Trang Chủ, Dấu Chân lãng tử,

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

SÀI GÒN LÃNG DU (CHÙM THƠ MỚI TẠI SÀI GÒN)



TIẾNG "EM"

Quê hương yêu dấu là "EM"
"EM" là hiếu thảo êm đềm lời ru
"EM" là tan rã ngục tù
Yêu không xao động ái từ bao dung
"EM" là chân lý uy hùng
"EM" là một cõi nghìn trùng dấng thân
"EM" như đạo đức nghĩa nhân
Không là "EM" của ái ân tục trần
Không là "EM" của vong thân
Mà là "EM" của tình thân bao đời
"EM" chính là "ANH" đó thôi
Ta tìm Ta giữa dịu vời trần gian
Ta tìm Ta giữa trăm ngàn
Đảo điên!

SÀI GÒN, 5.6.2012
HTLT



SÀI GÒN LÃNG DU
(CHÙM THƠ MỚI TẠI SÀI GÒN)

  


VƯỜN HẠ

Sáng nay nắng mới leo song
Vờn qua ngực ấm gọi lòng yêu thương
Anh đi hương ngát khu vườn
Sắc hoa trần mộng diệu thường tỏa dâng

SÀI GÒN, 6.6.2012
HTLT




SEN BÚP

Bóng dừa nghiêng tựa võng đưa
Ru hời năm tháng nhặt thưa tình đời
Mắt Em một nụ sen tươi
Khẽ trông cành lá bông trời lung linh

SÀI GÒN, 6.6.2012
HTLT









MƯA CHIỀU SÀI GÒN

Rằng mưa từ độ trùng khơi
Ru ngày vô tận vạn lời nước mây
Mưa reo sự sống lên đầy
Bên đời cây lá đan dày xưa sau


Miên mang kinh khúc vui sầu
Tình tang say đắm bắt cầu lãng du
Mưa êm mộng đẹp thiên thu
Dòng tuôn xối xả ngục tù rã tan


Mưa đêm dỗ giấc mơ màng
Mưa ngày ướt áo ngỡ ngàng thương mong



Mưa cho Hạ đợi, Thu trông
Cho Xuân ướt mọng, cho Đông lạnh tàn





Mưa qua phố bước hoang mang
Bao giờ ngát tạnh cung đàn cô liêu?






Viễn phương thơ dệt mưa chiều
Em đi biền biệt quạnh hiu một trời
SÀI GÒN, 9.6.2012
HTLT





 













SÀI GÒN PHƯƠNG VÂN

Mặt trời đánh thức tim cô
Cho ngày mới đến ngẩn ngơ bên đời
Đang ở đâu? Chốn muôn người!
Cô liêu mấy thủa hay yêu phiêu bồng?





Ta đi giữa phố ngàn bông
Mênh mang hương sắc ngóng trông một lần
Một lần sắp hết trăm năm
Xem ra như gió chờ trăng muộn mằn





Đời ta sương trắng lang thang
Đã qua mấy kiếp tụ tan không lời?




Ê hề, mê mãi rong chơi
Tìm Em mấy độ, ơi người phương vân!

SÀI GÒN, 9.6.2012
HTLT 

 













PHỤ LỤC:


Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa
Trong khi có rất nhiều công trình của đô thị Sài Gòn xưa đã không còn, đang có rất nhiều nỗ lực âm thầm để lưu giữ hình ảnh đẹp của quá khứ...
Nét đẹp thiếu nữ Sài Gòn
Sài Gòn đã hơn 300 tuổi tính từ thuở Nguyễn Hữu Cảnh vào phương Nam lập đồn, mở phủ. Song nếu kể Sài Gòn là một đô thị hiện đại có quy hoạch chi tiết, có tên đường và số nhà, có cơ sở hạ tầng toàn diện thì chỉ mới bắt đầu vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20; nghĩa là mới hơn 100 năm, còn trẻ hơn nhiều so với Paris, London, Washington, Bắc Kinh...
Thế nhưng nếu như những đô thị ấy vẫn giữ được hình dáng của ngày đầu thành lập thì Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 21 đang thay đổi vùn vụt mỗi ngày, đến mức nhiều người lo lắng quá khứ sẽ trôi nhanh, thậm chí biến mất. Để rồi những hoài niệm đang đầy ắp trên hàng ngàn trang web, các blog, trên mạng Facebook, Twitter - ở đó những bức ảnh về Sài Gòn qua nhiều thời kỳ được nhiều người yêu Sài Gòn góp nhặt, trở thành những dòng hồi ức đa dạng về một thành phố đang liên tục đổi thay.
Kiến trúc sư Nguyễn Sơn Tây, 37 tuổi, đã sưu tầm ảnh Sài Gòn trước năm 1975 và trưng bày bộ sưu tập này tại quán cà phê Sài Gòn Một Thuở của anh ở Q.3 (TP.HCM). Trong khi Văn Phụng Hiếu Minh, sinh viên đang học kiến trúc ở London, mê Sài Gòn xưa đến mức dành hai kỳ nghỉ hè vừa qua để cùng một nhà báo đi khắp thành phố chụp hàng trăm tấm ảnh những kiến trúc hiện hữu để đối chiếu với kiến trúc đầu thế kỷ. Nhóm ba người này đang thực hiện một tập sách ảnh và chuẩn bị một triển lãm ảnh mang tên “Saigon then and now” (Sài Gòn xưa và nay).
Tháng 10-2010, một nhóm bạn trung niên nhiều ngành nghề, có chung tình yêu Sài Gòn đã thành lập Câu lạc bộ Sài Gòn Đẹp để chia sẻ tư liệu và những điều tâm đắc về các giá trị vĩnh hằng của vùng đất này. Sài Gòn Đẹp với sự trợ giúp của Quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S. Ting (do UBND TP.HCM cấp phép hoạt động năm 2006) đã bắt tay vào thực hiện một bộ phim 3D so sánh kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn hiện nay và quá khứ.
Bộ phim này đã được một nhóm làm phim Đài Loan quay thử nghiệm tại 14 điểm của TP.HCM. Ngày 21-1, Câu lạc bộ Sài Gòn Đẹp đã xem những đoạn phim 3D đầu tiên quay chợ Bến Thành, dinh Thống Nhất, đền Hải Nam, Bảo tàng Mỹ thuật...
Trước đó, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, một phim 3D về phố cổ và Hoàng thành Thăng Long đã được làm khá thành công. Với Sài Gòn xưa, vấn đề là nên chọn những kiến trúc nào có thể coi là tiêu biểu? Do vậy, phải “kiểm kê” từ công thự, đền đài, phố xá đến chợ, trường học, bến cảng, nhà dân... Từ đó Sài Gòn Đẹp đã thử lập danh sách 100 kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn trong 100 năm qua.
Thành viên đầu tiên của Sài Gòn Đẹp hào hứng góp ý tưởng cho việc làm phim là ông Phan Chánh Dưỡng, một trong những người tham gia xây dựng khu đô thị mới Nam Sài Gòn. Qua nghiên cứu, ông cho rằng nên chọn những kiến trúc tiêu biểu trước nhất ở ba khu vực xưa cũ đầu tiên: Sài Gòn (trung tâm Q.1), Gia Định (lăng Ông Bà Chiểu, Q.Bình Thạnh) và Chợ Lớn (Q.5) cũng như những con đường, kênh rạch nối liền ba khu vực.
Cũng theo ông, bộ phim cần thể hiện được hướng phát triển của Sài Gòn trong lịch sử - đó là hướng phát triển từ cảng nội địa ra cảng biển, từ đồng bằng sông Cửu Long ra Đông Nam Á và xa hơn.
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất, người đang lưu giữ nhiều hình ảnh và hồ sơ kiến trúc của Sài Gòn, kể cả không ảnh, cho rằng cần thêm thời gian để phát động một cuộc bình chọn rộng rãi trong công chúng, sao cho bản danh sách các kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn thật sự thuyết phục mọi người. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thế Thanh - nguyên phó giám đốc Sở Văn hóa - thông tin TP.HCM, người từng chịu trách nhiệm về việc gìn giữ di sản văn hóa tại thành phố, không thể chờ đợi lâu hơn nữa bởi nhiều di sản kiến trúc của Sài Gòn “đang có nguy cơ không còn nữa!”.
Quả thật những báo động của bà Thanh đã thành sự thật từ lâu khi nhiều hình ảnh đẹp của Sài Gòn xưa đã và đang biến mất.
Khu vực từ nhà thờ Đức Bà nhìn ra sông Sài Gòn.
Bàn thờ ngày tết trong một gia đình khá giả... 
...Và đón xuân trên một chiếc ghe nghèo.
“Con đường hoàng gia” - đại lộ Norodom nối dinh Norodom (phủ toàn quyền Đông Dương) với vườn bách thảo Sài Gòn - nay là đường Lê Duẩn. Thảm xanh hai bên đường cho biết môi trường Sài Gòn ngày xưa như thế nào. 
Bến Bình Đông với những ghe bầu chở gạo từ miền Tây Nam bộ lên các chành gạo của người Hoa ở Q.5. Những kiến trúc cổ hai bên bến Bình Đông nay đã không còn sau khi xây dựng đại lộ Đông - Tây.
PHÚC TIẾN
Những hình ảnh này được rút từ tập sách ảnh Sài Gòn của Raymond Cauchetier (NXB Albin Michel, Paris, 1955; sưu tầm và chụp lại: Đăng Nguyên). 
Tác giả bài viết: PHÚC TIẾN.
Nguồn tin: Báo Tuổi Trẻ

Bộ ảnh đẹp tựa tranh thủy mặc của Đơn Hồng Oai

Khi xem những tấm ảnh này, bạn sẽ phân vân không hiểu đây là tranh thủy mặc hay là tấm ảnh chụp của nhiếp ảnh gia tài năng.

 
 
Đơn Hồng Oai (1929 – 2004) là nhiếp ảnh gia Trung Quốc sống tại California (Mỹ). Ông dành phần lớn thời gian sinh sống tại Sài Gòn, Việt Nam và chuyển tới California năm 1979. Những bức ảnh chụp của Đơn Hồng Oai mang phong cách độc đáo, được xem là “pictorialism” – trường phái ảnh thủy mặc Á đông. Dựa trên những hoạt tiết truyền thống và vẻ đẹp tinh tế của các bức tranh Trung Quốc (chủ đề chim, thuyền, núi…), nhiếp ảnh gia “pictorialsim” sử dụng nhiều âm bản khác nhau, phóng lên cùng một tấm giấy ảnh, tạo ra những tác phẩm đẹp như tranh vẽ nhưng không có ngoài đời thực. Trường phái xem trọng tính biểu tượng và hình ảnh hơn là chủ nghĩa thực tế.
Hồng Oai là một trong những nhiếp ảnh gia cuối cùng sử dụng phương pháp này và có lẽ cũng là người xuât sắc nhất. Ông được Kodak, Ilford vinh danh, là một thành viên của Liên đoàn Nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế (Thụy Sỹ) và Hiệp hội nhiếp ảnh khu người Hoa.
Dưới đây là một số ảnh chụp trường phái “pictorialism” của nhiếp ảnh gia Đơn Hồng Oai:

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Du Lam
Tổng hợp

Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa


Chúng tớ sẽ kể lại câu chuyện về những rạp cinéma của thành phố Sài Gòn 60 năm về trước.
Phim ảnh là một hình thức nghệ thuật/giải trí ra đời từ xưa và luôn chiếm vị trí thiết yếu trong danh mục "sở thích của tôi". Trải qua nhiều thập kỷ, thú xem phim gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của xã hội - con người. Những rạp cinéma này từng chứng kiến hành trình thay da đổi thịt của nền điện ảnh nước nhà giữa phố thị Sài Gòn phồn hoa.
Để hiểu hơn về nét đẹp của kiến trúc xưa ở Sài Gòn nóí chung và hoài cổ chút cảm giác của ông bà ta thời ấy khi bước chân vào rạp chiếu phim như thế nào, hãy cùng chúng tớ thưởng thức chùm ảnh các rạp chiếu phim ở Sài Gòn trước 1975.

Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Rạp Cathay ở Sài Gòn, hình chụp có lẽ vào thời Pháp thuộc.
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Rạp Nguyễn Văn Hảo, một trong những rạp chiếu phim sớm nhất do người bản xứ gây dựng nên.
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Góc bên phải hình chụp này chính là rạp EDEN, một trong những rạp cinéma có thâm niên lâu nhất.
Rạp EDEN hoạt động từ thời pháp thuộc cho đến tận năm 1975.
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Rạp Văn Cầm
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Rạp Casino Đa Kao, sau năm 75 đổi tên thành rạp Cầu Bông. Hình có lẽ chụp vào thập niên 60.
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Mặt tiền của rạp Casino Đa Kao và những paneau affiche quảng cáo phim đang chiếu:
Một phim Western điển hình.
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Rạp Đại Nam, đây là rạp hiện đại nhất trước khi rạp REX được xây dựng.
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Rạp Cao Đồng Hưng
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Nụ cười hồn nhiên của em bé răng sún bán kẹo cao su trước cửa một rạp chiếu bóng.
Tấm bảng phía sau em có ghi: phụ đề chữ việt – Technicolor.
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Rạp Casino Sài Gòn và afiche của một bộ phim kiếm hiệp.
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Các affiche trước rạp Casino Sài Gòn.
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Bạn có thể thấy khách sạn REX và rạp REX nhìn từ trên cao.
Vị trí và kiến trúc của rạp REX rất gần với rạp REX tại thủ đô Paris của Pháp.
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Mặt tiền của rạp REX, khánh thành năm 1962 và là rạp chiếu phim hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời điểm đó.
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Rạp REX chụp vào ban ngày, thời điểm đang công chiếu phim: James Bond chống lại Dr. NO.
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Trước cửa rạp Nguyễn Văn Hảo vào thập niên 60.
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Rạp Lê Ngọc trong khu Chợ Lớn, đang chiếu bộ phim kiếm hiệp: Lưỡi kiếm Ân Tình.
Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Rạp Long Vân

"Hòn ngọc Viễn Đông" có rất nhiều rạp chiếu phim nổi tiếng là vậy, nhưng có 1 điều thật sự bất ngờ ấy là: Cinéma cổ nhất Việt Nam lại tọa lạc giữa thủ đô Hà Nội. Trước khi kết thúc bài viết này, chúng mình cùng trở về đất Hà Thành năm 1920 để ngắm rạp phim cổ xưa nhất nhé!

Chùm ảnh: Dạo quanh các rạp chiếu phim của Sài Gòn xưa
Đây là hình ảnh về rạp cinéma cổ xưa nhất tại Việt Nam:
Rạp Pathé do người Pháp xây dựng tại Hà Nội vào năm 1920.

Những góc ảnh tuyệt đẹp về Sài Gòn xưa và nay

Những bức ảnh này đều được thực hiện bằng kỹ thuật ghép, mang đến cho độc giả một cái nhìn toàn diện về thành phố mang tên Bác sau 37 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Những bức ảnh này đều được thực hiện bằng kỹ thuật ghép, mang đến cho độc giả một cái nhìn toàn diện về thành phố mang tên Bác sau 37 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Bến cảng Nhà Rồng năm 1908 và nay.

Dinh Thống Nhất và dinh Độc Lập trước khi bị ném bom ngày 27/2/1962.

Dinh Thống Nhất nay và dinh Độc Lập trước năm 1975.

Nhà thờ Đức Bà ngày nay đặt lên nền ảnh nhà thờ Đức Bà trước năm 1975.

Bưu điện trung tâm xưa và nay.


Chợ Bến Thành thời Pháp thuộc và hôm nay.

Sân bay Tân Sơn Nhất trước 1975 và hôm nay.

Một góc đường Hàm Nghi.

Thương xá Tax ngày nay và thương xá Chaner.


Khách sạn Majestic.



Không có nhận xét nào: