông, dưới triều vua Thiếu Hạo (2598-2513 TCN), có nhóm quan gồm 9 người gọi là Cửu Lê. Con cháu các quan này đã nhận chữ Lê làm tên họ. Theo Lộ Sử và Nguyên Hà Tính Toản, Lê là tên nước đời nhà Thương. Khi nhà Thương bị diệt, nước Lê thuộc nhà Chu. Con cháu Đường Đế Nghiêu được phong tước Lê Hầu. Do vậy con cháu đã lấy tên tước Lê làm tên họ. Dòng họ Lê ban đầu cư ngụ tại Sơn Đông là nơi khi xưa có nước Lê.
27. LƯU => Họ Lưu thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Theo sách Thông Chí Tính Tộc Lược, cháu chắt của Đường Đế Nghiêu được ban cho đất Lưu, nay ở tỉnh Hà Bắc để cai trị. Cháu chắt đã nhận tên đất Lưu làm tên họ. Nhưng theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, Lưu là tên huyện. Một người cháu chắt Chu Văn Vương làm quan đại phu, được ban cho đất Lưu Ấp. Con cháu đã nhận tên đất Lưu làm tên họ.
28. LƯƠNG=> Theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, họ Lương thuộc thị tộc Doanh. Con của Tần Trọng được ban cho đất Hạ Dương và được phong tước Lương Bá. Cháu chắt Lương Bá nhận tên Lương làm tên họ. Một tài liệu khác cho rằng thời Bắc Ngụy, vua Hiếu Văn Đế ra nhiều sắc lệnh cải cách xã hội Tàu, trong đó có lệnh bắt đổi họ ba chữ Bạt Liệt Lan thành họ Lương.
29. LÝ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Lý (nghĩa: cây mận) là chi nhánh của họ Lý (nghĩa: thớ thịt). Cả hai họ này có ông tổ chung là Chuyên Húc. Cửu Dao là cháu Chuyên Húc giữ chức Lý Quan tức quan án nên Cửu Dao đổi sang họ Lý (nghĩa: thớ thịt). Đến đời Thương, Lý Trưng phạm tội bị Trụ Vương đuổi khỏi nước và chết, con là Lý Lợi Trinh sống sót nhờ ăn trái cây gọi là Mộc Tử. Để ghi nhớ sự kiện này, ông ghép chữ Mộc và chữ Tử thành chữ Lý( nghĩa: cây mận) để làm tên họ. Dòng họ Lý cư ngụ tại Hà Bắc.
30. MA => Có 2 tài liệu nói về họ Ma. Theo sách Phong Tục Thông, thì Ma Anh làm quan đại phu nước Tề, con cháu nhận tên Ma làm tên họ. Theo sách Tính Thị Khảo Lược, quan đại phu nước Sở được ban cho đất Ma gọi là Ma Ấp để cai trị. Cháu chắt đã nhận chữ Ma làm tên họ. Dòng họ Ma cư ngụ tại Hà Bắc là nơi xưa kia có nước Ma.
31. MÃ => Họ Mã rất phổ thông tại Trung Quốc và đặc biệt đa số người họ Mã theo Hồi Giáo. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Mã là chi nhánh của họ Doanh, thuộc dòng dõi Chuyên Húc. Người sáng lập dòng họ Mã là Triệu Xa. Triệu Xa giữ chức Mã Phục Quân là chức quan trông coi việc thuần thục ngựa cho kỵ binh thời Chiến Quốc. Con cháu Triệu Xa đã nhận tên chức quan Mã làm tên họ. Dòng họ Mã cư ngụ tại vùng Thiểm Tây.
32. MẠC => Theo Tính Thị Khảo Lược, Mạc là tên thành. Vua Chuyên Húc xây Mạc Thành. Cư dân trong Mạc Thành đã lấy chữ Mạc làm tên họ. Dòng họ Mạc cư ngụ nhiều tại Hà Bắc là nơi xưa kia đã xây Mạc Thành. Thuyết thứ hai cho rằng, họ Mạc là do tên chức vụ công quyền: chức Mạc Ngao. Khuất Nguyên của nước Sở giữ chức vụ này nên con cháu đã lấy chữ Mạc làm tên họ.
33. MAI => Theo Đường Thư Tể Tướng Thế Hệ Biểu, họ Mai là chi nhánh của họ Tử. Mai là tên đất. Vào đờI nhà Thương, người anh của Thái Đinh được ban cho đất Mai và được phong tước Mai Bá. Con cháu đã nhận tên đất Mai làm tên họ. Dòng họ Mai cư ngụ tại Hà Nam.
34. NGHIÊM => Họ Nghiêm xuất phát từ họ Trang, thuộc dòng tộc Trang Vương nước Sở. Theo Nguyên Hà Tính Toản, khi Trang Vương mất, con cháu đã nhận tên Trang làm tên họ. Theo Tính Thị Khảo Lược, vì tránh tên húy của Hán Minh Đế nên ông Trang Quang đã đổi sang họ Nghiêm. Từ đó nảy sinh dòng họ Nghiêm. Dòng họ này phát triển mạnh tại tỉnh Chiết Giang.
35. NGÔ => Vào thời Xuân Thu-Chiến Quốc, phía nam sông Dương Tử là vùng Giang Nam. Vùng này là lãnh thổ của nước Ngô. Theo Thông Chí Thị Tộc Lược, dân chúng nước Ngô đã nhận tên Ngô làm tên họ. Dòng họ Ngô ban đầu cư ngụ tại tỉnh Giang Tô là nơi có nước Ngô. Sau này, người họ Ngô cũng cư ngụ tại Chiết Giang và Sơn Đông.
36. NGUYỄN => Theo hai tài liệu Nguyên Hà Tính Toản và Vạn Tính Thống Phổ, đời nhà Thương có nước Nguyễn. Cư dân nước này nhận tên Nguyễn làm tên họ. Nhiều người dòng họ Nguyễn cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam.
37. NÔNG => Theo Vạn Tính Thống Phổ, họ Nông bắt nguồn từ Thần Nông Thị. Vua Thần Nông dậy dân làm ruộng nên dân chúng nhận tên Nông làm tên họ.
38. ÔNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản và Tính Thị Khảo Lược, họ Ông thuộc dòng Chu Văn Vương. Con Chu Văn Vương là Chu Chiêu Vương được ban cho đất Ông để cai tri. Con cháu đã nhận tên họ Ông. Tại đất Ông có ngọn núi tên là Ông Sơ Dòng họ Ông cư ngụ tại Chiết Giang.
39. PHẠM Xem họ ĐỖ.
40. PHAN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phan thuộc dòng tộc Chu Văn Vương. Chu Văn Vương cho chắt của mình là Chu Chí Tôn vùng đất gọi là Phan Ấp để cai trị. Con cháu Chí Tôn đã nhận tên Phan làm tên họ. Ban đầu dòng họ Phan cư ngụ tại Thiểm Tây, sau lan ra An Huy và Chiết Giang.
41. PHÓ => Theo Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, người sáng lập dòng họ Phó là quan Thừa Tướng của vua Vũ Tính nhà Thương. Ông cư ngụ tại đất Phó Nghiễm, nay là tỉnh Sơn Tây. Con cháu đã nhận tên Phó làm tên họ. Dòng họ Phó cư ngụ tại Hà Bắc và Sơn Đông.
42. PHÙNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phùng thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Người con thứ 15 của vua này là Tất Công Cao được ban cho đất Phùng, gọi là Phùng Ấp để cai trị. Con cháu đã nhận tên Phùng làm tên họ. Dòng dõi họ Phùng cư ngụ tại Hà Nam và Sơn Tây.
43. QUÁCH => Theo Tính Thị Khảo Lược, họ Quách có từ đời nhà Hạ. Thời nhà Hạ dân chúng sống trong khu vực có tường lũy bao quanh gọi là Quách. Dân chúng lấy tên Quách làm tên họ. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Quách là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Con thứ tư của Chu Văn Vương được ban cho đất Quách để cai trị nên con cháu nhận tên Quách làm tên họ. Dòng họ Quách phát triển mạnh tại Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây là nơi xưa kia có nước Quách.
44. SƠN => Theo Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo và Thông Chí Thị Tộc Lược, Sơn là tên một chức quan đời nhà Chu gọi là Sơn Sư. Quan Sơn Sư trông coi việc thu thuế lâm và ngư nghiệp. Con cháu nhận tên chức quan Sơn làm tên họ.
45. TẠ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tạ là chi nhánh của họ Khương, thuộc dòng dõi Viêm Đế. Tạ là tên nước. Thân Bá là anh em rể của Chu Tuyên Vương được ban cho đất Tạ nên con cháu Thân Bá đã nhận tên Tạ làm tên họ. Đất Tạ nay ở tỉnh Sơn Đông.
46. TĂNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tăng là chi nhánh của họ Từ, thuộc dòng dõi vua Đại Vũ đời nhà Hạ. Khi Thiếu Khang hồi phục nhà Hạ, ông ban đất Khoái cho con út của ông là Khúc Liệt để lập nên nước Khoái. Nước Khoái bị diệt, họ hàng chạy sang nước Lỗ và để tưởng nhớ nước Khoái, con cháu đã lấy chữ Khoái nhưng bỏ bớt ngữ căn Ấp để thành chữ Tăng làm tên họ. Dòng họ Tăng phát triển mạnh tại Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông.
47. THÁI => Theo Tính Thị Tầm Nguyên, họ Thái là do họ kép Thái Thúc mà ra. Họ Thái Thúc là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Người lập ra họ Thái Thúc là Thái Thúc Nghĩa. Con cháu đã nhận Thái Thúc làm tên họ. Họ Thái Thúc ban đầu ở Hà Nam, Hà Bắc, sau phát triển ở Sơn Đông.
48. THÂN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Thân là chi nhánh họ Khương, thuộc dòng tộc Viêm Đế. Thân Lã được ban cho đất Thân để cai trị và được tước Thân Bá. Cháu chắt Thân Lã đã nhận địa danh Thân làm tên họ.
49. TÔ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tô thuộc dòng dõi Chuyên Húc. Đời nhà Hạ, Côn Ngô được ban cho đất Tô Thành nên con cháu đã lấy họ Tô. Đầu tiên, họ Tô cư ngụ tại Hà Nam. Sang đời Chu, họ rời về Cam Túc.
50. TÔN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tôn bắt nguồn từ tên chức quan gọi là Tôn Bá. Chức quan này trông coi việc tế tự trong triều đình nhà Chu. Con cháu đã nhận tên chức quan làm tên họ. Họ Tôn cư ngụ tại phía đông sông Dương Tử, trong vùng gọi là Hà Đông.
51. TỐNG => Theo Vạn Tính Thế Phổ, họ Tống là chi nhánh của họ Tử và Tống là địa danh nước Tống. Chu Vũ Vương ban đất Tống cho Vi Tử Khải là con út của Đế Ất. Nước Tống bị nước Sở chiếm. Dân nước Tống nhận tên Tống làm tên họ. Họ Tống cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.
52. TRẦN => Theo Thông Chí Thị Tộc Lược và Nguyên Hà Tính Toản, họ Trần là do tên nước Trần. Chu Vũ Vương cho Quỳ Mãn hay còn gọi là Hồ Công Mãn đất Trần nay ở tỉnh Hà Nam để cai trị. Mười thế hệ sau, cháu chắt Hồ Công Mãn bỏ đất Trần đi nơi khác để tránh binh biến. Để tưởng nhớ đất cũ, họ đã nhận tên nước Trần làm tên họ. Dòng dõi họ Trần cư ngụ nhiều tại tỉnh Hà Nam và Sơn Đông.
53. TRIỆU => Theo sách Bách Gia Tính xuất bản thời Bắc Tống, họ Triệu được con cháu đặt ra để tưởng nhớ vị sáng lập triều đại Bắc Tống là Triệu Khuông Dận. Theo sách Nguyên Hà Tính Toản, Triệu là tên vùng đất gọi là Triệu Thành. Đời nhà Chu, Tạo Phủ được ban cho đất Triệu Thành nên đã nhận chữ Triệu làm tên họ. Dòng họ Triệu cư ngụ tại Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây
54. TRỊNH => Theo Nguyên Hà Tính Toản, Trịnh là tên nước. Đời vua Chu Tuyên Vương, Chu Hữu được ban cho đất Trịnh. Con cháu nhận tên Trịnh làm họ. Dòng họ Trịnh cư ngụ tại huyện Trịnh tỉnh Hà Nam.
55. TRƯƠNG => Theo Tính Thị Khảo Lược và Nguyên Hà Tính Toản, họ Trương thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Người con thứ 5 là Huy sáng chế ra cây cung. Muốn bắn cung phải trương dây cung. Vì vậy, chữ Trương gồm 2 chữ Cung và Trường ghép lại. Một số cháu chắt ông Huy lấy từ Cung, số khác lấy từ Trương làm tên họ. Dòng họ Trương cư ngụ tại Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây.
56. TỪ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, ông tổ họ Từ là Bá Khôi. Bá Khôi là quan đại thần của Đế Thuấn. Vua Đại Vũ nhà Hạ ban nước Từ cho con cháu Bá Khôi cai trị. Nước Từ bị nước Sở chiếm nên cháu chắt Bá Khôi đã nhận tên Từ làm tên họ để tưởng nhớ quê hương cũ. Dòng họ Từ cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.
57. VĂN => Theo Phong Tục Thông, họ Văn thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Sau khi Chu Văn Vương chết, con cháu đã nhận chữ Văn làm tên họ.
58. VŨ/VÕ => Có 2 tài liệu về họ Vũ. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Vũ là chi nhánh của họ Cơ và người sáng lập dòng họ này là Cơ Vũ, con của Chu Bình Vương. Theo Phong Tục Thống, họ Vũ thuộc dòng dõi Tống Vũ Công thời Xuân Thu. Con cháu đã nhận tên Vũ làm họ để tưởng nhớ ông tổ Tống Vũ Công. Dòng họ Vũ cư ngụ tại Thái Nguyên, Sơn Tây và Giang Tô.
59. VU => Họ Vương rất phổ thông tại Trung Quốc là chi nhánh của nhiều họ trước đây là vua hay hoàng đế Trung Quốc. Theo Thông Chí Thị Tộc Lược, họ Vương là chi nhánh của dòng tộc Chu Văn Vương. Vương Đạo là con cháu danh tiếng nhất của dòng họ này. Tài liệu khác cho rằng họ Vương thuộc dòng họ Đế Thuấn. Dòng họ Vương lan tràn khắp nước Tàu như Sơn Đông, Thái Nguyên, Hà Nam, Hà Bắc, Giang Tô.



Hồ Thành Tín (Theo Sưu tầm)




2 nhận xét:

BỒ ĐỀ TÂM nói...

xem song không biết nói ji

Nguyễn thị thanh thủy nói...

Ai cũng có tổ tiên dòng tộc,mẹ cha,anh em.Nhưng không phải ai cũng nghĩ và làm được những việc hướng về đời sống tinh thần tốt đẹp như MN đang làm .Cuộc sống bộn bề lo toan nên nhiều khi con người ta hay quên đi những giá trị truyền thống tốt đẹp mà không dễ gì có được?MN thu thập tư liệu và viết như thế này rất hay đấy.Chúc MN sẽ hoàn thành kho tư liệu về tổ tiên dòng tộc trong dịp này nhé!Đọc những dòng MN viết về Ba khiến TT cũng nhớ Bố quá đi thôi.Chia sẻ với MN bài thơ TT viết khi nghĩ về bố cách
đây 3 năm rồi nhé!
CÓ MỘT DÒNG SÔNG.

Có một dòng sông trong con
Là lời cha ngày xưa dạy
"Làm người con ơi nhớ lấy
Chọn bạn chơi đừng kết bè ".

Có một dòng sông trong con
Là Cây Đa Thần quê ngoại
Lưu giữ tình yêu thở ấy
Cho con nhớ mãi Người đi...

Có một dòng sông trong con
Là bóng hình cha và mẹ
Thương yêu tất cả vì con
Tần tảo nuôi con lớn khôn.

Trong con dòng sông ký ức
Yêu thương cha mẹ chở che
Ngọt lành tình yêu thiếu nữ
Theo con suốt cả cuộc đời.

Vu lan!Dòng sông trôi chậm
Nỗi buồn vương giọt lệ rơi !