Trang Chủ, Dấu Chân lãng tử,

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

NGUYÊN PHONG LÃNG TỬ KỲ TÍCH (VIẾT VỀ ÔNG NỘI HỒ TẤN ĐÀO)


NGUYÊN PHONG LÃNG TỬ KỲ TÍCH 
(VIẾT VỀ ÔNG NỘI HỒ TẤN ĐÀO)



BỨC HOÀNH; ĐỨC LƯU QUANG

BỨC HOÀNH; DUY TINH DƯƠNG PHÚC

DI ẢNH ÔNG NỘI NGUYÊN PHONG HỒ TẤN ĐÀO
SANH: CANH THÌN - 1880 
MẤT: 23.2 CANH DẦN (9. 4. 1950)
BỨC HOÀNH TỨ THỜI


Dịch âm: 
 
TỨ THỜI VIỄN DU 

XUÂN du phương thảo địa
HẠ thưởng lục hà trì
THU ẩm hoàng hoa tửu
ĐÔNG ngâm bạch tuyết thi

 Dịch thơ:
(HTLT dịch)
 
BỐN MÙA VIỄN DU

XUÂN chơi danh thắng bốn phương
HẠ vui sông nước sen trong la đà
THU về uống rượu hoàng hoa
ĐÔNG nhàn thi hứng ngâm tràn tuyết sương


ÔNG NỘI NGUYÊN PHONG HỒ TẤN ĐÀO (1880 - 1950)


MỤC LỤC

1. TUỔI THƠ: "THÚ ĐỒNG QUÊ"
2. GIA TỘC: "CỤ THỊ TỔ HỒ TẤN ĐƯỜNG"
3. XÓM LÀNG VÀ HỌ HÀNG: "CHUYỆN ANH LÍNH KHỐ XANH"
4. BIẾN ĐỘNG THỜI CUỘC: "THUẾ ĐINH VÀ NHÀ CHÁY"
5. BƯỚC ĐẦU NHẬP CUỘC: "LÊN ĐƯỜNG VIỄN DU"
6. LÍNH KHỐ XANH Ở HUẾ "THẦN HỘ MỆNH"
7. LÍNH KHỐ ĐỎ Ở HỘI AN "CÔ NÀNG BÁN GẤM"
8. CAI THẦU ĐỒN ĐIỀN CAO SU: "CÔNG DU PHÁP QUỐC"
9. CAI ĐỀ BÔ THÁP CHÀM "CHUYỆN TÌNH NỬA ĐÊM"
10. NHỮNG LẦN TRỞ LẠI CỐ ĐÔ HUẾ: "QUAN HAI LÒ VÔI LONG THỌ"
11. LÂM BỆNH: "HOÀI CỐ HƯƠNG"
12. TỪ TRẦN: "QUY HƯỚNG PHẬT"

 

1. TUỔI THƠ: "THÚ ĐỒNG QUÊ"

Ông sinh năm Canh Thìn (1880), tại làng Xuân Hòa, xã Thủy Vân, Huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên (xưa là xứ Thuận Hóa) trong một gia đình bậc trung. Nơi đó là một làng quê trù phú chạy dọc từ đầu sông Như Ý, một nhánh sông đào phát xuất từ bờ Nam sông Hương.

Như Ý là sông “đào – nối” từ trên 300 năm trước, có chức năng vận tải, du lịch và chia lũ sông Hương. Tên chữ của sông Như Ý là Thiên Lộc Giang - sông Lộc Trời. Trước đây, sông là nhiều đoạn kênh rạch riêng rẽ, khoảng thế kỷ XVII các chúa Nguyễn cho đào nối các kênh rạch này thành dòng liên tục nối sông Hương với sông Lợi Nông đổ ra đầm Hà Trung, thuộc Phá Tam Giang, để tạo ra sông Như Ý. Khi đó, dòng sông này chia nước chống lụt cho sông Hương và là tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng cả về kinh tế lẫn phòng thủ Kinh đô...(theo tác giả Nguyễn Đình Hòe)

Như Ý vốn là con sông được xem là đẹp nhất kinh thành Huế xưa, với hai bên bờ sông dày đặc đình đền, nhà thờ họ và con nước thì mềm mại uốn lượn qua những làng mạc bình yên, trù phú thuộc hai huyện: Hương Thủy và Phú Vang.




Cụ Cố sinh được 4 người con: 1 gái 3 trai , Ông Nội tôi là con trai trưởng, sinh thứ hai, tục gọi ông là "Anh Ba Đào", trước ông là chị cả.

Các lễ hội thường niên tại các làng: tết nguyên đán, hội chùa, tế đình, tế giáp, chạp mộ tổ (dẫy cỏ), giỗ họ tộc, ... hoặc khi gặt xong vụ mùa "lễ mừng lúa mới". Trong các dịp này thường tổ chức thêm các trò chơi: đua thuyền (ghe), đấu vật, chọi trâu, hò mái đẩy, hò đối đáp, hò giã gạo, đánh bi, đánh đáo, bài chòi, bài tới, ...  
Hội xa thì có: rằm nguyên tiêu tháng giêng lên núi Ngự Bình, tháng ba lễ Bà ở điện Hòn Chén, mồng tám tháng tư vía Phật Cồ Đàm ở chùa Từ Đàm, 23 tháng năm lễ các vong hồn thất thủ kinh đô tại gò Âm Hồn, rằm tháng bảy lễ cô hồn, ...
Trẻ thơ theo người lớn để đi lễ, nhưng những thú vui đồng quê mới là yếu tố chính tác động lên tâm hồn khi tuổi còn tấm bé.
Đi theo trẻ mục đồng là nhiều thú vui nhất.



2. GIA TỘC: "CỤ THỊ TỔ HỒ TẤN ĐƯỜNG"



3. XÓM LÀNG VÀ HỌ HÀNG: "CHUYỆN ANH LÍNH KHỐ XANH"

Xã Thủy Vân gồm 4 thôn: Vân Dương, Xuân Hòa, Công Lương và Giạ Lê (gót). Các thôn làng hình thành xuôi theo dòng sông Như Ý. Chùa chiền, đình miếu, nhà thờ họ tộc, ... đều được kiến thiết ven bờ sông, có bến nước xây gạch ven bờ. Đi thuyền dọc theo sông Như Ý, trông quanh hai bờ, cảnh vật, sông nước, trời mây thật hữu tình, nên thơ.

Làng Xuân Hòa chia làm 4 giáp: Giáp Đông, Giáp Tây, Giáp Nam, Giáp Bắc thêm Giáp Vườn Trầu. 

Làng này hầu như họ Hồ chiếm gần hết, đủ thấy sức mạnh của dòng họ khi bước đầu khai canh định cư.  



4. BIẾN ĐỘNG THỜI CUỘC: "THUẾ ĐINH VÀ NHÀ CHÁY" 


Ông sinh ra và trưởng thành trong giai đoạn đất nước trải qua nhiều biến động lịch sử. Sau đây chúng ta điểm lại những sự kiện lịch sử thời kỳ này.

Thời kỳ bị Pháp xâm lăng và đô hộ


 
Chiến hạm Pháp tấn công Gia Định năm 1859


Do những việc cấm đạo và tàn sát giáo dân của vua Minh Mạng mà ngay trong năm 1838 đã có sĩ quan Hải quân Fourichon đề nghị nước Pháp gửi Hải quân tới can thiệp nhưng bị Ngoại trưởng PhápGuizot bác bỏ.[45] Dư luận Pháp thì sôi động vì sự ngược đãi giáo dân của Minh Mạng nên ủng hộ đề nghị dùng vũ lực.[46] Khi Thiệu Trị nối ngôi có thái độ mềm mỏng hơn, cho thả một số linh mục bị bắt và tỏ ý sẽ cho tàu sang Châu Âu mua bán nhưng sự kiện đụng độ tại Đà Nẵng năm 1847 giữa tàu Pháp và Việt khiến nhà vua tức giận và ông ra lệnh xử tử ngay tại chỗ tất cả người Âu bắt được tại Việt Nam.
Khi Tự Đức lên cầm quyền, triều đình vẫn cai trị tuân theo phong cách Nho giáo[47]. Triều đình không có một biện pháp nào đối phó với phương Tây, ngược lại chỉ cấm đạo và cấm mua bán quyết liệt hơn trước[48][47]. Nhân vụ An Phong Công Hồng Bảo mưu phản, tìm cách liên hệ với các giáo sĩ để soán ngôi mà nhà vua cho công bố 2 đạo dụ cấm đoán Công giáo các năm 1848 và 1851, từ 1848-1860, đã có hàng vạn giáo dân bị tàn sát hay lưu đày.[48]. Cũng đồng thời lúc này, trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách: liên tiếp các năm 1864, 1866, 1868, 1867, 1881 các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Định liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng mà vua không quyết dưới sự bàn ra của các đình thần[49]. Mãi đến năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình cải cách là cho học tiếng nước ngoài, nhưng đình thần vẫn bất đồng và nảy sinh hai phe chủ trương cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa[50].
Về việc cá nhân, vua Tự Đức không có con nên ông truyền ngôi lại cho một người con của anh mình là vương tử Nguyễn Phúc Ưng Chân[51]. Việc nối ngôi này liên tiếp gặp nhiều rối ren, Nguyễn Phúc Ưng Chân lên làm vua hiệu là Dục Đức được ba ngày thì bị phế bỏ rồi giết chết; một người con khác của vua Thiệu Trị là Nguyễn Phúc Hồng Dật lên nối ngôi tiếp với hiệu Hiệp Hòa tiếp cũng bị ép uống thuốc độc sau năm tháng, vị vua kế là Kiến Phúc cũng đột ngột qua đời (ghi là bệnh, nhưng nghi là bị đầu độc)[52]. Việc lập phế liên tiếp này chỉ kết thúc khi vua Hàm Nghi lên ngôi năm 1884[53].

Phong trào Cần Vương



Vua Hàm Nghi, vị vua thứ tám của nhà Nguyễn
Năm 1885, phải chủ chiến trong triều đình dậy tấn công Pháp ở kinh đô Huế nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết chạy ra Tân Sở thuộc Quảng Trị, tại đây Tôn Thất Thuyệt mượn danh nghĩa vua Hàm Nghi phát chiếu Cần Vương kêu gọi người Việt nổi dậy đánh Pháp giúp vua. Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra trong đó tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình của Phạm BànhĐinh Công Tráng, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy, khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình PhùngCao Thắng, khởi nghĩa ở Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo... Phong trào vẫn tiếp tục phát triển cả sau thời gian vua Hàm Nghi bị Pháp bắt giữ (năm 1888); nó chỉ thực sự chấm dứt khi lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Hương Khê là Phan Đình Phùng chết cuối năm 1895.
Nguyên nhân sự thất bại của các phong trào kháng Pháp bởi sự kháng cự của họ chỉ có tính cách địa phương. Các lãnh tụ Cần Vương chỉ có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm họ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên 1 quy mô lớn hơn. Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng. Ngoài ra, các đạo quân này không được lòng dân quê nhiều lắm bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá dân chúng.[62]
Ngoài những lý do trên, sự thất bại của phong trào này còn bởi những sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân Cần Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía Pháp. Những thống kê của người Pháp cho biết có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.[63] Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.[64]

Pháp thuộc


Bản đồ Đông Dương năm 1886

Theo các Hòa ước HarmandHòa ước Patenôtre thì chính sách ngoại giao, quân sựtài chánh do nước Pháp kiểm soát nhưng không có sự hợp nhất giữa 2 quốc gia Đại NamPháp. Nước Pháp sau khi không mua chuộc được vua Hàm Nghi bèn cho ông đi an trí ở Algérie. Sau đó anh trai vua là Nguyễn Phúc Ưng Biện kế vị, lấy niên hiệu là Đồng Khánh.[65] Vua Đồng Khánh bị trách là đã lên ngôi trong những điều kiện quá nhục nhã đối với quốc gia. Bị cô lập và thiếu kinh nghiệm, ông phải nhượng bộ cho người Pháp để đổi lấy sự giúp đỡ về mặt hành chính và quân sự. Năm 1887, Liên bang Đông Dương được thành lập gồm thuộc địa Nam Kỳ, 2 xứ bảo hộ Trung KỳBắc Kỳ cùng LàoCao Miên đều đặt dưới 1 viên quan Toàn quyền Đông Dương người Pháp. Năm 1888, vua Đồng Khánh còn phải nhường cho nước Pháp mọi quyền hành trên 3 thành phố Hà Nội, Hải PhòngĐà Nẵng, 3 khu vực này cũng trở thành 3 thuộc địa.
Quyền hành của nhà vua còn bị hạn chế hơn nữa khi Paul Doumer trở thành Toàn quyền Đông Dương. Từ 1897-1902, toàn quyền Paul Doumer đã áp dụng 1 chính sách cai trị độc tài, loại bỏ dần ảnh hưởng của triều Nguyễn. Quan lại cấp tỉnh phải phụ thuộc trực tiếp Thống sứ Pháp, cai trị xứ Bắc Kỳ nhân danh Hoàng đế nhưng lại không cần phải nghe lệnh của vị vua Đại Nam. Các quan cũng phải nhường cho Công sứ Pháp quyền đề cử và bổ nhiệm hương chức. Cơ quan hành chính Pháp cũng phụ trách thu thuế và giao cho ngân khố của triều đình một ngân sách cần thiết cho việc duy trì triều đình. Paul Doumer đã thay thế chế độ bảo hộ bằng chế độ trực trị và triều đình từ lúc đó chỉ còn giữ lại được những hình thức bề ngoài. Vua Thành Thái vào năm 1907 đã bị ép phải thoái vị khi không phê chuẩn việc bổ nhiệm một số quan lại đã được Khâm sứ Lévêque và Hội đồng Thượng thư thỏa thuận. Hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh San được đưa lên nối ngôi, tức vua Duy Tân. Cũng như vua cha Thành Thái, Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp. Năm 1916, ông liên kết cùng Việt Nam Quang Phục Hội của nhóm Thái PhiênTrần Cao Vân nổi dậy nhưng thất bại và bị đày ra đảo La Réunion cùng lúc với cha mình.
Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp để đòi hỏi nước Pháp phải cho người Việt được tham gia chính trị nhiều hơn nhưng cuộc hành trình này đã không đem lại kết quả nào.[66] Chuyến đi này đã bị Nguyễn Ái Quốc châm biếm trong tác phẩm Vi hành của ông đăng trên báo L'Humanité số ngày 19 tháng 2 năm 1923.[67] Ngày 6 tháng 11 năm 1925, lợi dụng việc vua Khải Định vừa qua đời, Toàn quyền Alexandre Varenne đã ép vị vua mới là Bảo Đại mới 12 tuổi phải ký thỏa ước giao cho quan Khâm sứ Pháp các quyền hạn cuối cùng. Thậm chí nhà vua còn không thể lựa chọn các Thượng thư và quan chức. Nước Đại Nam trên thực tế đã trở thành 3 mảnh có đời sống và thể chế riêng biệt. Nam Kỳ sáp nhập vào Pháp, Bắc Kỳ gần như 1 thuộc địa và Trung Kỳ là nơi mà quy chế bảo hộ chỉ là lý thuyết.[68]

Sụp đổ


Hoàng Đế Bảo Đại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn và thời phong kiến ở Việt Nam
Khi trở về nước năm 1932, Bảo Đại đã mong muốn cải cách xã hội Việt Nam nhưng phong trào này đã chết yểu bởi sự đối địch giữa các quan Thượng thư của ông như Phạm QuỳnhNgô Đình Diệm cũng như sự chống đối của giới bảo thủ và chính phủ bảo hộ Pháp. Nhà vua nản lòng sớm, chuyển sang tiêu khiển bằng bơi thuyền và săn bắn. Trước thực tế nhà Nguyễn không còn khả năng chống Pháp, nhiều đảng phái cách mạng được tổ chức để đánh đuổi người Pháp. Việt Nam chi bộ của hội Á Tế Á Áp Bức Nhược Tiểu Dân Tộc do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Quảng Đông. Năm 1926, Tân Việt Cách Mạng Đảng hoạt động ở Hà TĩnhSài Gòn. Năm 1927, Phạm Tuấn Tài, Hoàng Phạm Trân, Nguyễn Thái Học lập ra Việt Nam Quốc Dân Đảng. Năm 1928, Tạ Thu ThâuNguyễn An Ninh lập Đệ Tứ Quốc tế. Năm 1930, Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội đổi ra Đông Dương Cộng Sản Đảng.
Năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp giành chiến thắng cho phép không khí chính trị dễ thở hơn. Tại Bắc KỳTrung Kỳ, chính phủ bảo hộ không cho phép đảng phái chính trị nào hoạt động. Dù vậy chính phủ Pháp đã nhượng bộ 1 phần trước các cuộc bãi công của công nhân. Năm 1937, phong trào đình công và biểu tình lại tái phát vượt quá tính chất nghề nghiệp để mang nhiều tính chính trị hơn. Thế chiến thứ hai bùng nổ, Nhật Bản mang quân vào đánh chiếm Đông Dương. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, dựng lên chính quyền do Trần Trọng Kim làm thủ tướng thay thế cho Nội các Phạm Quỳnh tại Huế. Nhưng chính phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại được 4 tháng. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh ngày 15 tháng 8 năm 1945, Mặt trận Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã thực hiện thành công Cách mạng tháng Tám, đưa Việt Nam trở thành nước độc lập từ tay người Nhật và người Pháp.
Ngày 25 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại đọc bản Tuyên ngôn Thoái vị trước cửa Ngọ Môn. Chính phủ Trần Trọng Kim bị giải tán và Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch chính thức tuyên bố Việt Nam độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Sự kiện Bảo Đại thoái vị chính thức đánh dấu sự sụp đổ của nhà Nguyễn (mặc dù sau đó, Bảo Đại còn tiếp tục làm quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam từ 1 tháng 7 năm 1949 đến 26 tháng 10 năm 1955). Sự kiện này cũng đã đánh dấu sự chấm dứt hơn 1000 năm chế độ phong kiến ở Việt Nam. Nhà Nguyễn tồn tại 143 năm, có 13 vua thuộc 7 thế hệ.

Thuế khóa và lao dịch

Việc sinh hoạt quốc gia đòi hỏi phải có đủ tài chính để duy trì bộ máy triều đình nên sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã tổ chức lại vấn đề đăng tịch, bắt buộc mỗi làng xã phải ghi vào sổ đinh trong làng số đàn ông từ 18-60 tuổi[84]. Các đinh bộ không bao giờ kê khai hết tất cả số đàn ông trong làng vì ngoài dân đinh còn có một số người là dân ngoại tịch, dân lậu, những người bần cùng, vô sản, không thể đánh thuế cũng như những người mới tới làng định cư[85].
Do tổ chức xã hội Việt Nam căn bản dựa trên , thôn nên triều đình không đòi hỏi người dân phải trả thuế trực tiếp mà giao cho làng lo việc thuế má và sưu dịch, không cần biết làng sẽ phân chia trách nhiệm giữa các dân làng ra sao. Mỗi làng hưởng quyền tự trị rất lớn, tự họ cai trị theo những tục lệ riêng ghi trong hương ước của làng. Hội đồng Kỳ mục trông coi tất cả công sản (tài sản công) và thuế khóa, đê điều, trị an. họ cũng phải lo phân phối công điền (ruộng công) giữa các dân đinh mỗi kỳ quân cấp và chỉ định thanh niên đi lính.
Về thuế nhân đinh và thuế ruộng, Nhà Nguyễn xoá bỏ tất cả chế độ thuế khoá cũ của Tây Sơn để đặt lại thuế khoá mới nặng hơn thời trước. Vua Gia Long cho sửa lại hộ tịch và điền tịch đã hư hỏng qua thời nội chiến. Hộ tịch phân ra 9 hạng, tuỳ từng hạng mà nộp thuế toàn bộ hay được miễn giảm một nửa hoặc miễn trừ cả sưu thuế lẫn sai dịch. Thuế đinh nhà Nguyễn đặc biệt đánh nặng lên dân Thanh NghệBắc Hà. Dân công nghệ thì nộp thuế sản vật. Thời Minh Mạng thì định lại thuế điền, chia cả nước ra 3 khu vực để đánh thuế. Thuế điền thì dân Thanh Nghệ và Bắc Hà cũng bị nặng hơn ở các miền khác. Theo thống kê của bộ Hộ thì số đinh năm đầu đời Gia Long là 992.559 người, cuối đời Thiệu Trị là 1.024.380 người. Về điền thổ thì đầu đời Tự Đức có 3.398.584 mẫu ruộng và 502.672 mẫu đất[86].
Mỗi người dân đinh phải chịu 60 ngày lao dịch cho triều đình. Lao dịch thường là để làm các mục đích, xây sửa hệ thống đê điều, kênh rạch, sông ngòi; xây đắp các thành lũy; xây dựng các cung điện cho hoàng gia. Trên thực tế, người dân phải lao dịch khá nặng trong thời gian vương triều Nguyễn xây dựng các cung điện, lăng tẩm, dinh thự,... Ví dụ năm 1807, ngay khi kinh thành Huế vừa được xây xong, vua Gia Long lại huy động hàng nghìn dân đinh và binh lính tiếp tục sửa chữa và tu bổ thêm trong một thời gian dài. Vua Minh Mạng cũng tiếp tục công việc xây dựng kinh đô. Vua Thiệu Trị thì không tập trung xây dựng kinh đô nữa, nhưng, trong một cuộc tuần du lớn ra Bắc Kì năm 1842, người dân đã phải xây 44 hành cung cho một phái đoàn đông đến 17.500 người, 44 con voi và 172 con ngựa của nhà vua.[87] Theo nhận xét của giáo sĩ Pháp Guérard: "...sự bất công và lộng hành làm người ta rên xiết hơn cả thời Tây Sơn: thuế khóa và lao dịch đã tăng lên gấp ba"[87]. Trong dân gian đã xuất hiện các bài vè, bài ca miêu tả sự nặng nề của chế độ lao dịch, ví dụ bài "Tố khuất khúc" của dân Sơn Nam Hạ có câu:
Binh tài hai việc đã xong,
Lại còn lực dịch thổ công bao giờ.
Một năm ba bận công trình,
Hỏi rằng mọt sắt dân tình biết bao...[87]


Nông nghiệp


Về vấn đề ruộng đất, ngay khi mới lên ngôi, Gia Long đã phải ra lệnh cấm bán ruộng đất công và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại công điền công thổ này để bảo đảm đất cày cho mọi người nông dân.[109] Trải qua nội chiến, nhân dân lại gặp mất mùa liên tiếp. Triều đình thường phải giảm thuế, miễn thuế và phát chẩn. Thời Minh Mạng định lại phép quân cấp ruộng khẩu phần, quan lại, binh lính, công tượng (thợ làm quan xưởng) cùng các hạng dân đinh, không kể phẩm trật cao thấp đều được hưởng 1 phần khẩu phân nhưng quan lại, cường hào cũng giành được những phần tốt hơn. Người già, người tàn tật thì được nửa phần. Cô nhi, quả phụ được 1/3.[110]
Tại miền Nam, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục việc khai hoang và phục hóa, từ thời các chúa Nguyễn để lại như việc khẩn hoang, mở rộng, phát triển nông nghiệp. Ở Nam Kỳ, người dân đã tự do đến khẩn hoang với tư cách cá nhân hoặc tập thể dưới sự giúp đỡ của triều đình.[111] Hai vị quan tổ chức khẩn hoang nổi tiếng nhất là Nguyễn Công TrứNguyễn Tri Phương; trong đó Nguyễn Công Trứ nổi lên vì là tác giả của ba chính sách khẩn hoang lớn: đồn điền, doanh điền và khai khẩn ruộng hoang.[112] Đồn điền là chính sách chủ yếu dựa vào việc mộ dân nghèo, đi cùng với tội phạm, binh lính để thực hiện việc khai khẩn đất hoang. Trong thời gian khẩn hoang số dân này sẽ được quản lý theo cung cách đồn điền; sau từ 6-10ời năm để cuộc sống ổn định sẽ chuyển sang hình thức làng xã. Đồn điền xuất hiện nhiều nhất ở vùng Gia Định[112]. Đợt lập đồn điền lớn nhất do Kinh lược sứ Nam Kì là Nguyễn Tri Phương tổ chức vào năm 1853-1854, lập được 21 cơ, 124 ấp phân phối ở cả 6 tỉnh[113]. Doanh điền là hình thức khai hoang có sự kết hợp giữa triều đình và nhân dân, thực hiện di dân để lập ấp mới. Hình thức này bắt đầu được thực hiện từ năm 1828 dưới thời vua Minh Mạng theo đề nghị của Tham tán quân vụ Bắc thành Nguyễn Công Trứ. Theo đó, triều đình sẽ bỏ vốn ban đầu và cử ra một quan chức sẽ dứng ra chiêu mộ và chỉ đạo dân chúng đưa đi khai hoang[114] Chính sách đồn điền và doanh điền được triều đình kèm theo một loạt luật lệ thưởng phạt phân minh để khai thác triệt để đất đã vỡ hoang và ngăn tình trạng bỏ đất nhưng cũng không dứt hẳn được hiện tượng ruộng hoang[115].
Ngoài ra, triều đình nhà Nguyễn còn khuyến khích nhân dân tự do khai hoang kết hợp phục hóa. Việc đinh điền cũng có chỉnh đốn và kiểm soát chặt chẽ hơn. Ruộng đất ở Nam Việt thời vua Minh Mạng được đo đạc lại, tính ra được 630.075 mẫu. Tổng số đinh toàn quốc là 970.516 suất và 4.063.892 mẫu ruộng đất.[116] Triều đình nhà Nguyễn dành cho việc khai hoang, phục hóa rất nhiều sự quan tâm, họ đã cho tiến hành nhiều chính sách khai khẩn hoang khác nhau và đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Diện tích ruộng đất thực trưng tăng lên nhiều: năm 1847 là 4.273.013 mẫu.[117] Tuy nói trên toàn diện, đất công điền không quá 1/5 diện tích canh tác, nhưng phần đất còn lại được phân phối giữa các nông dân mà đa số chỉ làm chủ tới 5 mẫu là nhiều. Hạng người có 100 mẫu trở lên thì rất ít, mỗi tỉnh có nhiều nhất là 5, 3 người.[118]
Vua Gia Long vừa lên ngôi đã quan tâm đến vấn đề đê điều và cho người tu bổ đê cũ, đắp thêm đê mới. Năm 1809, ông lại cho đặt nha Bắc Thành đê chánh và các chức Tổng lý và Tham lý đê chánh để lo vấn đề đê điều ở các trấn xứ Bắc Kỳ. Tới năm 1828, theo đề nghị của các quan, vua Minh Mạng cho cho tăng cường thêm nhân sự cho nha môn đê chánh nhưng tới 1833 thì bỏ nha này đi để chuyên ủy việc đê điều cho các Đốc biện tại các tỉnh. Việc đắp đê, sữa chữa và khám xét được quy định tỉ mỉ. Thời Tự Đức nhiều lần đã xác định lại cách thưởng phạt về sự phòng hộ đê và phân định trách nhiệm của các phủ, huyện, tổng, sở tại các nơi đê vỡ[119]. Năm 1809, hệ thống đê điều ở Bắc Thành tổng cộng là 239.933 trượng tương đương 960 km[119]. Sau 21 năm dưới thời nhà Nguyễn, chiều dài các con đê ở Bắc Kỳ đã tăng lên 303.616 trượng tương đương 1.215 km. Tới cuối thế kỷ 19 thì hệ thống đê này đã dài tới 2.400 km[119] Mặc dù triều đình dành rất nhiều quan tâm nhiều tới việc trị thủy nhưng do thiếu sự phối hợp đồng bộ và quy hoạch chung giữa các địa phương, do tác động của môi trường, sinh thái,... các đê đắp lên cứ vỡ liên miên. Đặc biệt là ở sông Hồng, vì đất bồi nên lòng sông giữa 2 con đê cao hơn mặt đất, mỗi khi nước lớn thì đê không thể nào cản nổi. Triều đình phân vân trong 3 cách: giữ đê, phá đê và đào thêm sông. Do việc bất đồng kéo dài nên triều đình vẫn phải giữ đê mà đê vẫn tiếp tục vỡ.[120]
Về việc cứu đói, mỗi khi mất mùa vì lụt lội hay hạn hán, giá gạo lên cao gây khó khăn về lương thực. Triều đình phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp để cứu đói, thường là chẩn cấp. Triều đình thiết lập các kho lương trữ lúa cho việc cứu tế được gọi là Bình Chuẩn Thương, người nghèo túng có thể mua gạo giá rẻ hơn bình thường và không giới hạn, từ 1, 2 phương tới cả thưng, đấu, bát. Triều Nguyễn còn lập ra Nghĩa Thương là những kho trữ lúa ở các tỉnhphủ, huyện. Khi đói kém, các kho này được mở ra để phát chẩn cho dân nghèo. Thời Tự Đức tổ chức Xã Thương, khi gạo đắt thì bán ra, khi gạo rẻ thì đong lại để lưu trữ, có thể cho vay, thu lợi bao nhiêu dùng để cấp dưỡng binh đinh và giúp người nghèo. Thời Minh Mạng triều đình cũng bắt quan lại các tỉnh phải xuất lúa giống ở kho cho dân nghèo vay để làm mùa sau, nhằm làm cho nông nghiệp không bị đình trệ và việc mất mùa không ảnh hưởng nhiều sang các năm sau.[121] Để làm nhẹ bớt sự khổ cực của người nông dân, triều Nguyễn cho áp dụng chính sách giảm hay miễn thuế cho những tỉnh bị nạn. Riêng với các tỉnh bị thiệt hại nặng, vua cho miễn luôn tất cả các khoản thuế còn thiếu ở những năm trước[122]



5. BƯỚC ĐẦU NHẬP CUỘC: "LÊN ĐƯỜNG VIỄN DU"


6. LÍNH KHỐ XANH Ở HUẾ "THẦN HỘ MỆNH"


7. LÍNH KHỐ ĐỎ Ở HỘI AN "CÔ NÀNG BÁN GẤM"


8. CAI THẦU ĐỒN ĐIỀN CAO SU: "CÔNG DU PHÁP QUỐC"


9. CAI ĐỀ BÔ THÁP CHÀM "CHUYỆN TÌNH NỬA ĐÊM"


10. NHỮNG LẦN TRỞ LẠI CỐ ĐÔ HUẾ: "QUAN HAI LÒ VÔI LONG THỌ"


11. LÂM BỆNH: "HOÀI CỐ HƯƠNG"


12. TỪ TRẦN: "QUY HƯỚNG PHẬT"




源 豊 胡 進 桃 奉 拜 詩
黃 德 整 慧 詩 題

源 生 香 永 春 私 村
豊 度 十 余 離 故 鄉
胡 族 保 留 心 愛 義
進 高 豪 氣 體 堅 強
桃 花 時 難 遊 西 處
奉 遇 交 緣 結 廣 鄉
拜 謝 前 人 傳 血 聇
施 恩 宗 祖 達 安 祥

庚 午 年 春 日 – 1990

NGUYÊN PHONG HỒ TẤN ĐÀO PHỤNG BÁI THI
ANH LY thi đề
Nguyên sinh Hương Thủy, Xuân Hòa thôn
Phong độ thập dư ly cố hương
Hồ tộc bảo lưu tâm ái nghĩa
Tấn cao hào khí thể kiên cường
Đào hoa thời nạn du Tây xứ
Phụng ngộ giao duyên kết Quảng hương
Bái tạ tiền nhân truyền huyết thống
Thi ân tông tổ đạt an tường 
Canh Ngọ niên, Xuân nhật - 1990

Dịch nghĩa:

NGUYÊN PHONG HỒ TẤN ĐÀO PHỤNG BÁI
ANH LY thi đề

Sinh quán tại làng Xuân Hòa, huyện Hương Thủy (TT-Huế)
Nhờ ý chí phong độ nên mười hai tuổi đã xa quê hương (đi lập nghiệp)
Họ Hồ luôn giữ gìn tấm lòng hòa ái, trọng nghĩa
Nêu cao bầu nhiệt huyết và thể hiện chí kiên cường
Tư chất là người đào hoa, phong nhã gặp thời loạn phải lưu lạc sang Pháp
(Khi về) gặp gỡ giao tình kết duyên tại đất Quảng Nam (Hội An)
Bái tạ bậc tiền nhân đã một đời truyền trao huyết thống
Đền ơn tông tổ (bằng cách sống xứng đáng) đạt được an lạc cát tường
Ngày Xuân, năm Canh Ngọ - 1990

Dịch thơ:

NGUYÊN PHONG HỒ TẤN ĐÀO PHỤNG BÁI THI
ANH LY thi đề

Nguyên sinh Hương Thủy, Xuân Hòa thôn
Phong độ, mười dư xa cố hương
Hồ tộc giữ gìn tâm ái nghĩa
Tấn cao nhiệt huyết sống kiên cường
Đào hoa thời loạn sang Pháp quốc
Phụng gặp kết duyên đất Quảng hương
Báo tạ tiền nhân truyền huyết thống
Thi ân nguyện sống đạt an tường

Ngày Xuân, năm Canh Ngọ - 1990









DI ẢNH BÀ NỘI TÂM HẢO LÊ THỊ DUNG
SANH: KỶ SỬU - 1889
MẤT: 24.3 TÂN DẬU (9. 4. 1981)





心 好 黎 氏 容 奉 禮 祝
黃 德 整 慧 詩 題

心 厚 貴 人 在 帝 宮
好 開 青 花 送 英 雄
黎 家 官 族 舊 名 將
氏 遇 浪 人 天 定 緣
容 合 世 時 戈 苦 盡
奉 供 夫 子 到 臨 終
禮 恩 生 養 深 如 海
祝 讚 慈 心 永 德 芳
庚 午 年 春 日 – 1990

TÂM HẢO LÊ THỊ DUNG PHỤNG LỄ CHÚC
ANH LY thi đề

Tâm hậu quý nhân tại Đế cung
Hảo khai Thanh Hóa tống anh hùng
Lê gia quan tộc cựu danh tướng
Thị ngộ lãng nhân thiên định duyên
Dung hợp thế thời qua khổ tận
Phụng cung phu tử đáo lâm chung
Lễ ân sinh dưỡng thâm như hải
Chúc tán từ tâm vĩnh đức phương

Canh Ngọ niên, Xuân nhật - 1990

Dịch nghĩa:

TÂM HẢO LÊ THỊ DUNG PHỤNG LỄ CHÚC
ANH LY thi đề

Tâm phúc hậu là bậc quý nhân ở tại cung vua
Người đẹp ấy sinh ra từ Thanh Hóa theo hầu (cha) anh hùng (vào kinh đô Huế)
Lê gia vốn dòng dõi quan quyền quý tộc danh tướng nhiều đời
Trời định nhân duyên thành thân với bậc phong lưu lãng tử
Người vốn bao dung biết sống hợp thời thế nên vượt qua gian truân khổ nạn
Một dạ cung phụng chồng con cho đến phút lâm chung
Lễ này mang ơn bậc sinh thành dưỡng dục sâu như biển cả
Chúc tụng tán thán lòng yêu thương rộng lớn sẽ mãi tỏa hương đức hạnh
Ngày Xuân, năm Canh Ngọ - 1990

Dịch thơ:

TÂM HẢO LÊ THỊ DUNG PHỤNG LỄ CHÚC
ANH LY thi đề

Tâm phúc quý nhân tự Đế cung
Hảo từ Thanh Hóa tiễn anh hùng
Lê gia quý tộc nhiều danh tướng
Thị gặp phong lưu trời định duyên
Dung hợp thế thời qua khổ nạn
Phụng cung phu tử đến lâm chung
Lễ ơn sinh dưỡng sâu như biển
Chúc tán lòng từ mãi tỏa hương

Ngày Xuân, năm Canh Ngọ - 1990





PHỤ LỤC:




Ấn tượng Việt Nam 110 năm trước

(ĐVO) Sông Sài Gòn nhộn nhịp, bờ hồ Hoàn Kiếm thanh vắng, các vũ công ở Vinh… là những khuôn hình ấn tượng được ghi lại trên đất nước Việt Nam cách đây 110 năm.


Đó là những hình ảnh được vẽ lại từ những bức ảnh chụp trong các năm 1901 - 1903 tại nhiều địa điểm khác nhau trên thuộc địa Đông Dương của Pháp như Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Phnom Penh. Những hình ảnh này được sử dụng để minh họa cho cuốn sách "Các thuộc địa Pháp" của tác giả Brossard, được đăng tải trên Thư viện điện tử Gallica (Gallica BNF) của  Pháp.

Qua những hình ảnh quý giá này, người Việt Nam có thể hình dung phần nào diện mạo đất nước mình cách dây hơn 100 năm.

Dưới đây là các hình ảnh:



Kênh Bãi Sậy ở khu vực Chợ Lớn, Sài Gòn.
Sông Sài Gòn, đoạn giao với kênh Bến Nghé.
Bờ biển Vũng Tàu.
Đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Phố Hàng Nón, Hà Nội.
Phố Paul Bert (ngày nay là phố Tràng Tiền), Hà Nội.
Thị trấn Hòn Gai nằm bên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Cảng Hải Phòng.
Một ngôi chùa ở thành phố Vinh, Nghệ An.
Những người đàn ông hút thuốc phiện ở Hòn Gai.
Chùa Cầu ở đô thị Hội An.
Các quan quan lại ở Vinh.
Ban thờ phía trong lăng Gia Long, kinh thành Huế.
Các vũ công ở Vinh.
Đàn voi diễu hành qua cầu Nagas, Phnom Penh, xứ Cao Miên (Campuchia ngày nay).
Một ngôi chùa ở Phnom Penh.


Hình ảnh hiếm thấy về Việt Nam năm 1932

(ĐVO) Vua Khải Định tập bắn, hàng rào ngăn hổ, đường xe điện ở Sài Gòn là những hình ảnh hiếm thấy về Việt Nam thời thuộc địa.


Những hình ảnh này được đăng tải trong cuốn sách "Tuyển tập minh họa Đông Dương" (L'Indochine - Illustrées Anthology) của tác giả Pháp Antoine Cabaton, xuất bản năm 1932.

Dưới đây là những hình ảnh trong cuốn sách này được giới thiệu trên trang Belle Indochine của Pháp:


Vua Khải Định trong một buổi đi săn.
Hàng rào tre bao bọc quanh một ngôi nhà để tránh sự tấn công của hổ.
Người Stiêng săn bắn bằng nỏ.
Trẻ em trong một trung tâm nuôi dưỡng ở Hà Nội đang đi vào nhà ăn.
Cảng Hải Phòng.
Phố người Hoa ở Nam Định.
Trường Trung học Albert Sarrault ở Hà Nội (nay là trường PTTH Trần Phú).
Các nhạc công..
Một trường học ở nông thôn.
Cây cầu trên tuyến đường sắt Vân Nam - Bắc Kỳ..
Đường tới Biên Hòa.
Bờ biển Vũng Tàu.
Những người nông dân làm thủy lợi.
Khung cảnh ở khu vực Đông Bắc thành Huế.
Một lễ tang ở Huế.
Mỏ than Hòn Gai.
Vận chuyển gỗ bằng voi.
Một xưởng mộc.
Một tuyến đường xe điện ở Sài Gòn.
Những nghệ nhân tuồng.
Chợ Lớn trên một tấm bưu thiếp.

Một bến thuyền ở Chợ Lớn.

Hồi ức của người Pháp về ác mộng mang tên ‘ông cọp’ ở VN
Cập nhật lúc :7:20 AM, 11/05/2012
(ĐVO) Sự đe dọa của loài hổ đã khiến nhiều ngôi làng, đặc biệt là ở vùng núi Bắc Kỳ, biến thành các thành lũy với hàng rào cao và tháp canh luôn có người túc trực vào ban đêm…  

>> Lạnh người 'săn' hổ Đông Dương


Trong cuốn sách Trên đường Cái Quan (Sur la Route Mandarine) được xuất bản vào năm 1925, tác giả Pháp Roland Dorgelès đã nói về nỗi khiếp sợ loài hổ của người dân Đông Dương, cũng như những câu chuyện diễn ra phía sau các buổi đi săn của giới thượng lưu. 


Theo cuốn sách này, rất nhiều người đã bị chết dưới nanh vuốt hổ, đó là một thực tế. Loài vật này chính là kẻ thù số một của những nhân viên chuyển phát bưu điện, những người thường xuyên phải di chuyển những chặng đường dài qua các vùng rừng núi hẻo lánh.


Sự đe dọa của loài hổ đã khiến nhiều ngôi làng, đặc biệt là ở vùng núi Bắc Kỳ, biến thành các thành lũy với hàng rào cao và tháp canh luôn có người túc trực vào ban đêm.




Loài hổ thường săn mồi trong rừng. Nhưng cũng không hiếm trường hợp, đặc biệt là khi đói, chúng mạo hiểm xâm nhập vào các làng bản của con người để tìm kiếm thức ăn - là gia súc nhưng cũng có thể là con người. Chúng đã trở thành một mối nguy hiểm, một loài quái vật mà con người phải chống chọi…

Theo ước tính, vào đầu thế kỷ 20 có khoảng 80.000 con hổ tại thuộc địa Đông Dương của pháp. Người An Nam gọi loài hổ là “ông hổ” hoặc “ông cọp” vì họ có một nỗi sợ hãi mang tính mê tín dị đoan. Họ thờ cúng và quỳ lạy trước loài hổ với niềm tin rằng sự kính trọng của mình sẽ khiến loài vật này giảm bớt những cuộc tấn công vào con người.

Dưới đây là một số doạn trích từ cuốn Trên đường Cái Quan:

Ở Đông Dương có rất nhiều hổ, có lẽ là cũng nhiều như lợn rừng ở nước Pháp vật. Nhưng thật sự thì không phải ai cũng có thể bắt gặp được chúng một cách trực tiếp nếu không phải là những người thường xuyên đi rừng. Trường hợp một con hổ nhảy lên nóc xe ô tô của một quý bà tại Đà Lạt trên một con đường cách đây ít lâu có lẽ chỉ lã một trường hợp hi hữu.

Những tiếng gầm của loài hổ vang ra từ các khu rừng là điều mà bạn có thể bắt gặp nhiều hơn. Và chỉ cần như vậy, chúng cũng đã để lại một ấn tượng thật khủng khiếp.

Khi đi qua bất cứ một ngôi làng nào ở gần rừng, bạn cũng có thể được nghe người dân kể về các vụ mất tích của một chú chó, một con lợn, một con ngựa, một con trâu, thậm chí là cả một người bản địa mà thủ phạm không ai khác ngoài “ông cọp”.

Theo người dân bản địa, các ông cọp không thường xuyên xâm nhập vào các nơi đông dân cư. Chúng chỉ làm điều này khi đã già, cơ bắp đã quá yếu để có thể săn hươu. Khi đó, các loài vật nuôi chậm chạp và cả con người trở thành các con mồi lý tưởng. Kể cả khi đã già yếu như vậy, sức mạnh của chúng vẫn đủ làm con người kinh hãi”.





Tuy vậy, với sự hiện diện của người Pháp cùng các loại vũ khí tối tân, loài hổ đã được giao một vai trò tích cực: trở thành đối tượng trong các buổi săn bắn của giới thượng lưu Pháp.

Dưới đây là một số đoạn nói về hoạt động săn bắn hổ của người Pháp trong cuốn Trên đường Cái Quan.

Không có gì thú vị hơn một cuộc săn bắn mạo hiểm. Chỉ cần có thật nhiều tiền và một khẩu súng, bạn có hổ.

…Người bảo vệ rừng sẽ kiểm tra súng và kỹ năng tác xạ của bạn, cũng như tư vấn cho bạn về cách ăn mặc phù hợp, loại giày nào cần dùng để đi trong rừng.

Khi tất cả đã sẵn sàng, chuyền hành trình sẽ bắt đầu. Rừng rậm um tùm, các vách núi cheo leo là điều mà bạn sẽ phải trải qua.

Chẳng bao lâu bạn thân thể bạn được bao quanh bởi một đám muỗi. Chúng cắn vào mặt, chân, tay, vào khắp mọi nơi, thậm chí là căn xuyên qua cả quần áo của bạn. Bạn sẽ liên tục lắc đầu, chà xát vào những chố ngứa ngáy. Một cái tát đầy bạo lực sẽ để lại vệt máu trong con muỗi béo mọng.

Người dẫn đường sẽ gõ nhẹ vào vai để nhắc bạn không được gây tiếng ồn. Tất nhiên, bạn chỉ có một trong hai lựa chọn: đập muỗi hoặc là săn hổ.

Bạn sẽ có rất nhiều thời gian để suy nghĩ trong rừng. Nhưng luồng suy nghĩ ấy có thể bị cắt ngang bất cứ lúc nào. Đó là khi người dẫn đường ra dấu hiệu cảnh báo. Bạn không nghe thấy gì, không nhìn thấy gì, quả tim thì đập nhanh hơn một chút, và vũ khí đã sẵn sàng.

Đột nhiên, những bụi cây rung động, và điều mà chúng ta thấy...

Chính là nó! To lớn làm sao! Dường như phát hiện ra điều gì, con hổ quay đầu về phía bạn và bước đến một cách mềm mại và chậm chạp.

Hai tiếng súng đanh gọn vang lên… Và ngày hôm sau, bạn đã có thể vênh vang bên một bộ da hổ tươi nguyên.

Tại Sài Gòn, bộ da hổ này sẽ khiến bạn được mọi người ngưỡng mộ. Nếu đem chúng về Paris, người ta sẽ coi bạn là anh hùng. Đó là những điều mà bạn nhận được khi trở thành một “người giết hổ”.





Với hoạt động săn bắn của người Pháp, mặc dù hổ vẫn còn nhiều ở Đông Dương, nhưng đến cuối thập niên 1920 số lượng của chúng đã giảm nhiều ở Nam Kỳ. Nhưng sự nguy hiểm mà chúng gây ra thì lại tăng lên.

Do các đàn hươu - thức ăn chính của hổ bị tàn sát bừa bãi ở miền Nam mà thức ăn của hổ đã trở nên khan hiếm. Chúng đã rời bỏ các cánh rừng để tấn công vào làng mạc của con người.

Chính quyền địa phương ghi nhận đã có trường hợp cả một gia đình bị hổ ăn thịt. Người dân chỉ phản ứng thụ động và yếu ớt trước sự tấn công của loài vật mà họ tôn thờ. Các loại vũ khí thô sơ tỏ ra vô hiệu. Bẫy sập được đánh giá là rất hiệu quả nhưng rất hiếm khi được dùng vì người dân quan niệm rằng linh hồn của những “ông cọp” bị chết sau khi dính bẫy sẽ ám họ.

Như vậy, người dân bản địa đã trở thành nạn nhân gián tiếp của thói quen săn bắn, tiệc tùng vô tội vạ của người Pháp.


Sông Như Ý và nỗi niềm… không như ý
Cập nhật lúc 09:00 | 08/06/2011 (GMT+7)
Như Ý vốn là con sông được xem là đẹp nhất kinh thành Huế xưa, với hai bên bờ sông dày đặc đình đền, nhà thờ họ và con nước thì mềm mại uốn lượn qua những làng mạc bình yên. Nhưng đó đã là những ngày xưa cũ...
Những đoạn sông còn sống của Như Ý
Những đoạn sông còn sống của Như Ý
Còn nay, nói như anh Ngô Châu Phê, Phó Chủ tịch UBND xã Thuỷ Vân: “Sông có tên rất đẹp, nhưng nước sông lại là nỗi sợ với dân nơi đây. Bởi mỗi lần đi thăm đồng về, cứ ghé bến nước rửa tay chân trước khi lên nhà là lại bị ngứa”.

Nỗi niềm ai cảm

Theo tác giả Nguyễn Đình Hòe, trên www.vacne.org.vn của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Như Ý là sông “đào – nối” từ trên 300 năm trước, có chức năng vận tải, du lịch và chia lũ sông Hương. Tên chữ của sông Như Ý là Thiên Lộc Giang - sông Lộc Trời. Trước đây, sông là nhiều đoạn kênh rạch riêng rẽ, khoảng thế kỷ XVII các chúa Nguyễn cho đào nối các kênh rạch này thành dòng liên tục nối sông Hương với sông Lợi Nông đổ ra đầm Hà Trung, thuộc Phá Tam Giang, để tạo ra sông Như Ý. Khi đó, dòng sông này chia nước chống lụt cho sông Hương và là tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng cả về kinh tế lẫn phòng thủ Kinh đô...

Tôi đến sông Như Ý tại điểm Cầu ngói Thanh Toàn (xã Thuỷ Thanh), rồi ngược lên xã Thuỷ Vân theo mạn Vân Thê Làng để gần hơn với “nỗi niềm” của con nước. Từ Cầu ngói Thanh Toàn ngược lên khoảng 500m, dòng sông đã ken dày bèo tây. Dòng sông mang hai khuôn mặt rõ rệt với phân ranh là tấm nò tre được chắn gần hết chiều rộng của con nước. Từ đây trở lên hướng Vân Thê Lang, Như Ý chung một điểm: nước chuyển màu xanh nổi rêu, bèo tây ken dày, rác và những bến nước heo hắt buồn. Có đoạn, người dân còn dùng cả lau sậy để ví sông thành ruộng trồng rau muống.

Bắt chuyện với bà Văn Thị Lành (thôn Vân Thê Làng), khi thấy đoạn sông qua nhà được giăng dây chắn bèo. Bà nhẹ nhàng: “Đó là người hàng xóm chắn bèo để cất rớ. Nhà ven sông, sẵn nước sẵn gió, ai mà không thích!. Nhưng nhiều năm nay, sông ô nhiễm nên không những không tận dụng được nguồn nước mà đến gió cũng không hóng được. Ngày nóng, mùi hôi thối từ sông xông lên nồng nặc”. Quanh chuyện sông Như Ý, anh Trần Duy Khánh, Chủ tịch UBND xã Thuỷ Thanh, cho biết: “Vào mùa thu hoạch, bà con có muốn dùng ghe đò để chuyển lúa từ đồng về nhà cũng đành chịu. Bèo kín cả sông, ghe đò không di chuyển được. Năm nay, xã đã tổ chức vớt 2 đợt, chỉ cố gìn giữ được đoạn Cầu ngói để không ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch. Còn đoạn trên Vân Thê làng thì không thể.

Lực lượng mỏng đã đành, lại thêm nước rất ô nhiễm, đụng đâu ngứa đó…”. Rồi anh hướng nhìn ra con nước đang hiền hoà chảy qua trước trụ sở UBND xã, nói thêm: “Đoạn này, nhờ các HTX nông nghiệp thường xuyên bơm nước lên đồng, thêm nước từ hồ Truồi lên nên nước ít nhiều được thông dòng, bèo rải rác nên gom được, chỉ bị ảnh hưởng mùi hôi. Có điều, chưa có năm nào nước sông Như Ý trở màu xanh đặc về đến đoạn ni. Năm nay thì đã có, hơn 2 tuần rồi”.

Quyết liệt một mình là không đủ...

Trong các cuộc tiếp xúc cử tri ở các xã Thuỷ Thanh, Thuỷ Vân thời gian gần đây, bà con đã có nhiều ý kiến đã đề cập đến sự ảnh hưởng từ sự ô nhiễm của sông Như Ý đối với đời sống của người dân; đồng thời, mong mỏi các cấp các ngành sớm có kế hoạch khơi thông lại dòng chảy của dòng sông Như Ý, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải... Theo anh Ngô Châu Phê, đây là điều rất đáng mừng vì bản thân người dân đã thấy được tác hại của dòng sông ô nhiễm đối với sinh hoạt hằng ngày của chính họ. Từ đó, dần ý thức hơn trong việc gìn giữ môi trường cho dòng sông. Ít nhất là hạn chế tối đa việc vứt rác và xác súc vật chết trực tiếp ra sông. Anh cũng nói thêm: “Với Như Ý, tốc độ đô thị hoá ở các phường xã con sông đi qua diễn ra càng nhanh thì càng phải gánh thêm khối lượng lớn nước thải từ các khu dân cư. Ở Thuỷ Vân, từ năm 1997 trở lại đây, UBND xã đã kiên quyết không cho người dân thuê đất dựng quán kinh doanh dọc ven sông, nhằm hạn chế lượng rác thải từ các điểm kinh doanh này bị xả trực tiếp xuống Như Ý. Nhưng đây là dòng sông chung của nhiều địa phương, chỉ riêng Thuỷ Vân quyết liệt thôi thì chưa đủ. Để làm sạch dòng sông, địa phương đã rất quan tâm và vận dụng nhiều cách để tuyên truyền, vận động nhân dân hạn chế xả rác xuống sông. Khoảng tháng 7 tới, UBND xã sẽ triển khai thực hiện đề án thu gom rác thải trên địa bàn. Theo đó, mỗi thôn sẽ có một xuồng đựng rác, rồi dần dần xóm cách xóm sẽ có thùng rác để gom rác cho bà con. Thực hiện đề án có hiệu quả, chắc chắn Thuỷ Vân sẽ hạn chế được tối thiểu phần rác thải do người dân trực tiếp xả ra sông”.

Trao đổi với chúng tôi, anh Phan Bồng, Phó Phòng TN&MT Hương Thuỷ, người trực tiếp phụ trách về vấn đề môi trường trên địa bàn thị xã, nhiệt tình đến bức xúc: Như Ý liên quan đến nhiều địa phương, gồm Hương Thuỷ, Phú Vang và thành phố Huế nên ô nhiễm trên sông cũng không phải là vấn đề bức xúc của riêng Hương Thuỷ. Hiện nay, thị xã đang chuẩn bị triển khai tổ thu gom rác thải ở xã Thuỷ Vân để hạn chế tối đa tình trạng xả rác xuống sông. Cũng vì liên quan đến nhiều địa phương, nên muốn giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm trên sông Như Ý thì đòi hỏi cả ba bên phải cùng có trách nhiệm. Riêng phần trên đất Hương Thuỷ, UBND thị xã Hương Thuỷ đã từng chủ trì phối hợp với UBND TP Huế và huyện Phú Vang để cùng tổ chức thu gom bèo và rác thải trên sông. Nhưng dù sao, đó cũng chỉ là hoạt động tuyên truyền bề nổi để nâng cao ý thức không xả rác bừa bãi xuống dòng sông. Còn để làm đến nơi đến chốn việc này, thì cần phải có đầu tư của nhà nước.

Để trả lại tên đúng nghĩa cho dòng Như Ý, với nguồn nước được khơi dòng, sông lại sạch sẽ, thảnh thơi uốn quanh các làng mạc... thì nhà nước đầu tư vốn thôi chưa đủ. Quan trọng là thống nhất việc này về một đầu mối và kéo trách nhiệm của chính quyền các địa phương có liên quan vào cuộc một cách quyết liệt. Theo nội dung giải trình ý kiến cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng phương án phòng hạn. Theo đó, Như Ý là một trong những sông chính hàng năm đều được nạo vét khơi thông nhằm chuyển nước từ hồ Truồi và sông Hương để cấp nước sản xuất cho các xã phía Nam thành phố Huế, thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Việc này nhằm kết hợp để thoát lũ và giảm ô nhiễm môi trường. Riêng vấn đề rác thải xuống sông, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các địa phương liên quan có biện pháp giải quyết; đề nghị các hộ dân phối hợp thực hiện... Mong thật nhiều, từ đây dòng Như Ý sẽ sớm lại như ý trong đời sống người dân hôm nay và cả mai sau, như người xưa đã tâm nguyện.

Đồng Văn (TTH)


Những con sông của Thành phố Huế - còn đó những nỗi lo
Huế có một hệ thống sông ngòi len lỏi rất dịu dàng khắp thành phố. Sông chính là sông Hương, và nhiều con sông nhỏ khác làm nên một tổng thể rất hài hòa và nên thơ. “Nếu như chẳng có dòng Hương / Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi”.


Sông Hương nơi ngã ba Tuần 
 Ngoài những con sông tự nhiên ra, còn cả một hệ thống sông đào từ thời Minh Mạng. Như sông Ngự Hà, dòng sông giữa Nội Thành chủ yếu dành cho nhà vua dong buồm đi chơi. Sau đến sông Như Ý, sông An Cựu lấy nước sông Hương đưa về cho đồng ruộng của hai huyện Phú Vang và Hương Thủy. Phan Bội Châu thường thả thuyền chơi trên dòng An Cựu.
“Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong”.
   Sau cùng là sông Đông Ba, nối đoạn cong của dòng sông Hương, từ cầu Gia Hội đến phố cổ Bao Vinh. Những dòng sông này làm cho Huế đẹp về cảnh sắc và tươi mát về môi trường.

 
Sông Đông Ba

Do thời gian, chiến tranh và tác động của con người đã làm cho những dòng sông này ở Huế đang có những biến động thật sự đáng cảnh báo.

Đầu tiên xin nói về sông Ngự Hà. Du khách đến Huế đứng bên bờ sông Ngự Hà, hầu như ai cũng ao ước được dong buồm chơi trên sông như ngày xưa. Hai chữ “Ngự Hà” để tự nói về một thời hoàng kim của nó. Hai chữ đó đến nay vẫn quyến rũ lòng người. Thật xót xa, dòng sông đã cạn. Đến nỗi, cả một đoạn sông trước đồn Mang Cá xưa đã thành những ruộng rau muống và cỏ mọc hai bờ sông xanh rì.

Tôi nghe nói đơn vị bảo tồn di tích ở Huế đang làm dự án vét đất để sông Ngự Hà một ngày không xa sẽ trở lại thời hoàng kim của nó. Nghe thông tin như vậy, dân Huế rất mừng. Nhưng để được dong buồm trên sông Ngự Hà thì chưa có một thời điểm hẹn hò cụ thể. Hiện tại, đây dòng sông vẫn phơi đáy lên trời.
Sông Ngự Hà

Sông Như Ý, nghe tên đã hấp dẫn. Sông bắt đầu mở cửa từ Đập Đá, dẫn nước tới cầu ngói Thanh Toàn. Cầu ngói Thanh Toàn là một địa điểm du lịch. Chuyện kể rằng, xưa bà Trần Thị Đào, là con dân Thủy Thanh, được đưa vào làm cung phi trong triều Nguyễn, có vị trí nhất định trong xã hội, vì thương dân quê mình một nắng hai sương, làm ăn vất vả, bà đã cho làm cầu ngói này, để cho dân đi làm và những phút nghỉ ngơi có chỗ ngồi mát. Câu ca dao xưa còn đây:
“Ai về cầu ngói Thanh Toàn,
cho em về với một đoàn cho vui”.
Cầu ngói Thanh Toàn - nơi con sông Như Ý nối về
Hiện tại khách đến Huế, ngoài cung điện, lăng tẩm, du khách vẫn kéo nhau về ngồi mát ngắm cảnh ở cầu ngói Thanh Toàn. Bây giờ về cầu ngói Thanh Toàn, nhìn dòng Như Ý, thấy bèo dày đặc. Ghe thuyền không chèo qua được. Nói tóm lại, đường trên sông Như Ý hầu như không còn. Giá như được lên thuyền ở Đập Đá, xuôi dòng về chơi cầu ngói Thanh Toàn thì tuyệt biết bao nhiêu.
sông Như Ý

Chưa hết, điều sợ nhất của nước sông Như Ý, như nhân dân quanh sông kể rằng chỉ cần rửa tay bằng nước sông ấy một lúc sau đã thấy hai bàn tay ngứa ran lên rồi.

Làm thế nào để rửa tay trên sông Như Ý mà không bị ngứa nữa là cả một vấn đề, không phải dễ dàng.

Sông An Cựu kể cả ngày mưa như trong ca dao, cũng không còn trong nữa, mà đục ngầu, còn ngày nắng, nước sông màu xanh lợt lạt. Bèo trôi trên sông lềnh bềnh. Bên cạnh những túm bèo ấy có xác cả chuột, chó con, lợn con trương phềnh cũng nổi lềnh bềnh như bèo vậy. Những ngày rằm, ngày mồng một hàng tháng, đồ giấy cúng xong, dân đem vất trôi đầy mặt sông. Người khá hơn thì đốt đồ giấy của mình bên thành cầu rồi vất tất cả trên sông. Không ai nghĩ tới việc giữ gìn dòng sông của mình. Đó là chưa kể tới những cống nước thải từ hai bên đường phố Phan Đình Phùng, Phan Chu Trinh suốt ngày đêm chảy ra sông. Các phủ xưa bên bờ sông có bến nước xây đàng hoàng đẹp đẽ, giờ cũng không có một ai dùng. Xin bạn đến đoạn sông An Cựu mà trên bờ là chợ Bến Ngự và chợ An Cựu, đồ vất kết thành bè thật không thể tưởng tượng được. Đi bên bờ sông những ngày nắng oi đã cảm thấy mùi hôi từ dưới sông bốc lên nghe rờn rợn người.

 
Sông An Cựu.

Cũng như vậy, đoạn sông Hương bên cạnh chợ Đông Ba cũng bẩn không kém. Dù sông Hương, sông Đông Ba chuyển hết những ngư dân sống trên thuyền, đưa lên bờ, nhưng qua sông Đông Ba vẫn cứ thấy trước mắt sông không sạch thêm chút nào.

Xưa dân Huế lấy nước sông Hương để sinh hoạt, xuống sông tắm giặt. Nhưng bây giờ, dòng nước không còn trong như ngày xưa, ngồi trên thuyền không thấy rong rêu dưới đáy nữa.

Dân Huế nói rằng, sông Hương là sông Thơm vì các suối đầu nguồn mọc đầy thạch xương bồ. Mùi thơm của thạch xương bồ làm nước sông thơm. Bây giờ đâu còn mùi thơm hoang dại ấy.

Đoạn sông Hương dọc đường Kim Long, đất trôi về làm cho dòng sông hẹp lại, sẽ làm mất vẻ đẹp của dòng sông. Đây là một nguy cơ không thể bỏ qua, nếu ai còn yêu dòng sông ngoạn mục này.

Đi một vòng các con sông trên đất Huế, những hiện trạng bày ra trước mắt, quả thật đó là những lời cảnh báo không thể bỏ qua. Các nhà thơ gọi sông Hương là con sông Thơ. Làm sao giữ mãi con sông thơ mộng ấy, đó là trách nhiệm của chúng ta, trước nhất là người Huế chúng mình.

tác giả : Nguyễn Quang Hà
Tuệ An

Vũ điệu mưu sinh trên dòng Như Ý

(VOV) - Dòng sông Như Ý như bừng sáng lên trong bức tranh rực rỡ ngợi ca tinh thần lao động miệt mài của những người làm nghề chài lưới.


Có một nhà văn đã viết: “Chuyện kể về một dòng sông trong lòng thành Huế, bốn mùa nước xanh màu ngọc, thương đến nao lòng. Như cổ tích, bao giờ người ta thôi thương nhớ về một miền ký ức nào đó, hẳn phải tìm về lánh mặt bên dòng Như Ý…”.

Sông Như Ý hiền hòa nằm trong thành phố Huế, hai bên bờ xanh rì những rặng cây, mặt sông lấp lánh ánh nắng vàng mỗi sớm bình minh. Trên sông, cuộc sống chài lưới của những ngư dân vẫn ngày ngày diễn ra cần mẫn.

Tung chài trên sông, khoảnh khắc mưu sinh vất vả nhưng thật đẹp bởi nó diễn ra trên mặt nước trong xanh, phản chiếu ánh nắng như dát vàng trên dòng sông thơ mộng.

Như Ý cũng chính là nơi cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật của các nhiếp ảnh gia ở Huế cũng như trong cả nước…


















CTV Lê Huy Hoàng Hải/VOV online





















Không có nhận xét nào: