Trang Chủ, Dấu Chân lãng tử,

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

PHONG KIỀU DẠ BẠC -TRƯƠNG KẾ



PHONG KIỀU DẠ BẠC -TRƯƠNG KẾ

Dịch nghĩa: 
Trăng xế, quạ kêu, sương đầy trời
Khách nằm  ngủ trước cảnh buồn của ánh đèn
thuyền chài và hàng cây phong bên bờ sông.
Từ ngoại thành Cô Tô, chùa Hàn Sơn
Nửa đêm có tiếng chuông vọng đến thuyền khách

Dịch thơ (Tản Đà dịch): 
Trăng tà chiếc qua kêu sương
Lửa chài làng bến sầu vương giấc hồ
Thuyền  ai  đậu  bến  Cô  Tô
Nửa đêm nghe tiến chuông chùa Hàn Sơn

Đàm Thanh dịch ( I ): 
Trăng xế, quạ kêu sương phủ mờ
Lửa chài, cây bến, đối sầu mơ
Cô Tô chuông điểm Hàn Sơn tự
Vọng đến thuyền ai gọi khách thơ

Đàm Thanh dịch ( II ): 
Trăng tà, tiếng quạ giữa trời sương,
Cây bến, lửa chài giấc mộng vương
Thành ngoại Cô Tô nơi bến vắng
Chuông Hàn Sơn tự điểm canh trường.



Bia Khắc Ở Phong Kiều


Phong Kiều Dạ Bạc - Trương Kế
Phong Kiều Dạ Bạc - Trương Kế
Phong Kiều Dạ Bạc - Trương Kế
Phong Kiều Dạ Bạc - Trương Kế
Phong Kiều Dạ Bạc - Trương Kế
Phong Kiều Dạ Bạc - Trương Kế
Phong Kiều Dạ Bạc - Trương Kế
Phong Kiều Dạ Bạc - Trương Kế
Phong Kiều Dạ Bạc - Trương Kế

Phong Kiều



CHÚ THÍCH:




Phong Kiều dạ bạc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phong Kiều dạ bạc là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế (张继 Zhang Jì), tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756- đời vua Đường Túc Tông. Trương Kế tự là Ý Tôn, từng thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh thời, ông là người học rộng, thích đàm đạo và bàn bạc văn chương, thế sự... đặc biệt rất thích làm thơ. Bài thơ này là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, chỉ với nó ông đã được liệt vào hàng đại gia. Ông sáng tác bài này khi đi thi trượt trở về ghé qua Tô Châu, tức cảnh mà sinh tình.
Nguyên tác bài thơ Phong Kiều dạ bạc sau này đã được Khang Hữu Vi đời nhà Thanh khắc trên tấm bia lớn dựng trong chùa Hàn San để cho người đời sau qua đây thưởng lãm.

 Văn bản

Nguyên bản chữ Hán:
楓橋夜泊
月落烏啼霜滿天
江楓魚火對愁眠
姑蘇城外寒山寺
夜半鐘聲到客船
Phiên âm Hán-Việt:
Phong Kiều dạ bạc
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

§                    Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hàm Ninh
(thường bị nhầm là bản dịch của Tản Đà):
Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San[1]
§        Bản dịch của Tản Đà
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
§                    Bản dịch Tiếng Việt của Hồ Tiểu Tà cho bài thơ "Phong Kiều dạ bạc" của Trương Kế tiên sinh.
Neo thuyền bến Phong Kiều
Trăng tản, quạ rền, sương lãng đãng.
Bàng-sông, lửa-cá đối nghiêng sầu.
Nửa đêm đỗ thuyền nghe chuông vọng,
Cô Tô chùa cổ một Hàn Sơn.
TP.HCM 17/9/2009
§        Bản dịch Tiếng VIệt của Bác Sĩ Đào Huy Hách (1910-2003)
Đêm khuya đậu bến Phong kiều
Trăng tà mờ mịt quạ kêu sương
Cây bãi đèn chài dạ vấn vương
Neo bến Cô Tô Hàn Tự cạnh
Nửa đêm văng vẳng tiếng chuông buông
Trích trong tập "230 Bài Đường Thi" của Bác Sĩ
Paris 28/12/2011

[sa]Lời bình

"Phong Kiều dạ bạc" là một bài thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, dễ hiểu, với nhiều địa danh đầy sức gợi cảm như Cô Tô- gắn với hình ảnh về người đẹp Tây Thi, Hàn San là ngôi chùa có nhiều vị sư nổi tiếng một thời và nhiều giai thoại, điển tích... nên thường có các cách giải thích khác nhau về một vài tình tiết khi chuyển ngữ. Tuy nhiên vẻ đẹp thống nhất từ hình tượng bài thơ thì các dịch giả từ Tản Đà, Nguyễn Hàm Ninh, Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Ngô Tất Tố v.v. cũng như các dịch giả khác sau này đều có điểm tương đồng trong cách cảm nhận.
Bài thơ là nỗi buồn của Trương Kế gửi gắm trong một tiếng quạ kêu thảng thốt, lẻ loi trong đêm và cái nỗi sầu len vào giấc ngủ chập chờn của hàng cây phong đối diện với ánh lửa chài. Hai câu thơ tả thực mà không thực, nó hấp dẫn người đọc ở cái vẻ hư ảo của nó. Những ‎ý thơ dường như không khớp nhau vì khi trăng lặn (nguyệt lạc), tức đã gần sáng, mà gần sáng (khác với nửa đêm - bán dạ) thì còn ai thức mà thỉnh chuông nữa. Tác giả viết những câu thơ trong chập chờn nửa tỉnh nửa mơ, gần sáng mà cứ tưởng nửa đêm. Đó là nỗi buồn của một người thi trượt, ấp ủ mộng công danh mà nay tan vỡ giống như Tú Xương vậy. Tiếng chuông đến từ chùa Hàn San, nơi có hai vị sư Hàn San và Thập Đắc nổi tiếng uyên thâm đạo học thời bấy giờ, ở ngoại thành Cô Tô đến làm khách của tác giả cũng giống như là tiếng chuông ảo. Câu thơ hay trong cái mơ màng hư ảo đó. Lấy một cái "giả thực" của ngoại cảnh để thể hiện một cái "đích thực" của tâm trạng là một đặc sắc nghệ thuật mà các tác giả cổ điển hay dùng. Nỗi buồn vô cớ hay nỗi buồn về nhân tình thế thái nói chung của tác giả, cho đến ngày nay vẫn chỉ là sự suy diễn.

[sa]Một số ý kiến liên quan

Một số tranh cãi trong giới thi sĩ xoay quanh hai câu thơ đầu về các từ như "ô đề", "sầu miên". Có người cho rằng phải hiểu hai từ trên như là hai địa danh là Ô Đề và Sầu Miên, nhưng nếu hiểu như vậy thì giá trị nghệ thuật của bài thơ giảm đi đáng kể, ngoài ra chưa có chứng cứ gì chứng tỏ ở khu vực này đã từng tồn tại các địa danh như vậy. Câu kết cũng bị tranh luận nhiều, do một số người cho rằng các chùa (gần như) không đánh chuông vào nửa đêm, ngoài ra nó còn mâu thuẫn với câu đề là Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên đã hàm ý trời gần sáng. Tuy nhiên, trong thơ ca, sự phá cách là một điều hết sức tự nhiên. Âu Dương Tu thì cho rằng: "Thi nhân tham cầu hảo cú nhi lý bất thông giả, diệc ngữ bệnh dã" (Nhà thơ vì muốn đặt câu cho hay nên lý không được thông, đó là một ngữ bệnh vậy). Sô Nghiêu trong quyển Đường thi tam bách thủ độc bản thì cho rằng: "Hậu nhân dĩ vi dạ bán vô chung thanh tương cấu bệnh, vị miễn xuy mao cầu tì" (Người đời sau lấy cớ nửa đêm không có tiếng chuông và cho là một ngữ bệnh, như thế thì chưa tránh khỏi cái thói bới lông tìm vết).


Không có nhận xét nào: