Trang Chủ, Dấu Chân lãng tử,

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

TƯ LIỆU MỚI TẠI HUẾ: HỒ TẤN TỘC LƯỢC TRUYỆN




Theo dự kiến, tôi về Huế và lưu lại khoảng 10 ngày, có nhiều nơi phải đi và thăm thú. Mấy hôm đầu đi quanh khu vực Phường Đúc (làng Dương Xuân cổ) để thăm các di tích, thắng cảnh, tìm hiểu một số tập tục và tiếp cận linh khí tại vùng đất này. Không ít thì nhiều những nơi này đều để lại dấu tích ảnh hưởng và tác động chung đến con người ở đây, tạo phong thái tập tục cho nếp sống cư dân vùng này.
 
Càng đi càng lần dò ra nhiều thứ kỳ thú. Đình làng Dương Xuân với Trường Tiểu học Phường Đúc. Miếu Âm hồn, Miếu Sơn Thần, Am Thần Cẩu, Tượng đài Phao lồ Tống Viết Bường, Am Phổ, Thành Lồi, Hổ Quyền, Đền Voi ré, Đài Sơn Xuyên, ...




TƯ LIỆU MỚI TẠI HUẾ: HỒ TẤN TỘC LƯỢC TRUYỆN
QUA ĐÈO HẢI VÂN, PHƯỚC TƯỢNG, PHÚ GIA





























































































GIA ĐÌNH THÂN CÔ HỒ THỊ BẢO (CHANH) PD QUẢNG CHÂU, THÂN TRƯỢNG LÊ HỮU PHÁP PD QUẢNG THÀNH


DI TÍCH THÀNH LỒI, XÃ THỦY XUÂN, TP. HUẾ



DỐ THÀNH LỒI, ĐƯỜNG LÊN DI TÍCH THÀNH LỒI, XÃ THỦY XUÂN, TP. HUẾ

NGHĨA TRANG BÊN CẠNH DI TÍCH THÀNH LỒI, XÃ THỦY XUÂN, TP. HUẾ





DI TÍCH THÀNH LỒI, XÃ THỦY XUÂN, TP. HUẾ





KHU RỪNG CÂY CÒN SÓT LẠI BÊN CẠNH DI TÍCH THÀNH LỒI, XÃ THỦY XUÂN, TP. HUẾ
TƯƠNG TRUYỀN CÓ MIẾU THỜ CHẾ BỒNG NGA




ANH LÊ HỮU LẠC (THỨ NAM THÂN CÔ HỒ THỊ BẢO TỨC CHANH)
NGÔI NHÀ TRONG KHU VỰC DI TÍCH THÀNH LỒI, XÃ THỦY XUÂN, TP. HUẾ






ANH LÊ HỮU LẠC (THỨ NAM THÂN CÔ HỒ THỊ BẢO TỨC CHANH)

KHU LĂNG MỘ TRONG VƯỜN NHÀ

KHU LĂNG MỘ TRONG VƯỜN NHÀ
THÂN TRƯỢNG LÊ HỮU PHÁP, PHÁP DANH QUẢNG THÀNH

VÀ THÂN CÔ HỒ THỊ BẢO TỨC CHANH, PHÁP DANH QUẢNG CHÂU



BÀN THỜ VÀ DI ẢNH THÂN TRƯỢNG LÊ HỮU PHÁP, PHÁP DANH QUẢNG THÀNH



BÀN THỜ VÀ DI ẢNH THÂN CÔ HỒ THỊ BẢO TỨC CHANH, PHÁP DANH QUẢNG CHÂU












  1. GIA ĐÌNH THÂN CÔ HỒ THỊ QUÝT PD QUẢNG CẦU










PHỤ LỤC:

Đèo Hải Vân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Quang cảnh Hải Vân Quan
Bài này nói về đèo Hải Vân, bài Hầm Hải Vân nói về hầm qua đèo này.
Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m (so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam [1].

Mục lục

Lịch sử


Di tích Hải Vân Quan
Theo sử liệu, trước năm Bính Ngọ (1306), vùng đất có đèo Hải Vân thuộc về hai châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa (còn gọi là Chiêm Thành). Sau khi được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn Công chúa Huyền Trân đời Trần vào năm vừa kể (1306), thì ngọn đèo chính là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành.
Khoảng một thế kỷ sau, vào năm Nhâm Ngọ (1402), nhà Hồ (dưới triều Hồ Hán Thương) sai tướng Đỗ Mãn đem quân sang đánh Chiêm Thành, khiến vua nước ấy là Ba Đích Lại (Jaya Sinhavarman V) phải cắt đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa [2]. Kể từ đó, cả vùng đất có đèo Hải Vân mới thuộc hẳn về nước Đại Ngu (tức Việt Nam ngày nay), và trở thành ranh giới tự nhiên của hai xứ Thuận HóaQuảng Nam, như sách Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn đã chép: “Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam” [3].
Vào thời Nguyễn, đèo Hải Vân vẫn là chỗ giáp giới giữa Thừa ThiênQuảng Nam. Phía bắc chân núi giáp vực biển có hang Dơi, tục gọi là bãi Tiêu. Tương truyền xưa có thần sóng, thuyền đi qua đó thường bị lật chìm, nên ngạn ngữ có câu: "Đường bộ thì sợ Hải Vân/ Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi"[4].

Một vài thông tin khác

Trong nhiều thế kỷ, đường Cái Quan (nay là Quốc lộ 1 A) băng qua đèo Hải Vân rất ít người dám qua lại, bởi đường hiểm, thú dữ và kẻ cướp...Bởi vậy mà văn hóa giữa hai miền Bắc-Nam ít được giao lưu. Về sau, con đường này đã thông thoáng hơn (dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã cho xây dựng tuyến đường sắt quanh co qua con đèo này. Ngày 5 tháng 6 năm 2005, hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân cũng đã được đưa ra vào sử dụng, càng tạo thuận lợi cho việc đi lại), nên trở ngại ấy đã không còn nữa, tuy nhiên, đèo Hải Vân vẫn là một “hàng rào” ngăn cản một phần khí hậu giữa hai miền [5].
Ngày nay, trên đỉnh đèo Hải Vân vẫn còn dấu vết của một cửa ải. Cửa ải này gọi là Hải Vân Quan (雲海關), xây từ đời Trần, và được trùng tu vào thời Nguyễn (Minh Mạng thứ 7, 1826) [6]. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ “Hải Vân Quan”, cửa trông xuống Quảng Nam đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (do vua Lê Thánh Tông phong tặng khi ông dừng quân ở đây vào năm Canh Thìn, 1470). Sách Đại Nam thực lục chính biên chép:
“Phía trước, phía sau đều đặt một cửa quan (ngạch trước viết ba chữ “Hải Vân quan” (雲海關), ngạch sau viết 6 chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (天下第一雄關). Cửa trước cao và dài đều 15 thước, ngang 17 thước 5 tấc, cửa sau cao 15 thước dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc, cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, ngang 8 thước 1 tấc. Phía tả hữu cửa quan, xếp đá làm tường, trước sau tiếp nhau. Phái biền binh 4 đội Hữu sai và 2 đội Ứng sai chở súng ống đến để đấy (súng quá sơn bằng đồng 5 cỗ, ống phun lửa 200 ống, pháo thăng thiên 100 cây và thuốc đạn theo súng). Chuẩn định từ Hải Vân trở ra Bắc thuộc quản hạt Thừa Thiên, từ ngoài Hải Vân trở vào Nam thuộc quảng hạt Quảng Nam”.
Đáng tiếc là di tích này đang bị xuống cấp trầm trọng [7].

Một lô cốt còn lại trên đỉnh Hải Vân
Ngoài ra, nơi đỉnh Hải Vân vẫn còn một lô cốt (được gọi là Ðồn Nhất) do quân đội Pháp xây dựng vào năm 1826 để bảo vệ ngọn đèo chiến lược này. Sau lô cốt ấy được chuyển sang tay quân đội Mỹ. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đèo Hải Vân là nơi đã liên tiếp diễn ra những trận đánh lớn [8].
Mặc dù ngày nay đã có hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân, và địa hình của đường đèo vẫn còn một số hiểm trở, song nhiều du khách vẫn thích đi trên con đường này để thưởng ngoạn. Vào những ngày đẹp trời, họ có thể thấy khá rõ một phần thành phố Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa - Bán đảo Sơn Trà, Cù lao Chàm,... và những bãi cát vàng chạy dài ôm lấy mặt nước bao la trong xanh của biển.

Thơ ca


Điểm dừng chân trên đỉnh Hải vân
Nói về Hải Vân, ca dao Việt Nam có câu:
Chiều chiều mây phủ Ải Vân.
Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn.
Thơ đề vịnh về ngọn đèo này cũng có nhiều, song đáng chú ý có bài thơ chữ Hán Vãn quá Hải Vân quan của nhà chí sĩ Trần Quý Cáp (1870-1908), tạm dịch ra như sau:
Hùng quan chất ngất đỉnh non xây,
Bước đã quen nơi cúi ngửa này.
Sầu ngập mắt trông ngàn dặm biển,
Giận tung quyền phá bốn bề mây.
Chiều quang mái trú đìu hiu bến,
Mỏi đáp rừng chim lạnh lẽo cây.
Bảy dặm quang co đèo vượt khói,
Non Hành giai khí ngút trời bay [9].

Chú thích

  1. ^ Thông tin này căn cứ theo sách Sổ tay địa danh Việt Nam (Nxb Giáo dục, 2008, tr. 117). Có nguồn cho rằng đèo Hải Vân cao 496 m so với mực nước biển, và dài 21 km [1].
  2. ^ Xem Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Nxb Tân Việt, 1968, tr.184.
  3. ^ Dẫn lại theo [2].
  4. ^ Cao Xuân Dục, Đại Nam dư địa chí ước biên. Nxb Văn học, 2003, tr. 76.
  5. ^ Xem trang Khí hậu Việt Nam hay xem bài “Đặc điểm khí hậu Việt Nam” trong sách Địa lý 8. Nxb Giáo dục, tr. 111.
  6. ^ Theo Quách Tấn, Bước lãng du, Nxb Trẻ, 1996, tr. 219.
  7. ^ Xem bài viết “Hoang phế Hải Vân” trện Vov online cập nhật ngày 8 tháng 9 năm 2011 [3].
  8. ^ Việt Nam đất nước giàu đẹp (tập 2). Nxb Sự thật, 1983, tr. 215.
  9. ^ Chép theo Quách Tấn, Bước lãng du, tr. 222.

Hầm Hải Vân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Cửa hầm phía Bắc


Cầu Hải Vân dẫn vào hầm


Bên trong hầm
Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên-Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam. Được khánh thành vào ngày 5 tháng 6 năm 2005.Tổng chi phí cho toàn bộ Dự án Hầm đường bộ Hải Vân là 127.357.000 USD.

Các thông số kỹ thuật

  • Đường hầm chính: dài 6.280 m, rộng 10 m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5 m.
  • Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280 m, rộng 4,7 m, cao 3,8 m.
  • Đường hầm thông gió: dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m.
Để bảo đảm an toàn giao thông và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, trong hầm được trang bị các hệ thống: đèn chiếu sáng, thông gió, báo cháy và chữa cháy, điện thoại khẩn cấp, phát thanh radio, camera quan sát (52 cái) cũng như hệ thống giám sát và điều khiển giao thông.
Công trình còn chứa hầm lọc bụi tĩnh điện dài 153 m, rộng 10,2 m, cao 6,7 m. Sau gần 5 năm xây dựng, công trình hầm đường bộ Hải Vân đã hoàn thành với đường hầm chính dài 6,3 km, hầm phụ chạy song song dài 6,3 km, hầm thông gió dài 1,9 km, 3 hầm lọc bụi tĩnh điện cùng với 15 hầm ngang, tạo thành một hệ thống đường hầm hoàn chỉnh có tổng chiều dài khoảng 15,1 km
Thể tích đất đá phải đào khi xây hầm là 600.000 .

Tham khảo