Trang Chủ, Dấu Chân lãng tử,

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

HỒ TẤN TỘC LƯỢC TRUYỆN (TIẾP THEO)


HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ
CỘI NGUỒN HUYẾT THỐNG 

MAI HOA HIỆN TUYẾT SƯƠNG
(HỒ TẤN TỘC LƯỢC TRUYỆN)


 MỤC LỤC

A. HỒ TỘC
1. Nguồn gốc Hồ Tộc
2. Hồ Tộc tại Thừa Thiên Huế
3. Hồ Tộc tại làng Xuân Hòa, xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, TT -  Huế
4. Phả hệ Hồ Tộc tại làng Xuân Hòa, xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, TT -  Huế
B. HỒ TẤN TỘC PHÁI 3
1. Hồ Tấn Tộc Phái 3 tại Phường Đúc - Thành phố Huế 
2. Phả hệ Hồ Tấn Tộc Phái 3 tại Phường Đúc - Thành phố Huế
3. Họ Nội: Họ Hồ Tấn (Ông Nội), Họ Lê (Bà Nội)
4. Họ Ngoại: Họ Nguyễn (Ông Ngoại), Họ Trần (Bà Ngoại)
5. Phả Hệ Họ Ngoại: Họ Nguyễn (Ông Ngoại), Họ Trần (Bà Ngoại)
6. Mai Hoa Hiện Tuyết Sương - Tiểu sử Thân Phụ Hồ Tấn Anh, Pháp danh Tâm Vinh



A. HỒ TỘC
 
B. HỒ TẤN TỘC (PHÁI 3)

1. Hồ Tấn Tộc Phái 3 tại Phường Đúc - Thành phố Huế:
 
Dòng dõi Hồ Tấn dù là phái nào chăng nữa, hoặc đang sinh sống ở đâu đều không có đủ tâm huyết, khả năng, hoặc không ý thức thực hiện đầy đủ trọng trách "con cả, anh trưởng" của mình để duy trì và giữ gìn gia phong, tinh túy truyền thống họ tộc. Thường thì phải cậy nhờ vào con thứ hoặc con út, thậm chí nhờ vào cô dâu ngoan hiền, sống biết gìn giữ đạo lý, dám thay mặt chồng quán xuyến trọng trách này. Tôi đã  chứng kiến, nhìn thấy sự thật diễn ra như vậy.

Nhưng đâu phải chỉ riêng họ Hồ mà thôi đâu, nhiều dòng họ khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như thế. Âu đó cũng là số phận bi đát chung của các họ tộc Việt Nam. Chiến tranh triền miên, "1000 năm nô lệ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây, 30 năm nội chiến từng ngày" (Trịnh Công Sơn), mạng sống chưa giữ được sao giữ được những giá trị khác. 

Tôi chẳng trách ai khi nghĩ về nguồn cội huyết thống của mình. Tôi thấy trong tôi chứa đựng đủ các yếu tố về tổ tiên, tôi thừa hưởng nhiều thứ tốt đẹp: nụ cười, giọng nói, dáng đi, màu mắt, cái nhìn, cách tư duy, ý thích, sự đam mê, xu hướng sống. Đôi khi tôi thấy tôi là Ông Nội vì thích rong ruỗi đây đó. Tôi thấy tôi là Ba, an phận, sống đơn giản tự tại. Tôi thấy tôi là Bà Nội, chịu khó, chịu khổ, không phiền trách, biết nuôi nấng bảo bọc con cái. Đôi khi tôi là Mẹ, có nước da trắng, mắt trong, ít nói và quý trọng tình cảm, ... Ngoài ra tôi còn thấy tôi có những cái không hay thừa hưởng do tổ tiên để lại. Những thói hư tật xấu, những cái đam mê, liều lĩnh không hay lắm: thích ăn ngon và sống kiểu cách phong lưu lãng tử như Ông Nội, mê đánh bạc và thích cảm giác nóng hổi, phập phồng của cuộc đỏ đen như Ông Ngoại (giờ thì bỏ lâu rồi, vì tự thấy mình chưa bao giờ ăn bạc một xu), thích triết lý hai chiều, may rủi, ưa nói móc, nói sock, thích cái người khác chẳng thích: chơi với cây cỏ, đất đá, thích nghe cái âm thanh của cái chợ đời lao xao, thích sống một mình cô độc, thích ngồi yên lắng nghe mình, lắng nghe sự sống quanh mình, thích con gái hồ đồ, dữ tợn, thích bị tổn thương, thích lao đầu vào khó khăn, cạm bẫy, ... ôi nhiều thứ, nhiều tính nết khó ai chịu được, kể cả chính tôi. Mà kỳ lạ thay, tôi vẫn chưa biết tôi thừa hưởng những chuyện phù phiếm này từ ai? Do đâu? Tôi là ai?


Đây là câu hỏi thú vị, tôi sẽ làm cuộc viễn du này, hành trình này, về sự tìm biết này, tạm gọi là "tìm về cội nguồn huyết thống", với ý nguyện: khai thông cội nguồn huyết thống với dòng suối tinh khôi, trong mát, thơm ngon có khả năng nuôi dưỡng sự sống hôm nay và ngày mai. Tất nhiên, cái tốt được khai thông thì cái xấu chắc chắn sẽ bị lấp vùi. Những hạt giống tốt chắc chắn sẽ được nảy mầm, ra hoa kết trái nếu ta chăm chỉ tưới tẩm và tận tụy giữ gìn, trân trọng. 

Tôi thường thích gần gủi người già, nói đúng hơn: thích chơi với người già. Trước tiên là tôi thấy họ hấp dẫn được tôi, sau đó tôi thấy họ cần tôi đỡ đần, chăm sóc, ví dụ: xoáy trầu cau cho họ, xoa bóp chân tay, quạt giúp một "lồng ấp" (lò than sưởi ấm) vào mùa đông cho họ, hoặc lắng nghe họ. Sau nữa là họ rất thật, họ có những hồi ức rất tốt, họ có khả năng biến những câu chuyện nhạt nhẻo, phiền muộn, ê chề thành chuyện cổ tích của đời họ dựa theo những dấu ấn, cột mốc lịch sử mà họ chứng kiến, thâm nhập. Mà đôi khi thực tình mà nói, dựa vào sách vở, hoặc những người mệnh danh danh này nọ, những cái đó trong cái cảm biết rất thật của tôi: toàn là đồ giả, bị bóp méo, hoặc không dám nói sự thật của diễn biến lịch sử, tôi có cảm giác mình đang bị lừa dối trong các câu chuyện vĩ đại của lịch sử. Thành ra tôi có cái bệnh ghét sách vở, ghét người mệnh danh này nọ.

Trên cơ sở chuyện kể của họ, những người già yêu quý của tôi, chúng ta có thể tìm biết được dòng tư duy của thời đại họ sống, những khó khăn họ trải qua, những nỗ lực không mệt mỏi của họ để vượt qua cùng khổ của thời đại họ sống. Họ có chất thơ hùng vĩ khó tả trong câu chuyện kỳ dị của họ. Tôi nghe rất thú vị, cho nên tôi viết về dòng họ mình, "con đường tìm về cội nguồn huyết thống" bằng những câu chuyện như thế, chân thật, giàu chất thơ và như chuyện cổ tích. 

Tôi bắt đầu câu chuyện từ bà nội của tôi.

CHUYỆN THẤT THỦ KINH ĐÔ HUẾ:
CÁI BÌNH VÔI BẰNG NGỌC VÀ ỐNG NHỔ BẰNG VÀNG

Đây là câu chuyện đau lòng tôi nghe từ miệng bà nội tôi kể. 
Vì bà chứng kiến những diễn biến xảy ra trước mắt bà.
Lúc đó bà tôi ở ngay trong cung vua. Chuyện bà nội tôi kể là chuyện "Bình vôi và ống nhổ bằng vàng".

Tôi còn nhớ như in là bà cười khanh khách khi tôi tò mò muốn bà kể chuyện trong cung vua. Tôi hỏi: ' Bà ơi, bà ở cung vua, bà có thấy tiếc rẻ gì không?" Bà cười: Nhiều cái để tiếc chứ, nhưng tiếc nhất vẫn là cái "bình vôi và ống nhổ" bằng vàng ròng.

Sau ba ngày ba đêm, quân đội Pháp tấn công bằng đạn pháo và súng trường vào Kinh thành Huế, phái chủ chiến tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi thất bại, phải đưa nhà vua và hoàng tộc rút khỏi Kinh thành Huế bằng đường hầm bí mật ra căn cứ địa Tân Sở - Quảng Trị, tìm kế chống Pháp lâu dài.

Quân Pháp dã man kéo vào Hoàng thành bắn giết vô kể. Lúc bấy giờ Kinh đô thất thủ, vua quan, dân chúng chạy tán loạn.
Bà nội cùng gia quyến họ Lê cũng nằm trong cảnh hỗn độn đó.
Bà kể: Đạn pháo móoc chê của lính Pháp nó bắn vào kinh thành cả ngày lẫn đêm, thành đỗ, nhà cửa cháy nát, người chết như rơm rạ. Khi có lệnh Vua ban Thất thủ, trước khi quân Pháp xâm chiếm hoàng thành một ngày, vua và hoàng tộc được quan tùy tùng hộ giá đã rời khỏi kinh thành an toàn. Còn lại, mạnh ai nấy chạy ra bốn cửa thành, Phấn thì trên trời đạn pháo móoc chê nó bắn, phần thì dẩm đạp nhau mà chết, ra tới cửa thành thì chen chúc không ra được, phần lớn đều bị voi nó chà (voi chiến trấn cửa thành), người chết chất thành đống.."Mệ" cũng hoảng loạn, gánh một gánh đồ, trong đó toàn của quý, có bình vôi bằng ngọc và ống nhổ bằng vàng, ra tới cửa thành, gặp lính Pháp nó cướp hết, may mà nó tha mạng cho đi.

(còn tiếp)

2. Phả hệ Hồ Tấn Tộc Phái 3 tại Phường Đúc - Thành phố Huế:
Nguyên quán: làng Xuân Hòa, xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, TT -  Huế

TỪ ĐƯỜNG TẠI PHƯỜNG ĐÚC - HUẾ


BÀI VỊ LỚN THỜ Ở TỪ ĐƯỜNG HỌ HỒ TẤN (PHÁI 3)



DANH SÁCH KỲ SIÊU NỘI TỘC

Nôi tôn: HỒ TẤN NGHIÊM, PD: Nhuận Tâm, tự Chỉnh Tuệ phụng thư

Nguyên quán: Thừa Thiên Tỉnh, Hương Thủy Huyện, Thủy Vân Xã, Xuân Hòa Thôn.
Hiện trú: 289/14 Bùi Thị Xuân, Phường Đúc, TP Huế.

PHỤNG VỊ

Cung tiến Bổn âm đường thượng khứ thệ tiên linh Hồ gia tiên tổ, Lê  gia tiên tổ lịch thế tôn linh.
Cung tiến đồng hàng bá thúc cô nương, huynh tỷ đệ muội, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, quá cố nam nữ chư hương linh liệt vị.
Cao tổ Nội khảo:    HỒ TẤN LONG                              - Mất: 06/03ÂL
Tịnh Bà:                 LƯƠNG THỊ BÌM                            - Mất: 06/01 ÂL
Cao tổ nội ngoại khảo: LÊ VĂN GIAO                           - Mất:09/05 ÂL
Tịnh Bà:                 NGUYỄN THỊ HUẾ                         - Mất: 10/10 ÂL
Tổ Ngoại Di:          LÊ THỊ DƯ                                       - Mất: 07/04 ÂL
Tổ Nội khảo:          HỒ TẤN ĐÀO                                 - Mất: 22/02 ÂL
Tổ Nội tỷ:              LÊ THỊ DUNG   PD: Tâm Hảo          - Mất: 26/3 ÂL
Tổ Thúc khảo:        HỒ TẤN THĂNG húy DÁM            - Mất: 17/02 ÂL
Tổ cô Bà:               HỒ THỊ XIN húy LỰU                      - Mất: 10/4 ÂL
Bá khảo:                HỒ TẤN CON                                  - Mất: 05/01 ÂL
Thân cô:                 HỒ THỊ VƯỜNG                              - Mất: 22/02 ÂL
Thân cô:                 HỒ THỊ HVVD                                  - Mất:
Bào đệ:                  HỒ TẤN TỊNH                                  - Mất: 06/07 ÂL
Bào đệ:                  HỒ TẤN THÀNH                              - Mất: 20/08 ÂL
Bào đệ:                  HỒ TẤN CÔNG                                - Mất: 24/10 ÂL
Bào đệ:                  HỒ TẤN HVVD                                 - Mất: 04/07 ÂL

Phụng vị Môn trung thích thuộc huyết xảo tảo thương, xa lạc bất tường, ly hương biệt quán, mộ phần thất tích quá cố nam nữ chư hương linh liệt vị.
CỤ TỒ NỘI (THÂN SINH BÀ NỘI) LÊ VĂN GIAO
QUAN VÕ PHÒ VUA THÀNH THÁI
CHÂN DUNG VẼ TRUYỀN THẦN KHOẢNG 1945

 CỤ TỒ NỘI (MẸ BÀ NỘI) NGUYỄN THỊ HUẾ
CHÂN DUNG VẼ TRUYỀN THẦN KHOẢNG 1945


CỤ NỘI HỒ TẤN ĐÀO PD NGUYÊN PHONG, ẢNH CHỤP NĂM 63 TUỔI - 1941

CỤ NỘI LÊ THỊ DUNG PD TÂM HẢO - ẢNH CHỤP NĂM 1941

  
CỤ NỘI HỒ TẤN ĐÀO PD NGUYÊN PHONG
DO HTLT VẼ TRUYỀN THẦN - 1982

CỤ NỘI LÊ THỊ DUNG PD TÂM HẢO - HUẾ 1971

     
CỤ NỘI LÊ THỊ DUNG PD TÂM HẢO - 1971
DO HTLT VẼ TRUYỀN THẦN








 
 BÀN THỜ PHẬT TRƯỚC BÀN THỜ TỪ ĐƯỜNG
BỨC HOÀNH: THIỆN TRUYỀN GIA
CÂU ĐỐI ĐỌC TỪ BÊN PHẢI SANG TRÁI:
TÍCH THIỆN BỒI CĂN MIÊN THẾ TRẠCH
TU TÂM DƯỠNG ĐỨC BẢO GIA PHONG
(THƯ PHÁP CHỮ HÁN CỦA ĐẠI SƯ PHƯỚC THÀNH)



   





BỨC TRANH LỤA TỨ QUÝ: HỒ TẤN TỘC ĐỆ TAM PHÁI
NGUYÊN QUÁN; THỪA THIÊN TỈNH, HƯƠNG THỦY HUYỆN, THỦY VÂN XÃ, XUÂN HÒA THÔN
NIÊN HỮU TỨ THỜI XUÂN TẠI THỦ
NHÂN SANH BÁCH HẠNH HIẾU VI TIÊN
(TRANH VÀ THƯ PHÁP CHỮ VIỆT: HTLT)
(THƯ PHÁP CHỮ HÁN CỦA ĐẠI SƯ PHƯỚC THÀNH)


BÀN THỜ BÊN TẢ

BÀN THỜ BÊN HỮU 


 



4. Họ Ngoại: Họ Nguyễn (Ông Ngoại), Họ Trần (Bà Ngoại)
Nguyên Quán: làng mậu tài, xã Phú Mậu, huyện Hương Thủy, TT - Huế




  
DI ẢNH BÀ NGOẠI TRẦN THỊ VÀNG PHÁP DANH TÂM PHÚ - 1971


DI ẢNH BÀ NGOẠI TRẦN THỊ VÀNG PHÁP DANH TÂM PHÚ - 1977

DI ẢNH THÂN DI NGUYỄN THỊ BÊ PHÁP DANH TÂM HUYỀN - 1967

5. Phả Hệ Họ Ngoại: Họ Nguyễn (Ông Ngoại), Họ Trần (Bà Ngoại)

DANH SÁCH KỲ SIÊU NGOẠI TỘC

Ngoại tôn: HỒ TẤN NGHIÊM, PD: Nhuận Tâm, tự Chỉnh Tuệ phụng thư
Nguyên quán: Thừa Thiên Tỉnh, Phú Vang Huyện, Phú Mậu Xã, Mậu Tài Thôn.
Hiện trú: 289/14 Bùi Thị Xuân, Phường Đúc, TP Huế.

PHỤNG VỊ

Cung tiến Bổn âm đường thượng khứ thệ tiên linh Nguyễn gia tiên tổ, Trần gia tiên tổ lịch thế tôn linh.
Cung tiến đồng hàng bá thúc cô nương, huynh tỷ đệ muội, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, quá cố nam nữ chư hương linh liệt vị.
Cao tổ ngoại khảo:
NGUYỄN VIẾT CON  húy Đa          - Mất: 26/7 ÂL
Tịnh Bà:
TRẦN THỊ NHỚ                               - Mất:
Cao tổ ngoại ngoại khảo:
TRẦN VĂN SỪNG                          - Mất:
Tịnh Bà:
TRẦN THỊ BIỆN                              - Mất:
Tổ ngoại khảo:
NGUYỄN VĂN CẤN                       - Mất: 22/9 ÂL
Tổ ngoại tỷ:
TRẦN THỊ VÀNG   PD: Tâm Phú     - Mất: 18/2 ÂL
Tổ cô bà:
NGUYỄN THỊ CÁI                            - Mất:
Tổ cô bà:
NGUYỄN THỊ ĐỤNG                       - Mất:
Thân cậu:
NGUYỄN VĂN DĨNH                      - Mất:30/5 ÂL
Thân Di:
NGUYỄN THỊ BÊ                             - Mất: 03/03 ÂL
Phụng vị Môn trung thích thuộc huyết xảo tảo thương, xa lạc bất tường, ly hương biệt quán, mộ phần thất tích quá cố nam nữ chư hương linh liệt vị.

 
  
 


BA: HỒ TẤN ÁNH PHÁP DANH TÂM VINH

  
MẸ: NGUYỄN THỊ GÁI PHÁP DANH TÂM MÃN  




  BA MẸ HTLT - SÀI GÒN 2003


  
 BA: HỒ TẤN ÁNH PHÁP DANH TÂM VINH - 1970

TRANH CHÂN DUNG TRUYỀN THẦN (HTLT VẼ)



MẸ: NGUYỄN THỊ GÁI PHÁP DANH TÂM MÃN - 1070 
 TRANH CHÂN DUNG TRUYỀN THẦN (HTLT VẼ)


TRANH LỤA VÀ THƯ PHÁP
CHỮ NÔM: TÌNH MẸ
(TRANH : HTLT)
(THƯ PHÁP CHỮ NÔM CỦA ĐẠI SƯ PHƯỚC THÀNH)



TRANH VÀ THƯ PHÁP (HTLT)
CÒN MẸ LÀ MỘT TRỜI HOA
CÒN CHA LÀ CẢ MỘT TÒA KIM CANG

BẢY ANH CHỊ EM CỦA BA, TÍNH TỪ PHẢI SANG:
HỒ THỊ CHANH, HỒ THỊ HỒNG, HỒ PHƯỚC, HỐN TẤN VUI, HỒ TẤN ANH, HỒ THỊ QUÝT, HỒ THỊ HOA (SÓT)





TRANH TRÚC VÀ MAI TRẮNG (HTLT) 



TRANH VÀ THƯ PHÁP (HTLT)
ĐÁ GIÀ PHƠI GIỮA NHÂN GIAN
CÚC VÀNG NỞ GIỮA ĐỊA ĐÀNG CHIỀU QUA



 
CHÂN DUNG HTLT
DO ĐÌNH PHƯƠNG VẼ TRUYỀN THẦN THÂN TẶNG 1990

 



6. Mai Hoa Hiện Tuyết Sương - Tiểu sử Thân Phụ Hồ Tấn Anh, Pháp danh Tâm Vinh


MAI HOA HIỆN TUYẾT SƯƠNG
(ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ THÂN PHỤ)

HOÀNG THIÊN LÃNG TỬ cẩn bút


ẢNH BA CHỤP NĂM 18 TUỔI
(BẰNG THƯ KÝ ĐÁNH MÁY)

 







                              黃 德 整 慧 詩 題
                           庚 午 年 春 日 – 2010
MAI HOA HIỆN TUYẾT SƯƠNG
                                                Hoàng Đức Chỉnh Tuệ thi đề
Sơn hà tương tục trụ kiên cường
Thiên địa giao hòa chiếu ánh dương
Thảo mộc tứ thời phô sắc ảnh
Mai hoa hiển thị thể băng sương
                                                Canh Dần niên, Xuân nhật - 2010
Dịch nghĩa:
HOA MAI HIỆN GIỮA TUYẾT SƯƠNG
                                               
Sông núi liên tục bao thời đứng vững kiên cường
Trời đất giao hòa chiếu sáng ánh ban mai
Cây cỏ bốn mùa khoe vẻ đẹp bên ngoài
Hoa mai hiện thân càng đẹp giữa tuyết sương
                                                Canh Dần niên, Xuân nhật - 2010

 
Dịch thơ:
MAI HOA HIỆN TUYẾT SƯƠNG
                                            
Sông núi bao phen vẫn kiên cường
Trời đất giao hòa sáng ánh dương
Bốn mùa cây cỏ khoe màu thắm
Hoa mai hiện thể đẹp tuyết sương
                                                Canh Dần niên, Xuân nhật - 2010


TIỂU SỬ VẮN TẮT

Thế danh: HỒ TẤN ÁNH, pháp danh: TÂM VINH sinh ngày 18.2.1935 (nhằm ngày rằm tháng giêng năm Ất Hợi) tại làng Phường Đúc (Dương Xuân Thượng 5) xã Thủy Xuân, Huyện Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế (nay là Dương Xuân Thượng 5, Phường Đúc, Thành Phố Huế, Thừa Thiên Huế).
- Từ 1935-1940: Ở với Mẹ trong vòng tay yêu thương.
- 1941-1945: Học trường Làng Dương Xuân (Đình Làng Dương Xuân Thượng 4) với Thầy Lê, sau đó là Thầy Kiệm, thi đỗ bằng Prime (hết tiểu học), sau đó tiếp tục học Đip lôm nhưng nhà nghèo không thể tiếp tục học. Bắt đầu gia nhập Gia đình Phật Tử tại chùa Bửu Lâm, làng Dương Xuân Thượng 4, Khuôn hội Dương Biều, Long Thọ, đoàn Oanh Vũ, sau đó đoàn Thiếu Nam.
Năm 1945, cả nhà chạy giặc vào Đà Nẵng ở nhà Ông Cai Giả, em họ của Bà Nội. Sau này vào học Thư ký đánh máy ở tại cơ sở này.
Tiếp tục sinh hoạt Gia Đình Phật Tử và dự các khóa huấn luyện huynh trưởng, tham gia các đạo tràng Niệm Phật, Tịnh độ.
- 1951-1955: Vừa đi làm kiếm tiền, mở lớp dạy học giúp mẹ vừa tham gia việc đạo, ngày càng thâm tín.
- 1956-1960: Trốn lính, sau đó gặp gỡ kết duyên với một huynh trưởng nữ (Nguyễn Thị Gái) nhân dịp đi tụng kinh tại tư gia Gia Hội.
- 1961: Kết hôn  (Từ 1962 - 1981: 11 lần sinh con, mất 4 còn lại 8).
- 1962-1966: Sinh con mỗi năm mỗi đứa (5 con) (2 trai và 2 gái)
Tiếp tục trốn lính đến năm 1964: Bắt đầu đăng lính bất đắc dĩ.
- 1967-1969: Sinh thêm 1 con trai
- 1970-1975: Sinh thêm 3 con (2 trai và 1 gái) nhưng đều bị mất hết 3 đứa con, trong đó có 1 cặp sinh đôi.  Thời gian này tiếp tục tham gia hoạt động gia đình Phật tử. Cấp tốc chuyển nhà lên Phường Đúc (1970)
1976-1988: Sau giải phóng chuyển nhà về Chánh quán; làng Xuân Hòa xã Thủy Vân, Huyện Hương Thủy, Bình Trị Thiên (Thừa Thiên Huế) tiếp tục sinh thêm 1 con trai (1977) mất 1 đứa (1979)
- 1981-1985: Đi kinh tế mới Bình Điền – Hương Trà, viện cớ để chuyển nhà lên lại Phường Đúc, đời sống chật vật vất vả, đạp xích lô nuôi con và sinh thêm 1 con gái (1982)
- 1986-1990: Đời sống ổn định dần, tham gia việc chùa nhiều hơn.
- 1991-1995: Càng tham gia việc chùa nhiều hơn vì có con trai đầu phát tâm xuất gia.
- 1996-2000: Tiếp tục đóng góp công sức cho Gia Đình Phật Tử và Chùa Bửu Hương – tham gia các đạo tràng hộ niệm.
 
- 2001-2005: Con cái trưởng thành, đi giao du miền Nam tiếp tục đóng góp xây dựng Chùa – Lâm bệnh Tiểu đường (2005)
- 2006-2010: Xây dựng cổng Tam Quan Chùa Bửu Hương, sống đời đạo vị, tự tại.
Vào hồi 12h40 ngày 17.9.Tân Mão (13.10.2011) trút bỏ phàm trần sau một cơn lâm bệnh nặng.


1. THU THIẾU THI:
BA tên khai sinh là HỒ TẤN ÁNH, mà theo lời Ba kể: tên thật của Ba là HỒ TẤN ANH, lúc đến trường làng cả hai chị em, người chị tên HỒ THỊ HỒNG, thầy giáo bảo: ÁNH HỒNG sao lại ANH HỒNG, nên tên ÁNH có từ đó. Theo giấy CMND thì Ba sinh ngày 18.2.1934 (Nhằm mồng 5 tháng giêng năm Giáp Tuất). Lúc còn sinh thời Ba thường bảo là Ba tuổi Ất Hợi, nếu sinh ngày 18.2.1935 (Nhằm Rằm tháng giêng năm Ất Hợi). Ba có kể hồi nhỏ vì có trí thông minh trước tuổi nên muốn vào trường cho đủ tuổi Ba phải nhờ bà nội làm khai sinh thêm một tuổi.
Ba ra đời tại làng Phường Đúc.
“Phường nằm ở ven bờ nam sông Hương, đoạn từ cầu Giã Viên lên phía Long Thọ, cách thành phố Huế khoảng 3km về phía tây nam, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là một làng nghề nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam. Phường đúc đồng này gồm 5 xóm là: Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Giang Dinh, Giang Tiền nhưng chỉ có Kinh Nhơn và Bổn Bộ là hai làng nghề đúc đồng lớn nhất và có danh tiếng.”
Ba sinh ra và lớn lên tại vùng đất này nên cuộc đời Ba phần lớn ảnh hưởng và gắn bó mật thiết với con người và phong tục tập quán ở đây.
Quê gốc tại làng Xuân Hòa, xã Thủy vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Ba là người đa tài, học nhanh biết rộng nhưng không chuyên sâu. Tính Ba không đặt nặng vấn đề gì cho là quan trọng cần phải đầu tư thời gian và sức lực. Ba xem nhẹ mọi thứ, lúc nào cũng chỉ mong vui vẻ, hòa đồng, thậm chí chịu thiệt thòi về mình. Có lẽ Ba học được cách tùy duyên bất biến của nhà Phật: khế xứ, khế thời, … sống tìm kiếm nguồn an lạc thực tại để vui hưởng đời tự tại.
Tôi cố tình thu thập về các giai thoại, thơ văn, … Ba sáng tác mà chẳng bao giờ có cơ hội được Ba trực tiếp cung cấp. Hôm nay, có dịp để suy nghỉ về Ba, với nỗi lòng nhớ tiếc vô bờ, tôi xin sơ lượt viết về Ba với những hồi ức chấp vá, một số thơ văn thu thập được như một sự thể hiện của thế hệ tiếp nối Ba, ngưỡng mong hương hồn Ba chứng giám.
Ông nội lưu lạc xa quê từ thủa nhỏ (12 tuổi), sau đó khi lớn lên kết duyên cùng bà nội ở Hội An, Quảng Nam. Được một thời gian ông theo bà nội về cư ngụ tại làng Phường Đúc.
Ông nội là người phong lưu lãng tử, sống đời lưu lạc từ thủa nhỏ, sau đi lính Khố Đỏ (hay Khố Xanh) thời Pháp thuộc. Có một thời sang Pháp sau về làm cai thầu (chiêu tập nhân công, thợ thuyền) đồn điền cao su ở miền Nam cho các ông chủ người Pháp. Được một thời gian rút về Tháp Chàm Phan Rang làm cai ở Đề Bô Tháp Chàm (Xưởng đóng Toa tàu hỏa). Thỉnh thoảng mới có dịp về Huế một năm một hai lần. Mỗi lần về lại sinh con. Kết quả là sinh được với Bà nội 6 người con.




 

Trường làng Phường Đúc được đặt ở đình Dương Xuân Thượng (thường gọi là đình Thượng 4). Do một Thầy Nghè (Cụ Nghè Đường) trông coi dạy dỗ (hiệu trưởng). Trường thành lập sau 1930, phong trào “Bình Dân Học Vụ”, cũng theo chương trình giáo dục của Pháp cấp tiểu học. Trường xây 3 gian lợp tranh, vách đất, ngày dạy 2 buổi do các Thầy học ở trường của Pháp ra dạy dỗ.
Vào thời niên thiếu, khoảng 5 tuổi Ba theo học trường này. Lớp sơ học là Thầy Diệm dạy Ba, sau đó là  Thầy Lê. Ba học xong Preme (lớp 5) thi đỗ đầu trường này.
Người em gái Ba (Hồ Thị Quýt) cũng theo học trường này, còn thuộc bài thơ của Ba sáng tác hồi còn bé.

TRƯỜNG HỌC LÀNG TÔI

Trường học làng tôi ở cạnh đình
Một trường ba lớp vẻ xinh xinh
Trước trường có mấy cây đào lớn
Thường quyến (khiến) lòng tôi những cảm tình

Trường tôi vách đất lợp bằng tranh
Hai buổi kêu tôi đến học hành
Tiếng trống nổi lên vang dưới xóm
Mẹ tôi liền bảo: hãy đi nhanh

Trường tôi mặt trước ngó ra sông
Còn mặt đằng sau ngó cánh đồng
Phía ấy, thầy tôi thường hỏi hướng?
Tôi vòng tay đáp: “dạ phương Đông”

Thầy tôi tầm thướt mảnh và cao
Cặp mắt long lanh má nhuộm đào
Mái tóc hơi quăn vầng trán rộng
Nụ cười thường lẫn tiếng trầm cao

Sau ba năm học ở trường làng
Tôi thấy trong lòng đã mở mang
Con bò chính là loài nhai lại
Thì ra trời đất rộng thênh thang.

Tôi yêu trường tôi mái trường nghèo
Tôi thường tha thẩn chiều quạnh hiu
Tiếng nước theo khe chảy róc rách
Nghe như tiếng nhắc gắng học nhiều

Cố đô Huế, 1942
Hồ Tấn Ánh




Đây là chính sách giáo dục thời Pháp thuộc (Liên Bang Đông Dương):

(Bách Khoa Toàn Thư mở)

Giáo dục

Một hậu quả khác rất đáng kể của cuộc bảo hộ đối với người Việt là việc thay đổi toàn diện về học thuật. Ở Nam Kỳ ngay từ năm 1867 người Pháp đã ngưng hẳn thể chế khoa cử và đến năm 1878 thì các công văn bằng chữ Nho cũng bị loại bỏ, thay bằng chữ Phápchữ Quốc ngữ.[65] Trường sở tại Nam Kỳ bắt đầu áp dụng theo mẫu trường công ở Pháp từ năm 1879.[66] Tuy nhiên ở Trung và Bắc Kỳ thì chữ Nho tiếp tục được giảng dạy dưới sự vận động của Giám đốc Học chính Gustave Dumoutier.[66]

Cải cách năm 1908

Đến năm 1908 thì Hội đồng Cải cách Học vụ (Conseil de Perfectionnement de l'enseignement indigène, lập năm 1905) thời Toàn quyền Beau lập Nha Giám đốc Học chính (Direction de l'Enseignement) dưới sự điều hành của Henri Gourdon và quy hoạch lại việc giáo dục ở Trung và Bắc Kỳ, chia thành ba bậc: ấu học, tiểu học và trung học.
  • Ấu học thì giao cho xã thôn dạy chữ Nho và chữ Quốc ngữ; ai đậu thì gọi là "tuyển sinh."
  • Tiểu học thì do phủ huyện có huấn đạogiáo thụ đảm trách, tiếp tục dạy chữ Nho và chữ Quốc ngữ và có thể tình nguyện học thêm chữ Pháp chứ không bắt buộc;
  • Trung học thì do quan đốc học ở tỉnh lỵ trông coi và dạy chữ Quốc ngữtiếng Pháp. Đây bước đầu của chữ Quốc ngữ trong ngành giáo dục của người Việt.
Tổng số trường học ở Trung và Bắc Kỳ là khoảng 15.000 với 200.000 học sinh.[66] Bắt đầu từ khoa thi hương năm 1909 thì thí sinh phải biết chữ Quốc ngữ để làm bài.[67] Ở Hà Nội thì có thêm trường Bảo hộ và Huế thì có trường Hậu bổ cùng với trường Quốc học sẵn có để đào tạo thêm nhân sự.[68]

Cải cách năm 1915

Năm 1915 thì Bắc Kỳ rồi năm 1918 Trung Kỳ cũng theo Nam Kỳ bỏ khoa cử để theo chương trình do Nha Học chính Đông Dương soạn ra tức bộ học luật (Code de l'instruction publique) ban hành ngày 21 Tháng 12 năm 1917.[69] Theo đó thì tiếng Pháp được đưa vào giáo trình từ bậc tiểu học. Tiểu học chia thành ba cấp:
  • Sơ học (ba năm, đỗ bằng Sơ học yếu lược Certificat d'etudes primaires Franco-Indigènes, viết tắt là CEPFI),
  • Tiểu học (ba năm, đỗ bằng Cơ thủy Certificat d'etudes elementaires), và
  • Cao đẳng tiểu học (bốn năm, đỗ bằng Cao đẳng tiểu học Diplôme d'études primaires supérieures).
Trung học (ba năm) thì chỉ có bốn trường (lycée) đặt ở Phnôm Pênh (lycée Sisowath, 1935), Huế (lycée Khai-Dinh, 1936), Sài Gòn (lycée Petrus-Ky) và Hà Nội (lycée du Protectorat) mà thôi. Học xong hai năm thì thi lấy bằng Tú tài bản xứ.[70] Ba năm thì lấy bằng baccalauréat. Bằng baccalauréat được công nhận tương đương với bên chính quốc kể từ năm 1930.[71] Số người đậu bằng baccalauréat rất ít oi, như năm 1942 tổng cộng chỉ có 75 người.[66]
Đại học thì có mở chỉ một cơ sở là Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội khai giảng từ năm 1907 nhưng hoạt động gián đoạn đến năm 1917 mới tái tục. Điểm đáng lưu ý là chứng chỉ do Đại học Đông Dương cấp không được công nhận là tương xứng với các trường đại học bên Pháp. Sinh viên Đông Dương muốn sang Pháp học cũng bị gây khó dễ và hạn chế.[72]
Năm 1924 mở khóa học đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương với hai phân khoa: 1) hội họa, điêu khắc & trang trí, 2) kiến trúc.[73]
Phnôm Pênh thì người Pháp lập trường Bảo hộ từ năm 1893. Đến năm 1905 thì đổi thành Collège Sisowath.[74]
Những cải cách của chính quyền Pháp chỉ một phần là để nâng cao kiến thức dân chúng nhưng còn có dụng ý là để chuyển hướng tư duy của đại chúng. Thay vì trông đợi vào giới sĩ phu truyền thống dẫn dắt, nay người dân thường sẽ có nhà nước Bảo hộ đào tạo kiến thức. Đối với người Việt thì nguồn tư duy đáng sợ cho chính quyền Đông Pháp là Nho học và luồng tư tưởng xâm nhập từ Trung Hoa và Nhật Bản qua các sách vở Hán văn. Đối với Miên và Lào thì tin tức từ Xiêm là mối đe dọa.[75] Vì vậy người Pháp đã dồn nhiều nỗ lực vào việc cải tổ nền giáo dục bản xứ. Một chứng cứ là sách giáo khoa thời Pháp không dùng danh từ "Việt Nam" mà chỉ nhắc đến "Đông Pháp" và các xứ lệ thuộc[76]


SÂN CHÙA BỬU HƯƠNG

Bửu Hương có lũy tre xanh
Có đôi hàng chuối lá cành sum suê
Mỗi khi bải học ra về
Ngôi chùa vắng vẻ bốn bề quạnh hiu
Đoàn ta sum họp dập dìu
Đến ngày chủ nhật thảy đều họp chung
Nhiều khi hát vội quay quần
Vòng tròn một vạt trên làn cỏ hoang
Vỗ tay đồng nhịp cả đoàn
Làm cho náo nhiệt sân chùa Bửu Hương

Hồ Tấn Ánh








MẢNH VƯỜN, NGÔI NHÀ BÊN BỜ SÔNG ĐÀO NHƯ Ý
(MỘT NHÁNH CỦA SÔNG HƯƠNG)
THUỘC THÔN XUÂN HÒA, XÃ THỦY VÂN, HUYỆN HƯƠNG THỦY, THỪA THIÊN
GIA ĐÌNH ĐÃ CHUYỂN VỀ ĐÂY (QUÊ QUÁN) Ở 5 NĂM (1976 - 1981)


(Còn tiếp)







PHỤ LỤC: 

TRẦN BÍCH SAN

THI CỬ VÀ NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC

Năm Nhâm Tuất 1862 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ gồm 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa.  Năm Đinh Mão 1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.   Hòa ước năm Giáp Tuất 1874 công nhận chủ quyền của Pháp trên toàn thể lãnh thổ Nam Kỳ.  Nam Kỳ trở thành thuộc địa (colonie) của Pháp. 
Hai hòa ước năm Quí Mùi 1883 và Patenôtre năm Giáp Thân 1884 công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.  Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ (protectorat) của Pháp.  Ở miền Bắc, trên danh nghĩa, triều đình Huế còn quyền hành nhưng trên thực tế mọi việc do người Pháp điều khiển.  Trung Kỳ do triều đình Huế cai trị nhưng được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Pháp (1).
  
Khi đô hộ Việt Nam, nhu cầu cấp bách của người Pháp là phải hủy diệt nền Nho học và thay thế bằng một hệ thống giáo dục phục vụ cho guồng máy cai trị.  Do đó, chiếm được Nam Kỳ xong là người Pháp lập tức khai tử nền giáo dục Nho học.  Năm 1864 là kỳ thi Hương cuối cùng ở Nam Kỳ (tổ chức ở ba tỉnh miền Tây trước khi bị Pháp chiếm).  Từ  1878 chữ Hán trong giấy tờ công văn các cơ quan hành chánh được thay thế bằng chữ Pháp và chữ quốc ngữ. 
Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, dưới quy chế bảo hộ, sự thay đổi về giáo dục chậm hơn.  Kỳ thi Hương cuối cùng ở Bắc là năm Ất Mão 1915, và ở Huế năm Mậu Ngọ 1918.  Chế độ giáo dục và khoa cử Nho học thực sự cáo chung với khoa thi Hội chót năm Kỷ Mùi 1919 ở Huế.  Tuy vậy mãi đến năm 1932 bộ máy quan lại của triều đình mới bỏ việc dùng chữ Hán và thay thế bằng chữ Pháp hay chữ quốc ngữ.

MỤC ĐÍCH NỀN GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI PHÁP Ở VIỆT NAM

Để đạt mục đích hướng tinh thần người Việt về với Pháp, chữ Hán cũng như chữ Nôm cần phải triệt bỏ (2) và thay thế bằng chữ Pháp, còn văn tự cho tiếng nói người bản xứ nếu cần đã có chữ quốc ngữ cùng một họ mẫu tự La Tinh (3).  Năm 1865 súy phủ Sài Gòn cho ra đời tờ Gia Định Báo là tờ Công Báo đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ (4).  Trong tinh thần ấy, trước tiên người Pháp dựng lên những cơ sở văn hóa để truyền bá chữ Pháp và chữ quốc ngữ.  Đáp ứng nhu cầu cấp bách trong thời gian đầu Pháp thiết lập các trường đào tạo thông ngôn.  Ngày 8/5/1861 Đô Đốc Charner ký nghị định lập trường Collège d'Adran để đào tạo thông ngôn người Việt và cho cả người Pháp muốn học tiếng Việt (5).  Trường Thông Ngôn (Collège des Interprètes) được thiết lập ở Sài Gòn năm 1864, ở Hà Nội năm 1905.  Pháp còn thiết lập các Trường Hậu Bổ (chuẩn bị bổ ra làm quan Apprenti Mandarin) ở Hà Nội năm 1903 và ở Huế năm 1911.  Đây là những bước đầu trong việc thiết lập một nền giáo dục của Pháp. 
Khi xây dựng nền giáo dục thay thế Nho giáo, người Pháp có ba mục đích.  Mục đích  quan trọng nhất nhằm đào tạo lớp người thừa hành chính sách của Pháp là cai trị và khai thác ở Việt Nam và cả Đông Dương. Tầng lớp này bao gồm các viên chức trong các ngành hành chánh, giáo dục, y tế và xây dựng.  Thứ đến là truyền bá tư tưởng Pháp, lòng biết ơn sự khai hóa của Pháp và sự trung thành với Pháp.  Cuối cùng với mục đích mị dân, làm người Việt tin rằng hệ thống giáo dục của Pháp ở Việt Nam là văn minh và tiến bộ. Hai mục đích đầu là căn bản, mục đích thứ ba chỉ dùng để đối phó với sự đòi hỏi một nền giáo dục tiến bộ của người Việt trong tương lai mà thôi.
Hệ thống giáo dục của nước Pháp đã được người Pháp ở Việt Nam điều chỉnh và thêm bớt cho phù hợp với ba mục đích trên cũng như để thích hợp với thực tế ở Việt Nam.  Đây là hệ thống Giáo Dục Pháp Cho Người Bản Xứ" (Enseignement Franco-Indigène), thường được gọi là Giáo Dục Pháp-Việt.  Trong nền giáo dục này tiếng Pháp là chuyển ngữ tức tiếng Pháp được dùng để trao đổi trong lớp học (giảng bài, làm bài, sách giáo khoa viết bằng tiếng Pháp).  Riêng ba lớp tiểu học đầu là được dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ, sau đó tiếng Việt được học như một ngoại ngữ.  Ngoại ngữ thứ hai thường là tiếng Anh ở bậc Tú Tài. Chữ Hán được học theo tự nguyện. một tuần một giờ ở các lớp trên của bậc tiểu học nếu có thày dạy.
Để điều hành, Pháp thiết lập tại mỗi kỳ một Sở Giáo Dục Cho Người Bản Xứ (Service de L'Enseignement Local) do một Chánh Sở (Chef de Service) người Pháp đứng đầu.  Các cơ sở giáo dục này đặt trực thuộc tòa Khâm Sứ.  Mọi sự bổ nhiệm, thuyên chuyển, thăng thưởng, kỷ luật các giáo chức từ bậc tiểu học trở lên đều phải do khâm Sứ quyết định. Khi Pháp thành lập liên bang Đông Dương (gồm Bắc, Trung, Nam Kỳ, Cao Miên và Lào), một số việc phải được Toàn Quyền Đông Dương (Gouverneur de l'Indochine) chuẩn y.  Nha Học Chính Đông Pháp (Direction de l'Instruction Publique de l'Indochine) ra đời do một Giám Đốc người Pháp chỉ đạo trực tiếp 5 sở giáo dục của liên bang Đông Dương.  Năm 1933, Phạm Quỳnh được Bảo Đại bổ nhiệm làm Thượng Thư Bộ Học.  Nhờ sự đòi hỏi quyết liệt của họ Phạm, Pháp phải nhượng bộ cho Việt Nam quyền quản lý các trường tiểu học ở Trung Kỳ nhưng dưới sự kiểm soát của tòa Khâm Sứ Pháp. 
Hệ thống giáo dục Pháp-Việt gồm 2 phần: giáo dục phổ thông và giáo dục cao đẳng chuyên nghiệp, đại học.

TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG PHÁP-VIỆT

Trong thời kỳ phôi thai, Pháp thiết lập vài trường để làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục phổ thông là các trường trung học Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho (1879) (6), trường Quốc Học Huế (1896), trường trung học Bảo Hộ (Collège du Protectorat) tức trường Bưởi Hà Nội (1908) (7).  Ba trường này khi mới mở chỉ có bậc tiểu học, mấy chục năm sau mới giảng dạy đến các bậc cao hơn.  Riêng chỉ có 2 trường Quốc Học Huế và trường Bưởi sau này có đến bậc Tú Tài.  Từ 1910 đến 1930 là thời kỳ hình thành hệ thống giáo dục có tính cách hệ thống.  Từ 1930 đến 1945 là thời kỳ tổ chức hệ thống giáo dục cho người bản xứ của Pháp ở Việt Nam đã được hoàn chỉnh.

Quang cảnh Trường Sơ Học Bắc Kỳ
Song song với hệ thống giáo dục phổ thông Pháp-Việt, Pháp thiết lập 3 trường hoàn toàn như ở Pháp dành riêng cho con cái người Pháp ở Việt Nam và con cái những người Việt thân Pháp.  Đó là các trường Chasseloup Laubat (8) ở Sài Gòn (1874), trường Albert Sarraut ở Hà Nội (1918) và trường Yersin ở Đà Lạt (1935).  Cả 3 trường này lúc đầu cũng được hình thành từ bậc tiểu học trước rồi sau mới có đến bậc Tú Tài.  

KIẾN TRÚC CỦA NỀN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG PHÁP-VIỆT

Tới khi hình thành đầy đủ, hệ thống giáo dục phổ thông Pháp-Việt có 3 bậc với học trình là 13 năm:
Bậc Tiểu Học 6 năm:
- Lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin)
- Lớp Dự Bị (Cours Préparatoire)
- Lớp Sơ Đẳng (Cours Élémentaire)
- Lớp Nhì năm thứ nhất (Cours Moyen 1ère année)
- Lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen 2è année) (9)
- Lớp Nhất (Cours Supérieur)
Ba lớp đầu còn được gọi là bậc sơ học. Học xong lớp Sơ Đẳng học sinh thi lấy bằng Sơ Học Yếu Lược (Primaire Élémentaire)  Những học sinh được tuyển thẳng lên lớp Nhì năm thứ nhất không bắt buộc phải thi Sơ Học Yếu Lược.  Học hết lớp Nhất học sinh được thi bằng Tiểu Học Yếu Lược hay Sơ Đẳng Tiểu Học (Certificat d'Études Primaire Franco-Indigène, viết tắt là CEPFI), phải có bằng này mới được dự tuyển học lên lớp trên.
Bậc Cao Đẳng Tiểu Học (Primaire) 4 năm:
Học xong 4 năm được thi lấy bằng Cao Đẳng Tiểu Học (Diplôme d'Étude Primaire Supérieurs Franco-Indigène) còn gọi là bằng Thành Chung.  Phải có bằng Thành Chung mới được dự thi lên bậc Trung Học tức bậc Tú Tài.  Các trường dạy bậc Cao Đẳng Tiểu Học được gọi là Collège.
Bậc Trung Học (Enseignement Secondaire) 3 năm:
Còn được gọi là bậc Tú Tài Pháp-Việt, bậc Trung Học gồm 3 năm.  Học xong 2 năm đầu được thi lấy bằng Tú Tài phần thứ nhất (Baccalauréat, 1ère partie).  Đậu bằng này được học tiếp năm thứ ba không phải thi tuyển.  Năm thứ 3 được chia làm 2 ban: ban Triết và ban Toán.  Hai ban có những môn học hoàn toàn giống nhau như Sử. Địa, Ngoại Ngữ.  Có những môn giống nhau nhưng số giờ học khác nhau như Đại Số, Thiên Văn.  Có những môn chỉ học ở ban này mà ban kia không có như  ban Triết có Tâm Lý Học, Siêu Hình Học, ban Toán có Hình Học, Cơ Học, Số Học. Từ niên học 1937-1938 trên toàn cõi Việt Nam đều áp dụng chương trình Pháp-Việt đủ 3 ban: Toán, Khoa Học, Triết.  Ngoài ban mình học, học sinh được phép thi tốt nghiệp các ban khác nhưng phải tự học thêm những môn mà ở ban mình theo học không có.  Học sinh cũng được phép thi bằng Tú Tài Pháp. Học xong năm này thi lấy bằng Tú Tài Toàn Phần (Certificat de Fin d'Études Secondaire Franco-Indigènes).  Học sinh tốt nghiệp 2 hoặc 3 ban hoặc thêm bằng Tú Tài Pháp (10) được ưu tiên khi thi vào các trường Đại Học có thi tuyển như các trường Grandes Écoles ở Pháp hoặc các trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp ở Hà Nội lúc đó.
Từ niên học 1926-1927 Pháp thiết lập thêm chế độ Tú Tài Bản Xứ (Baccalauréat Local) học thêm các môn về văn chương Việt Nam, lịch sử, triết học Đông Phương và Cận Đông (Ấn Độ, Trung Hoa, Do Thái). Chương trình rất nặng, bị chỉ trích và ta thán rất nhiều nên đã bị hủy bỏ từ niên học 1937-1938.  

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG PHÁP-VIỆT

Một đặc điểm của nền giáo dục phổ thông Pháp-Việt là hễ có bằng Tú Tài Toàn Phần thì đương nhiên được vào học các trường Đại Học (Université), nhưng muốn vào các trường Cao Đẳng thì phải qua một kỳ thi tuyển rất khó.  Trước 1945, Việt Nam chỉ có một trường Đại Học và vài trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp ở Hà Nội như Sư  Phạm, Canh Nông, Thú Y, Công Chánh và Mỹ Thuật.
Một đặc điểm khác nữa là chương trình học do nhà nước quy định có tính cách bắt buộc trong việc giảng dạy nhưng sách giáo khoa lại hoàn toàn do các nhà xuất bản mời người biên soạn và các sách này chỉ được dùng để tham khảo mà thôi.  Tất nhiên những sách giáo khoa do các nhà giáo có kinh nghiệm và uy tín được sử dụng nhiều hơn.  Riêng ở bậc Tiểu Học sách giáo khoa do Nha Học Chính Đông Pháp chủ trì việc biên soạn và xuất bản, bán rẻ cho học sinh. Từ bậc Cao Đẳng Tiểu Học trở lên thì dùng sách giáo khoa xuất bản ở Pháp (trừ vài quyển về Lịch Sử Việt Nam, Địa Lý Đông Dương, Văn Học Việt Nam do các giáo chức người Pháp hay người Việt soạn và xuất bản ở Hà Nội.  

GIÁO CHỨC NỀN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG PHÁP-VIỆT

Các giáo chức giảng dạy tại các trường thuộc hệ thống giáo dục phổ thông Pháp-Việt đa số là người Việt Nam.  Ở các lớp thuộc bậc Cao Đẳng Tiểu Học và nhất là ở bậc Tú Tài cũng có một số giáo chức người Pháp.  Trái lại, tại các trường hoàn toàn Pháp như Albert Sarraut, Chasseloup Laubat các giáo chức chủ yếu là người Pháp.  Dạy bậc Sơ Học giáo chức phải tốt nghiệp Tiểu Học và học thêm một năm lớp  Sư Phạm (Cours de Pédagogie).  Giáo chức dạy bậc Tiểu Học phải tốt nghiệp bằng Cao Đẳng Tiểu Học và được bổ túc về khoa Sư Phạm.  Nhằm đào tạo các giáo viên tiểu học, có các lớp sư phạm(Section Normal) vừa học sư phạm vừa học chương trình Cao Đẳng Tiểu Học.  Các giáo chức bậc Cao Đẳng Tiểu Học thì phải tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội.  Dạy bậc Tú Tài thì phải tốt nghiệp Cử nhân ở Pháp về hoặc phải có bằng cao hơn Cử Nhân như học vị Thạc Sĩ (Agrégé) (11).

TRƯỜNG ỐC CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG PHÁP-VIỆT

Các trường phổ thông công lập Pháp-Việt là những nhà gạch lợp ngói kiên cố và có phòng thí nghiệm.  Xét vào thời điểm 1940-1945 thì trường ốc như thế thuộc loại tốt.
Ở các huyện lỵ có trường Sơ Học.  Ở các tỉnh lỵ và một vài huyện lỵ lớn có trường Tiểu Học.  Các tỉnh lỵ lớn có trường Sơ Học hay Tiểu Học dành riêng cho nữ sinh.  Trung bình một tỉnh có khoảng từ 2 đến 4 trường Tiểu Học, mỗi trường có từ trên 100 đến vài trăm học sinh.  Các thành phố lớn mới có trường Cao Đẳng Tiểu Học như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định  Lạng Sơn (Bắc Kỳ), Thanh Hóa, Nghệ An (Vinh), Huế, Quy Nhơn (Trung Kỳ), Sài Gòn, Cần Thơ, Mỹ Tho (Nam Kỳ).  Các trường Cao Đẳng Tiểu Học dành riêng cho nữ sinh chỉ có ở Hà Nội (trường Đồng Khánh), Huế (trường Đồng Khánh), Sài Gòn (trường Gia Long còn gọi là trường Áo Tím).  Bậc Trung Học (bậc Tú Tài) chỉ có ở Hà Nội (trường Bưởi), Huế (trường Khải Định), Sài Gòn (trường Pétrus Ký).  Mỗi trường có khoảng từ 100 đến 200 học sinh.  Bậc Tú Tài cũng có ở các trường hoàn toàn Pháp tại Hà Nội (trường Albert Sarraut), Sài Gòn (Chasseloup Laubat).  

Ngoài hệ thống trường công còn có các trường tư phần lớn do giáo hội Thiên Chúa Giáo xây dựng ngay từ những ngày đầu Pháp chiếm Việt Nam.  Hai trường của Thiên Chúa Giáo có tiếng là trường Pellerin ở Huế và trường Taberd ở Sài Gòn.  Sau năm 1930 có một số tư thục do tư nhân mở ra ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và ở một vài tỉnh lỵ lớn đa số là các trường bậc Tiểu Học.  Tư thục bậc Cao Đẳng Tiểu Học chỉ có ở Hà nội, Huế và Sài gòn.  Riêng tư thục bậc Tú Tài chỉ có ở Hà Nội và Sài Gòn. nhưng chỉ có lớp cho 2 năm đầu vì học sinh đậu Tú Tài phần thứ nhất đương nhiên được thu nhận vào trường công. 
Hệ thống giáo dục phổ thông Pháp-Việt do Pháp thiết lập rất nhỏ.  Trước nhất vì đó là một chương trình giáo dục chỉ nhằm đào tạo một số người thừa hành cho mục tiêu cai trị và khai thác của người Pháp.  Thứ nũa vì dân số nước ta lúc đó không nhiều, chỉ có khoảng 20 triệu người (12).  Sau khi Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương chương trình giáo dục phổ thông Pháp-Việt bị bãi bỏ ở Bắc và Trung Kỳ năm 1945 và được thay thế bằng chương trình Hoàng Xuân Hãn.  Riêng miền Nam đến khi quốc trưởng Bảo Đại thành lập chính quyền quôc gia mới chấm dứt áp dụng chương trình giáo dục Pháp-Việt vào năm 1949.  
   
CHÚ THÍCH
 
(1) Ở Huế có tòa Khâm Sứ, mỗi tỉnh có tòa Công Sứ. Mọi việc lớn nhỏ ở tỉnh phải báo cáo cho tòa Công Sứ, triều đình nhà Nguyễn phải báo cáo cho tòa Khâm Sứ ở Huế.
(2) Thư của Paulin Vial, Giám Đốc Nội Vụ, Súy Phủ Nam Kỳ gửi Quan Bố Sài Gòn ngày 15 tháng 1 năm 1866:
"Dès les premiers jours, on a reconnu que la langue Chinois était une barrière de plus entre nous et les indigènes; l'instruction donné par le moyen de caractères hiéroglyphiques nous échappait complètement; cette écriture ne permet que difficilement de transmetre à la population les notions diverses qui lui sont nécessaires au niveau de leur nouvelle situation politique et commercial.  Nous sommes obligés en conséquence de suivre les traditions de notre propre enseignement; c'est le seul qui puisse nous rapprocher des Annamites de la colonie en leur inculquant les principes de la civilisation européenne et en les isolant des influences hostiles de nos voisins"
(3) Người Pháp đã phải chấp nhận sự hiện hữu của chữ quốc ngữ một cách bất đắc dĩ.  Việc truyền bá chữ quốc ngữ ở Nam Kỳ thực ra không phải là không gặp nhiều  chống đối.  Báo Le Saigonnais ra ngày 10 tháng 12 năm 1885 có đăng một kiến nghị của thân hào nhân sĩ xin Hội Đồng Thuộc Địa can thiệp để triệt bỏ chữ quốc ngữ, coi như một thứ chữ vô giá trị.  Chữ quốc ngữ do các giáo sĩ Bồ Đào Nha chế tạo ra theo lối ghép vần của Bồ ngữ.  Người Việt biết chữ quốc ngữ không thể dùng để học chữ Pháp.  Người Pháp nếu đọc chữ quốc ngữ theo vần Pháp thì đọc sai, nhất là đối với các nhân danh và địa danh.  Do đó giới người Pháp cũng không ngớt chê bai chữ quốc ngữ là thứ chữ vô tích sự vì đã không giúp ích gì trong việc truyền bá chữ Pháp.
(4) Đến năm 1868 tờ Gia Định Báo được giao cho Trương Vĩnh Ký trông coi.
(5) Trường Collège d'Adran do Linh Mục Croc là thông ngôn của Đô Đốc Charner làm Quản Đốc.  Từ 1866 đến 1868 Trương Vĩnh Ký trông coi trường này. 
(6) Sau này là trường Nguyễn Đình Chiểu.
(7) Bưởi là tên làng Thụy Khê gần Hà Nội, trường Bưởi là tiền thân của trường Chu Văn An ngày nay.
(8) Dưới thời Đệ Nhất VNCH đổi thành J. J. Rousseau, nay là trường Lê Quý Đôn.
 (9) Lớp Nhì năm thứ 2 (Cours Moyen 2ème année) này đến niên học 1927-1928 mới áp dụng.  Như vậy từ năm 1900 đến 1927 học sinh Tiểu Học chỉ học 5 năm (nghị định ngày 18/09/1924 của Toàn Quyền Merlin ký sửa đổi một phần Học Chánh Tổng Quy của Toàn Quyền Albert Sarraut ký ngày 21/12/1917).
(10) Bằèng Tú Tài Pháp-Việt hoặc Tú Tài Bản Xứ có giá trị như bằng Tú Tài Pháp (sắc lệnh của Toàn Quyền Đông Dương ký ngày 12/10/1930) nhung nhờ chương trình học của Tú Tài Pháp-Việt và Tú Tài Bản Xứ nặng hơn chương trình học của Tú Tài Pháp nên có nhiều học sinh trường Bưởi và Pétrus Ký một năm đỗ 2 hoặc 3 bằng Tú Tài như các ông Nguyễn Quang Xước (Luật Sư), Nguyễn Hữu (Thạc Sĩ Y Khoa), Hoàng Cơ Thuỵ (Bác Sĩ), Phạm Biểu Tâm (Thạc Sĩ Y Khoa), Vũ Văn Mẫu (Thạc Sĩ Luật), Chương Văn Vĩnh (Dược Sĩ) v.v.
(11) Trước năm 1945 học vị Thạc Sĩ (Agrégé) không giống học vị Thạc Sĩ (Master) được sử dụng hiện nay ở Việt Nam (năm 2004).
(12) Theo V. Thompson trong French Indochina, London, 1967 thì tính đến năm1939 ở Việt Nam có:
- Bậc Trung Học: 4 trường, 553 học sinh
- Cao Đẳng Tiểu Học: 19 trường, 5,637 học sinh
- Sơ Đẳng Tiểu Học: 447 trường, 149,805 học sinh
- Sơ Học: 3,521 trường, 236,720 học sinh
- Các loại giáo huấn khác: 3,143 trường, 132,212 học sinh (theo Nguyễn Thế Anh dẫn trong Việt Nam Dưới thời Pháp Đô Hộ, nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970)


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Quốc Gia Giáo dục, Chương Trình Trung Học, Nhóm Cựu Học Sinh Trường Bưởi xb, Hà Nội, 1945.
- Đặng Thái Mai: Nguyên Tắc Cơ Bản Của Nền Giáo Dục Việt Nam Ngày Nay, Giáo dục Tân San, 1/1946, Hà Nội, 1946.
- Lê Văn Giạng: Lịch Sử Giản Lược, Hơn 1000 Năm Nền Giáo Dục Việt Nam, nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2003.
- Nguyễn Q. Thắng: Khoa Cử và Giáo Dục Việt Nam, nxb Văn Hóa, Hà Nội, 1998. 
- Nguyễn Thế Anh: Việt Nam Dưới Thời Pháp Đô Hộ, nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970.
- Phạm Thế Ngũ, Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên, quyển 3, nxb Quốc Học Tùng Thư, Sài Gòn, 1963.
- Trần Trọng Kim: Việt Nam Sử Lược, quyển 2, nxb Trung Tâm Học Liệu, Bộ Giáo Dục, Sài Gòn, 1971.
- Vũ Ngọc Khánh: Tìm Hiểu Nền Giáo Dục Việt Nam Trước 1945, nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1985.
Top 10
Nam

(tiếp theo)

HỆ THỐNG GIÁO DỤC CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC PHÁP-VIỆT
KHÁC BIỆT GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC

Hệ thống giáo dục Pháp-Việt (Enseignement Franco-Indigène) áp dụng ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc đã rập khuôn theo chế độ và tổ chức giáo dục của Pháp nhưng được điều chỉnh, thêm bớt cho phù hợp với thực tế ở Đông Dương và chủ yếu là để đạt mục đích khai thác thuộc địa.  Vì thế, học chế áp dụng tại Đông Dương cho bậc học cao nhất, hình thức tương tự như ở Pháp (lúc đầu không có thực chất, sau đuợc cải tiến vì lý do chính trị), gồm có hai loại trường là cao đẳng và đại học:
Trường Cao Đẳng (École Supérieure): là loại trường chuyên nghiệp, nhập học phải hội đủ điều kiện văn bằng đòi hỏi và qua một kỳ thi tuyển (concours).  Trúng tuyển được cấp học bổng ăn học suốt học trình. Tốt nghiệp phải làm việc cho chính quyền (trong lãnh vực chuyên nghiệp do trường đào tạo) một thời gian ấn định (1), nếu không, theo nguyên tắc, phải bồi thường tiền học bổng.  Các trường cao đẳng, đào tạo các chuyên viên có nghề nghiệp nhất định như bác sĩ, kỹ sư, công chức, giáo sư..., chương trình học có qui củ và kỷ luật chặt chẽ.
Trường Đại Học (Université): muốn nhập học các trường đại học chỉ cần đủ điều kiện về văn bằng đòi hỏi mà không phải qua một kỳ thi tuyển.  Việc thu nhận sinh viên không hạn định tuổi tác và số lượng.  Chương trình học chú trọng đào tạo một căn bản vững chãi cho tri thức chuyên ngành nào đó nhưng không nhất thiết đóng khung trong một lãnh vực nhất định và cũng không mang tính chất nghề nghiệp bắt buộc như các trường cao đẳng chuyên nghiệp.  Sinh viên phải tự túc về học phí (ngoại trừ những sinh viên xuất sắc được học bổng).  Khi tốt nghiệp chính quyền không có nhiệm vụ cung cấp việc làm, cá nhân phải tự tìm kiếm.            
 
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG

Ngoại trừ trường Y Dược và Công Chánh được thành lập từ đầu thế kỷ thứ 20, các trường cao đẳng và đại học đã được thành lập vào khoảng cuối đệ nhất thế chiến (trong khoảng từ năm 1917 đến 1924).  Ngày 21/12/1917 toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ra nghị định ban hành Học Chánh Tổng Qui ở Đông Dương (Règlement Général de l'Instruction Publique en Indochine) nhằm mục đích thực hiện một cách qui mô chính sách của Pháp đối với các nước ở Đông Dương.  Sau đó,  Qui Chế Tổng Quát về  Giáo Dục Cao Đẳng ở Đông Dương (Règlement Général de l'Enseignement Supérieur en Indochine) được toàn quyền Đông Dương ban hành bằng nghị định ngày 25/12/1918.  Lúc đầu, điều kiện để được theo học các trường thuộc hệ thống cao đẳng và đại học là phải có bằng cao đẳng tiểu học (tức bằng thành chung).  Về sau điều kiện về văn bằng là tú tài toàn phần.  Tất cả các trường được xếp vào hệ thống trường cao đẳng và đại học đều ở Hà Nội (2) và thuộc Viện Đại Học Đông Dương (Université Indochinoise) (3), gồm có :
Trường Y Khoa Đông Dương (École de Médecine de l'Indochine) :  nghị định ngày 08/01/1902 thành lập một cơ sở đào tạo nhân viên y tế của Đông Dương do bác sĩ Yersin làm hiệu trưởng (4).  Ngày 27/02/1902 khóa đầu tiên với 29 học viên đã khai giảng tại cơ sở tạm thời ở làng Nam Đông (tức Thái Hà Ấp).  Đến cuối năm 1902 trường chuyển về cơ sở chính thức tức là trường Đại Học Y Khoa Hà Nội bây giờ. Do nghị định ngày 25/10/1904 trường mang tên là Trường Y Khoa Đông Dương nhằm đào tạo các phụ tá cho bác sĩ và dược sĩ (médecine et pharmacian auxiliaire) với học trình 4 năm cho y khoa và 3 năm cho dược khoa.  Từ năm 1906 có thêm ban thú y.  Trường  còn có một lớp Nữ Hộ Sinh Bản Sứ (Sage Femme Indigène) học trình 2 năm, điều kiện nhập học chỉ cần có bằng tiểu học.  Do nghị định ngày 29/12/1913 trường được cải tổ và đổi tên thành Trường Y Dược Đông Dương (École de Médecine et de Pharmacie de l'Indochine).  Từ năm 1919 có thêm nhãn khoa.  Đến năm 1923 sắc lệnh ngày 30/08/1923 nâng trường lên bậc cao đẳng (école supérieure) nhằm đào tạo bác sĩ và y sĩ Đông Dương.  Trường Kiêm Bị Y Dược (École de Plein Exercise de Médecine et de Pharmacie) đào tạo bác sĩ với chương trình học 6 năm, 4 năm tại Hà Nội, 2 năm cuối học và trình luận án tại Pháp.  Section de Médecine et Pharmaciens Indochinois đào tạo y sĩ Đông Dương với chương trình học 4 năm ở Hà nội.  Năm 1930, Trường Y Dược Đông Dương trở thành một khoa (faculté) của Viện  Đại Học Hà Nội (Faculté de Médecine et de Pharmacie de l'Université de Hanoi).  Năm 1935 đánh dấu khóa bác sĩ tốt nghiệp đầu tiên ở trong nước do các giáo sư từ trường Đại Học Y Khoa Paris sang giảng dạy và chấm thi (5).
 
Trường Cao Đẳng Thú Y Đông Dương (École Supérieure Vétérinaire de l'Indochine) : ban thú y của Trường Y Dược được tách ra thành trường này do nghị định ngày 05/09/1917, trực thuộc Sở Thú Y Bắc kỳ, nhằm đào tạo phụ tá thú y sĩ với học trình 4 năm.  Từ 1918 đến 1925, điều kiện phải có bằng cao đẳng tiểu học.  Trường nhận học viên không qua kỳ thi tuyển, tốt nghiệp thành y sĩ thú y.  Từ 1925 đến 1935 phải có bằng cao đẳng tiểu học hoặc bằng tú tài và phải qua kỳ thi tuyển.  Từ 1935 đến 1940 trường đóng cửa vì thiếu ngân sách.  Từ 1941 trường mở cửa lại, phải có bằng tú tài và khám sức khỏe mới được dự kỳ thi tuyển.  Tốt nghiệp với văn bằng bác sĩ thú y.  Từ năm này trường được đặt dưới sự giám sát của Tổng Thanh Tra Canh Nông và Chăn Nuôi (6).
     
Trường Pháp Chính (École de Droit et d'Administration): thành lập ngày 15/10/1917 (7), lúc đầu nhằm đào tạo quan lại "ngạch Tây" phục vụ cho guồng máy cai trị của Pháp về hành chánh, tài chánh, tư pháp, học trình 3 năm, riêng ban tài chánh học 2 năm.  Tốt nghiệp được bổ dụng làm tham biện ở các công sở (còn gọi là tham tá), hoặc đi làm tri phủ, tri huyện ở các tỉnh.  Trường được đổi thành Cao Đẳng Học Viện Đông Dương (École des Hautes Étude Indochinoises) do nghị định ngày 18/09/1924 với mục đích đào tạo ở bậc cao học về luật pháp, chính trị, lịch sử và triết học.  Muốn nhập học phải có bằng tú tài bản xứ hay tú tài Pháp, chương trình học 3 năm.  Ngày 11/09/1931 theo sắc lệnh của tổng thống Pháp đổi thành Trường Cao Đẳng Luật Khoa Đông Dương (École Supérieure de Droit de l'Indochine) (ù8).  Năm 1941 đổi thành Trường Đại Học Luật Khoa (Faculté de Droit).
Trường Cao Đẳng Sư Phạm (École Supérieure de Pédagogie) : toàn quyền Albert Sarraut ký nghị định thành lập ngày 15/10/1917, nhằm đào tạo giáo chức cho các trường sư phạm sơ cấp và các trường cao đẳng tiểu học, học trình 3 năm.  Từ sau năm 1920 thí sinh dự tuyển phải có bằng tú tài II.  Trường có 2 ban :
- Ban Văn Chương (Section des Lettres) : gồm các môn học về văn chương, lịch sử, địa lý và triết học.
- Ban Khoa Học (Section des Sciences) : gồm các môn học về toán, vật lý, hóa học và vạn vật học.
Trường Cao Đẳng Nông Lâm (École Supérieure d'Agriculture et de Sylviculture) : thành lập do nghị định ngày 21/03/1918 đào tạo phụ tá kỹ sư nông nghiệp và lâm nghiệp, học trình 3 năm.  Năm 1935 trường đóng cửa.  Ngày 15/08/1938 toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Trường Chuyên Nghiệp Nông Lâm Đông Dương (École Spécial d'Agriculture et de Sylviculture) đào tạo kỹ sư nông nghiệp và lâm nghiệp, học trình học 3 năm.   

Trường Công Chánh (École des Travaux Publics): thành lập bởi nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 22/02/1902 để đào tạo cán sự chuyên môn (agent technique) cho các sở công chánh, địa chánh và địa dư với học trình 2 năm, hạn tuổi từ 18 đến 25.  Lúc đầu, điều kiện phải có bằng tiểu học.  Từ năm 1913 nếu có bằng thành chung thì được miễn thi (9).  Năm 1944 đổi thành Trường Cao Đẳng Công Chánh (École Supérieur de Traveaux Publics) đào tạo kỹ sư và phó kỹ sư công chánh.   
Trường Thương Mại Đông Dương (École de Commerce de l'Indochine): được thành lập do nghị định ngày 02/11/1920, học trình 2 năm.  Để bổ túc cho những người tốt nghiệp trường này ở Hà Nội, Trường Thương Mại Thực Hành (École d'Application Commerciale) được thành lập ở Sài Gòn năm 1922 để nâng cao kiến thức về nội và ngoại thương bằng những công tác thực tế.  Đến năm 1924 trường Thương Mại Thực Hành được sát nhập vào Trường Thương Mại Đông Dương ở Hà Nội và nghị dịnh ngày 25/08/1925 chương trình thực hành được áp dụng với học trình tổng cộng 3 năm.  Nghị định ngày 28/09/1928 nâng lên thành Trường Cao Đẳng Thương Mại Đông Dương.  Nghị định ngày 07/04/1926 mở thêm Khoa Bưu Chính và Điện Báo (Section des Postes et Télégraphes) đào tạo chuyên viên tiếp nhận điện báo (receveur) cho ngành bưu điện.  Cũng nghị định này thành lập thêm Khoa Điện Báo Vô Tuyến (Section Radiotélégraphiques) nhằm cung cấp chuyên viên kỹ thuật cao cấp cho Sở Vô tuyến Điện (Service Radiotélégraphie) (10) 

Trường Cao Đẳng Văn Khoa (École Supérieure de Lettres): thành lập năm 1923 nhưng đến năm 1924 bị bãi bỏ và sát nhập với Trường Pháp Chính để thành Trường Cao Học Đông Dương.
Trường Khoa Học Thực Hành (École des Sciences Appliquées): thành lập năm 1923 nhưng vì thiếu giáo sư và học cụ nên chỉ được một thời gian ngắn rồi bị bãi bỏ.
Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (École des Beaux-Arts de l'Indochine): Nghị định thành lập do toàn quyền Merlin ký ngày 27/10/1924, chương trình học 3 năm do Sở Học Chánh quản trị.  Giám đốc đầu tiên là giáo sư Tardieur.  Từ 1926 chương trình đổi thành 5 năm.  Năm 1927 thêm ngành kiến trúc.  Năm 1928 thêm nghệ thuật sơn mài.  Năm 1932 thêm ngành khắc chạm kim loại (ciselure).  Năm 1937 Jonchère thay Tardieur làm giám đốc thêm ngành đồ gốm và đồ sứ.  Năm 1938 đổi thành Trường Mỹ Thuật và Mỹ Thuật Thực Hành Đông Dương (École des Beaux-Arts et des Arts Appliqués) bằng nghị định ngày 21/05/1938 của toàn quyền Brévié.  Nghị định ngày 22/10/1942 đặt trường trực thuộc Viện Đại Học Đông Dương (Université Indochinoise).   

CHỦ TRƯƠNG CỦA PHÁP TRONG VIỆC THIẾT LẬP CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC

Năm 1907, trước cao trào thanh niên tìm cách xuất dương du học, người Pháp muốn kìm hãm và ngăn chận phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng, nên tuy việc xây dựng hệ thống giáo dục bậc trung học chưa hoàn tất, toàn quyền Paul Beau (nhiệm kỳ 1902-1907) đã ra nghị định ngày 10/11/1907 thành lập Trường Đại Học Hà Nội gồm 5 trường cao đẳng là Luật và Pháp Chính, Khoa Học, Y Khoa, Xây Dựng, Văn Chương (11).  Năm sau, 1908, toàn quyền Klobukowski (nhiệm kỳ 1908-1911) bãi bỏ việc thành lập này, nhưng đến năm 1918 toàn quyền Albert Sarraut tổ chức lại và giải thích : "Mở các lớp cao đẳng của Trường Đại Học Hà Nội cho người An Nam để không ai có quyền ra khỏi Đông Dương..." (12)   
 Tuy mang tên trường cao đẳng và đại học nhưng trong thời gian từ 1902 đến 1924 thực chất chỉ là các trường chuyên nghiệp trung cấp.  Những phê bình và chỉ trích về thực chất các trường cao đẳng và đại học của giới trí thức và báo chí Việt Nam đã áp lực người Pháp đưa đến cuộc cải cách giáo dục năm 1924-1925.  Nội dung cải cách nhằm sửa đổi qui chế các trường hiện hữu để thực sự có tính chất cao đẳng, cụ thể là :
- Nâng cao trình độ tuyển sinh: ngoài điều kiện có bằng cao đẳng tiểu học (thành chung) phải có giấy chứng nhận đã học hết 2 năm trung học.  Được miễn thi nếu tốt nghiệp 3 năm trung học (tức có bằng tú tài II).
- Nâng cao học trình: trung bình thêm 1 năm so với trước (cũng có trường không tăng)
- Nâng cao nội dung giảng dạy: sửa đổi để có tính chất cao đẳng.
Ngoài các biện pháp trên còn dự tính tăng sốù giáo chức giảng huấn có học vị cao nhưng thực tế không có gì thay đổi đáng kể.  Cơ sở vật chất cũng không có gì thêm.
Ngày 26/06/1940 Pháp thua trận ở chính quốc, tiếp đó Pháp đầu hàng Nhật ở Đông Dương ngày 23/09/1940.  Pháp tiếp tục cai trị dưới quyền kiểm soát của Nhật.  Trong bối cảnh lịch sử đó Pháp sửa đổi chính sách giáo dục nhằm 2 mục đích :
- Mua lòng người Việt để tranh giành ảnh hưởng trên lãnh vực văn hóa với Nhật: nhằm giữ thanh niên Việt Nam trong quỹ đạo của Pháp, người dân thuộc địa hết lòng hết sức với mẫu quốc (13).
- Bảo đảm việc giáo dục cho các con em của người Pháp: vì tình hình chiến tranh không thể về Pháp, các con em của những người Pháp làm việc ở Đông Dương vẫn tiếp tục việc học được.
Với mục đích trên Pháp thực hiện một số thay đổi về các trường cao đẳng và đại học như sau:
- Những thay đổi trong năm 1941 : đổi tên Trường Kiêm Bị Y Dược (École de Plein Exercise de Médecine et de Pharmacie) thành Trường Đại Học Hỗn Hợp Y Duợc (Faculté Mixte de Médecine et de Pharmacie),  đổi tên Trường Cao Đẳng Luật Khoa (École Supérieure de Droit) thành Trường Đại Học Luật Khoa (Faculté de Droit) (14), mở lại Trường Cao Đẳng Thú Y và nâng cao qui chế để đào tạo bác sĩ thú y, thiết lập Trường Cao Đẳng Khoa Học (École Supérieure des Sciences) ở Hà Nội theo mô hình Trường Đại Học Khoa Học (Faculté des Sciences) ở Pháp nhằm đào tạo sinh viên về các chứng chỉ cử nhân khoa học.
- Năm 1944 Trường Công Chánh (École des Traveaux Publics) đổi thành Trường Cao Đẳng Công Chánh (École Supérieure des Traveaux Publics) để đào tạo kỹ sư và phó kỹ sư công chánh (Ingénieur et Ingénieur Adjoint Indochinois des Traveaux Publics).
Đến giai đoạn này nếu xét về mặt qui chế thì các trường cao đẳng và đại học mới thực sự có tính chất một nền giáo dục cao đẳng và đại học hiện đại nếu so sánh với những trường tương đương lúc đó ở Pháp.  Xét về thành phần giáo chức thì hầu hết do người Pháp đảm nhận, người Việt chỉ đóng vai trò trợ giảng mà thôi.  Về phương diện vật chất thiết bị thì các trường Đông Dương ở vị trí thấp nhất.  Tuy nhiên, từ năm 1935 việc tuyển lựa, thi cử  rất gắt gao, kỷ luật học tập chặt chẽ.  Sinh viên Việt Nam vốn thông minh và chăm học nên phần lớn phẩm chất sinh viên tốt nghiệp đạt mục tiêu đào tạo về mặt khoa học và chuyên môn. 
  
 KẾT LUẬN

Sau khi chiếm được toàn bộ Đông Dương người Pháp chuẩn bị và bắt tay ngay vào việc khai thác thuộc địa.  Tài lực và vật lực của Đông Dương đã đóng góp một phần đáng kể cho nhu cầu của mẫu quốc, nhất là qua hai cuộc thế chiến (15).  Việc thiết lập các trường cao đẳng và đại học nằm trong chính sách quan trọng của Pháp chủ yếu là cung cấp các cán sự phụ tá người Pháp (được đào tạo ở Pháp sang), để việc khai thác tài nguyên và nhân công của thuộc địa Đông Dương trở thành qui mô và hữu hiệu hơn.  Việc nâng các trường cao đẳng chuyên nghiệp và đại học cho các trường này có thực chất vào giai đoạn cuối của nền đô hộ không nằm trong chủ trương của người Pháp.  Hoàn cảnh chính trị trong giai đoạn này đã đưa đến công cuộc cải tổ có lợi về phương diện giáo dục cho dân tộc Việt Nam.  

CHÚ THÍCH

(1) Theo Qui Chế Tổng Quát về Giáo Dục Cao Đẳng ở Đông Dương (Règlement Général de l'Enseignement Supérieur en Indochine) do toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định ngày 25/12/1918 thì khi ra trường phải phục vụ chính phủ ít nhất 10 năm.

(2) Chỉ có một trường cao đẳng duy nhất được thiết lập ở Sài Gòn là Trường Thương Mại Thực Hành nhưng đến năm 1924 sát nhập vào trường Thương Mại Hà Nội.

(3) Theo Contrilention à l'Histoire du Viet Nam của Chesneau thì niên khóa 1937-1938 các trường chuyên nghiệp có 2,051 sinh viên, đại học Hà Nội có 547 sinh viên Việt Nam, trường Luật 335 sinh viên, trường Thuốc 176 sinh viên, trường Mỹ Thuật 33 sinh viên.  Năm 1944 Trường Đại Học Hà Nội có 1,500 sinh viên trong số đó 77% là người bản xứ.
(4) Alexandre Jean Émile Yersin (22/09/1863-18/04/1943): thường gọi là bác sĩ Yersin,  người góp công lớn trong việc thành lập Trường Y Dược và là hiệu trưởng đầu tiên của trường.  Bác sĩ Yersin đã khám phá ra cao nguyên Lâm Viên cùng thành phố Đà Lạt.  Ông cũng là người sáng lập ra Viện Pasteur Nha Trang. 
(5) Cho đến niên khóa 1943-1944 giáo sư Việt Nam đầu tiên được nhận giảng dạy chính thức là giáo sư Hồ Đắc Di (1901-1986).  Sau năm 1947 giáo sư Di là hiệu trưởng Trường Đại Học Y Dược Việt Nam ở Việt Bắc, rồi khoa trưởng Đại Học Y Khoa Hà Nội từ 1955 đến khi về hưu.  Tính tới 1945 trường đào tạo được 51 bác sĩ, 152 y sĩ Đông Dương và một số dược sĩ.
(6) Tứ 1918 đến 1925 trường Cao Đẳng Thú Y đào tạo được 83 y sĩ thú y.  Từ 1925 đến 1935, trường có 60 người tốt nghiệp.  Niên khóa 1943 số sinh viên năm thứ nhất có 14 người (Bắc Kỳ: 5, Trung Kỳ: 3, Nam Kỳ: 2, Cao Miên: 4), năm thứ 2 có 8 người (Bắc Kỳ: 5, Trung Kỳ: 2, Nam Kỳ: 1), năm thứ 3 có 5 người (Bắc Kỳ: 4, Nam Kỳ: 1).
 (7) Trường Pháp Chính (École de Droit et d'Administration) là hậu thân của Trường Hậu Bổ (École d'Apprentis Mandarins).  Trường Hậu Bổ được thành lập ở Hà Nội do nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 20/06/1903.  Nghị định ngày 18/04/1912 đổi tên trường Hậu Bổ thành  Trường Sĩ hoạn (ÉÙcole des Mandarins). 

(8) Đến ngày 01/01/1953 một bộ phận của trường Đại Học Luật Khoa Hà Nội được tách ra và thành lập tại Đà Lạt với tên là Trường Quốc Gia Hành Chánh Đà Lạt, trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục ở Sài Gòn,  nhằm đào tạo cán bộ hành chánh cao cấp.  Đến năm 1954 trường được cải tổ sâu rộng, trực thuộc Phủ Thủ Tướng.  Năm 1955 trường chuyển về Sài gòn và dổi thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.

 (9) Tính tới năm 1913 Trường Công Chánh đào tạo được 22 nhân viên kỹ thuật.  Niên khóa 1913-1914 tổng số học sinh là 58 người (Bắc Kỳ: 25, Trung Kỳ: 6, Nam Kỳ: 23, Cao Miên: 4)

(10) Đến năm 1926 trường Cao Đẳng Thương Mại Đông Dương có tất cả 3 khoa. Niên khóa 1929-1930 trường có 53 sinh viên trong đó 30 người theo học khoa thương mại.

11) Nam Phong Tạp Chí số tháng 05, 1922: "Trung học dự bị chưa có mà đã đặt đại học như thế thì cũng trái ngược thật !".

(12) Năm 1924, Reynaud, Bộ Trưởng Thuộc Địa Pháp sang thăm Đông Dương, khi đi qua cửa Trường Đại Học Hà Nội đã khen: "Ồ, cái bề mặt đẹp quá !" (O, la belle facade !).  Báo chí thời đó nhắc đến câu khen có hàm ý này để phê bình thực chất của danh hiệu đại học và việc làm hình thức của người Pháp ở Việt Nam.

(13) Toàn quyền Decoux thực hiện một số cải cách để mua lòng người Việt.  Danh từ  Đông Dương thuộc Pháp (Indochine Francaise) được đổi thành Liên Bang Đông Dương (Fédération Indochinoise).  Nước Pháp giữ vai trò điều hòa quyền lợi của các xứ chứ không dự vào việc nội trị (trừ Nam Kỳ trực thuộc Pháp).  Để thanh niên không bị lung lạc tinh thần trước thời cuộc và hướng sinh lực giới trẻ vào lãnh vực vô hại cho Pháp, Decoux lập ra Sở Thanh Niên và Thể Thao và tạo nên phong trào thể thao sôi nổi một thời.

(14) Chữ "faculté"ù thường được dịch là " khoa".  Nhưng trong tổ chức đại học  (université) của Pháp thì faculté thực sự là một trường đại học, còn université là viện đại học.  Trong qui chế đại học Pháp "faculté"ù cao hơn "école supérieure" (trường cao đẳng) vì faculté đào tạo và cấp học vị tiến sĩ (docteur).

(15) Có hơn 100,000 người Việt đi lính, làm thợ trong cuộc chiến Pháp Đức 1914-1918  (Phan Khoang, Việt Nam Pháp Thuộc Sử, trang 414). 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Lê Văn Giạng: Lịch Sử Giản Lược, Hơn 1000 Năm Nền Giáo Dục Việt Nam, nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2003.
- Lê Văn Giạng, Nguyễn Được, Nguyễn Tùy, Nguyễn Hoặc: Lịch Sử Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp Việt Nam, nxb Viện Nghiên Cứu Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1985.
- Nguyễn Q. Thắng: Khoa Cử và Giáo Dục Việt Nam, nxb Văn Hóa, Hà Nội 1998.
- Nguyễn Thế Anh: Việt Nam Dưới Thời Pháp Đô Hộ, nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970.
- P. de la Brosse: Une Année de Réforme dans l'Enseignement Public en Indochine 1924-1925.
- Phan Khoang: Việt Nam Pháp Thuộc Sử (1884-1945), nxb Phủ Quốc Vụ khanh Đặc Trách Văn Hóa, Sài Gòn, 1971, nxb Sống Mới tái bản, Hoa Kỳ. 
- Vũ Ngọc Khánh: Tìm Hiểu Nền Giáo Dục Việt Nam Trước 1945, nxb Giáo Dục, Hà Nội 1985.

Toàn quyền Đông Dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
 
Toàn quyền Alexandre Varenne (giữa) và Khâm sứ Pierre Pasquier (phải) tại đám tang vua Khải Định, Huế, 1926
 
Toàn quyền Đông Dương (tiếng Pháp: Gouverneur-général de l'Indochine Française), còn gọi là Toàn quyền Đông Pháp, là chức vụ đứng đầu trong Liên bang Đông Dương. Toàn quyền Đông Dương đầu tiên là Ernest Constans (18871888) và người cuối cùng là Jean Decoux (19401945)[1][2]. Bốn toàn quyền quan trọng là Paul Doumer, Paul Beau, Antony KlobukowskiAlbert Sarraut.
Sau Đệ nhị Thế chiến thì chức vụ toàn quyền đổi tên thành Cao ủy Đông Dương hay Cao ủy Đông Pháp (tiếng Pháp: Haut-commissaire de France en Indochine).

Mục lục

Bối cảnh lịch sử

Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm đất Nam kỳ, người Pháp tổ chức hệ thống cai trị qua hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, từ 1861 đến 1879, người Pháp thành lập Soái phủ Nam kỳ (Gouvernement des Amiraux) do các đô đốc của Hải quân Pháp đứng đầu, trông coi việc cai trị hành chính và binh bị. Bắt đầu năm 1879, người Pháp đặt chức vụ Thống đốc Nam Kỳ (Gouverneur-général de la Cochinchine) để cai trị mảnh đất thuộc địa này. Chức vụ thống đốc này trực thuộc bộ Thuộc địabộ Hải quân Pháp. Sau khi áp đặt chế độ bảo hộ, người Pháp đặt thêm chức vụ Khâm sứ Trung Kỳ (Résident supérieur d'Annam) và Thống sứ Bắc Kỳ (Résident général du Tonkin). Hai người này trực thuộc bộ Ngoại giao Pháp[3].
Ngày 17 tháng 10 năm 1887, viên Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập Phủ toàn quyền Đông Dương, còn gọi là Phủ toàn quyền Đông Pháp (Gouvernement général de l'Indochine Française). Toàn quyền Đông Pháp là người có quyền hành cao nhất trong thể chế chính trị Pháp trên toàn cõi Bắc kỳ, Nam kỳCao Miên. Riêng nước Đại Nam (phần đất Trung kỳ còn lại, đang chịu sự bảo hộ của thực dân Pháp) thì Hoàng đế nhà Nguyễn vẫn là người có quyền tối thượng, tất nhiên là trên danh nghĩa. Đứng đầu cả ba kỳ là: Thống đốc Nam kỳ (có sách gọi Thủ hiến), Khâm sứ Trung kỳ (có sách gọi Đại Trú sứ) và Thống sứ Bắc kỳ (có sách gọi Tổng Trú sứ), cả ba đều nằm dưới quyền giám sát và điều khiển tối cao của viên Toàn quyền Đông Pháp, trực thuộc bộ Thuộc địa. Đến năm 1900 quyền kiểm soát của Toàn quyền Đông Pháp được mở rộng thêm, bao gồm cả Ai LaoQuảng Châu Loan[4].

Quyền lực

Một loại tem dùng trong thời kỳ này
 
Toàn quyền là người đại diện cho chính phủ Pháp tại Đông Pháp, gồm các thuộc địa kể trên, và hành xử như một nguyên thủ, với các quyền hành và trách nhiệm như sau:
  • Có quyền ban hành các sắc lệnh và đạo luật để cai trị, công bố thiết quân luật, giờ giới nghiêm,
  • Có quyền ân xá các tội phạm bản xứ,
  • Có quyền thiết lập ngân sách và phê chuẩn chi thu toàn cõi Đông Pháp,
  • Có quyền sử dụng các lực lượng quân sự,
  • Chịu trách nhiệm an ninh nội bộ và quốc phòng của khối Đông Pháp
  • Có quyền giải tán các hội đồng mọi cấp[1]
Dưới quyền điều khiển của Toàn quyền, ngoài Thống đốc, Khâm sứ và Thống sứ, còn có các cơ quan hành chính như sau:
  1. Hội đồng Tư vấn (Conseil privé), Hội đồng Đề hình (Commissions criminelles), Bắc kỳ và Trung kỳ Nhân dân Đại biểu viện (Chambre des représentants du peuple) và một Đại Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương (Grand Conseil des Intérêts économiques et financiers de l'Indochine),
  2. Các tổng nha chuyên môn Đông Dương (Services généraux de l'Indochine): Nha Học chính, Nha Tài chính, Nha Kinh tế vụ, Nha Canh nông, Nha Công chính, Nha Bưu chính, Nha Thương chính,
  3. Quân đội,
  4. Sở Hiến binh (Gendarmerie) và
  5. Sở Mật thám Đông Dương (Direction des Affairs politiques et de la Sureté générale)[5].

Chính sách cai trị của các Toàn quyền

Trên l‎ý thuyết, các chính sách kinh tế, xã hội và quân sự người Pháp áp dụng tại Việt Nam phải dựa trên một chính sách chung dành cho tất cả các thuộc địa và đất bảo hộ, được hoạch định từ bộ Thuộc địa Pháp. Tuy nhiên trên thực tế các viên chức đại diện cho Pháp tại thuộc địa có toàn quyền hành xử, do đó chính sách cai trị thay đổi tùy thuộc vào khuynh hướng chính trị và tính tình của từng cá nhân[6].
Lúc bấy giờ trong các lý thuyết gia thuộc chính giới Pháp có hai khuynh hướng khác biệt về chính sách thuộc địa, một khuynh hướng chủ trương đồng hóa (assimilation), một chủ trương liên hiệp (association)[7]. Quan điểm của chính sách đồng hóa cho rằng các nước thuộc địa và bảo hộ không thể tồn tại và phát triển như những cơ thể độc lập, mà phải có sự hòa hợp thống nhất giữa mẫu quốc và thuộc địa trong tất cả các lãnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự và an ninh. Quan điểm của chính sách liên hiệp cho rằng việc đồng hóa là không tưởng, và trên thực tế nên cai trị thế nào để có lợi cho đôi bên, và cần tôn trọng các khác biệt giữa mẫu quốc và thuộc địa[8].
Sau đây là một số Toàn quyền và các chính sách tiêu biểu của họ tại Việt Nam.

Một vài Toàn quyền tiêu biểu

Bert, de Lanessan và Rousseau

Trong số các viên chức dưới chế độ Toàn quyền đầu tiên có Thống sứ Paul Bert (19 tháng 10 năm 1833 tại Auxerre - 11 tháng 11 năm 1886 tại Hà Nội) và Toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan (18911894) cai trị theo đường lối liên hiệp. Hai ông sử dụng các bậc trí thức, nho sĩ, thành lập Hội đồng Hào mục gồm 40 người để cố vấn, đối xử ngọt ngào để mua chuộc cảm tình của người Việt, trao quyền hành cho các quan lại người Việt và không xâm phạm các lễ nghi tôn giáo và phong tục của người Việt. Các ông này sau đó bị gọi về Pháp vì đại đa số các viên chức bộ Thuộc địa và giáo hội Pháp không đồng ý với chính sách cai trị ôn hòa đó[9]. Từ năm 1895 đến năm 1897 Paul Armand Rosseau giữ chức Toàn quyền và tập trung quyền lực nhằm đàn áp các phong trào kháng Pháp[10].

Paul Doumer

Năm 1897, chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam bước sang một bước ngoặt khi Paul Doumer (22 tháng 3 năm 1857 – 7 tháng 5 năm 1932) giữ chức Toàn quyền. Paul Doumer là một chính khách ngoại hạng, sau trở thành Tổng thống Pháp, nhưng là một nhà cai trị độc tài mang lại nhiều thay đổi sâu sắc từ lúc ông ta nhậm chức, áp đặt guồng máy thống trị và các cơ sở khai thác kiên cố cho đến năm 1945. Ông chủ trương biến chế độ bảo hộ thành chế độ thực trị, xóa bỏ chủ quyền và thống nhất của Việt Nam, mang đến phân hóa rõ rệt giữa ba miền[11]. Ông tập trung quyền hành vào chức vụ Toàn quyền, ép triều đình nhà Nguyễn đóng cửa Nha Kinh lược sứ Bắc kỳ, giao chức Kinh lược sứ, một chức quan trong triều đình Huế, cho Thống sứ Bắc kỳ lúc bấy giờ là Augustin Fourès[12]. Ông cũng tổ chức khai thác cùng kiệt các tài nguyên của các nước trong Liên hiệp Đông Pháp, biến Đông Dương thành một thị trường cho kỹ nghệ và thương mãi của thực dân Pháp, và cùng lúc thành lập nơi đây một tiền đồn kinh tế và quân sự vững chắc của thực dân Pháp tại toàn cõi Viễn Đông. Dưới thời Doumer, hệ thống hạ tầng cơ sở tại Đông Dương được kiến thiết rất nhiều, nhưng người dân Việt phải chịu sưu thuế rất nặng để phục dịch và chu cấp cho việc này[13]. Paul Doumer cho xây cây cầu có cùng tên với ông, một trong những cây cầu lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, hiện là cầu Long Biên[14].
Sau khi trở về Pháp, ông tiếp tục tham gia chính trường Pháp, đắc cử Tổng thống Cộng hòa Pháp ngày 13 tháng 5 năm 1931. Ngày 6 tháng 5 năm 1932, ông bị bắn chết bởi một người Nga tị nạn chính trị tại Pháp tên là Paul Gorguloff. Tương truyền khi ông chết, người Pháp định mang thi hài ông táng trong điện Panthéon, nhưng vợ ông không đồng ý, nói rằng: "cả đời ông ấy đã hy sinh cho nước Pháp, còn bây giờ ông ấy là của tôi", rồi bà chôn ông trong khu vườn mộ gia đình, bên cạnh mộ của bốn người con trai, cả bốn đều hy sinh trong Thế chiến thứ nhất.

Jean Beau

Năm 1902, Doumer bị gọi về Pháp và Jean Beau thay thế. Jean Beau có tinh thần cấp tiến và mềm mỏng, chủ trương khai hóa dân trí, thành lập các trường học, y tế cục, bệnh viện, tổ chức giúp đỡ dân nghèo[15]. Khi nhận thấy Phong trào Đông Du đưa đến việc nhiều thanh niên Việt Nam trốn sang Nhật học tập, ông cố gắng kềm chế tình trạng xuất dương bằng cách thành lập một trường đại học. Đồng thời ông cũng thành lập Hội đồng Tư vấn Bắc kỳ và các hội đồng tỉnh hạt, cho người Việt được bầu vào các hội đồng[16]. Cùng chung số phận với các Toàn quyền cấp tiến Bert và de Lanessan, Beau bị gọi về về Pháp năm 1907[17]. Antony Koblukowski kế nhiệm (19081911) đã bãi bỏ trường đại học và tất cả các hội đồng trên.

Klobukowski

Ngày 26 tháng 8 năm 1908, Antony Klobukowski được bổ làm Toàn quyền Đông Dương. Klobukowski, con rể của Paul Bert, xuất thân là nhà ngoại giao, đã từng làm việc với Thống đốc Thomson ở Sài Gòn, Tổng Trú sứ Bert (?), Toàn quyền Constans ở Hà Nội và giữ chức ngoại giao ở NhậtXiêm La.
Tại Bắc Kỳ, Klobukowski thành lập một Hội đồng Tư vấn, một mô thức mới của Hội đồng Kỳ lão của Bert năm 1886.
Ngày 30 tháng 1 năm 1909, nhân dịp Klobukowski có mặt ở Huế, Phủ Phụ chính ra Dụ trừng phạt cha mẹ có con xuất ngoại bất hợp pháp.
Klobukowski cũng sửa đổi chính sách "chinh phục tinh thần" của Beau; bỏ Tổng nha Giáo dục Công lập (nghị định ngày 16/3/1909), đóng cửa Viện Đại học Đông Dương và giải thể Hội đồng Phát triển Giáo dục Bản xứ.
Ngày 14 tháng 4 năm 1909 Klobukowski thành lập thêm một phân khoa sư phạm để đào tạo huấn đạo (giáo quan cấp huyện, từ chánh bát phẩm tới chánh thất phẩm) và giáo thụ (giáo quan cấp phủ, từ tòng lục phẩm tới tòng ngũ phẩm). Cho tới năm 1910, phân khoa này đặt dưới quyền phòng 2 của Phủ Thống sứ. Klobukowski còn mở trường Luật (École de Droit) với hai trụ sở Hà Nội và Sài Gòn. Học trình là 2 năm. Trường khai giảng tại Hà Nội ngày 15 tháng 4 năm 1910. Trong niên khoá 1911-1912, Sài Gòn có 18 sinh viên và Hà Nội 32 người.
Ðầu năm 1909, Klobukowski cũng chấm dứt chương trình gửi công chức bản xứ qua Pháp tu nghiệp – chương trình mà Beau tin tưởng là phương tiện hữu hiệu nhất và duy nhất để chống lại ảnh hưởng của Nhật Bản. Phân khoa bản xứ của trường Thuộc Ðịa ở Paris vẫn được duy trì, chỉ thay đổi cách tuyển chọn khoá sinh.
Sau khi xác định Ðề Thám dính líu vào âm mưu nổi dạy ở Hà Nội mùa Hè 1908, Klobukowski cho lệnh tấn công Yên Thế. Ngày 27 tháng 1 năm 1909, đồn điền Phồn Xương bị phá tan. Tháng 7 năm 1909, Ðề Thám bắt cóc một con tin Pháp, định dùng để nghị hòa, nhưng Klobukowski không nhượng bộ.
Ngày 9 tháng 12 năm 1908, Klobukowski ký nghị định cho mua bằng tiền tất cả 10 ngày sưu dịch với giá 0,15 đồng một ngày, hay 1,5 đồng mỗi năm. Tiền này bỏ vào quĩ hàng tỉnh. Sau khi ngân sách hàng tỉnh bị bãi bỏ năm 1911, tổng số tiền mua sưu dịch ở Bắc Kỳ năm 1912 là 765.000 đồng.
Tại An Nam (Trung Kỳ), ngày 31 tháng 12 năm 1908, Klobukowski phê chuẩn dụ ngày 4 tháng 12 năm 1908 của Viện Cơ Mật, chia đều sưu dịch làm 5 ngày sưu tỉnh và 5 ngày sưu xã. Trong số 5 ngày sưu tỉnh, 2 ngày phải mua lại bằng tiền với giá 2 hào (20 xu) mỗi ngày. Ba ngày còn lại có thể mua, hay tự lao động. Ngoài ra, số ngày sưu tỉnh bị hạn chế trong phạm vi tổng hay huyện, ngoài phạm vi này phải có phép Viện Cơ Mật. Năm 1913, ngân sách Trung Kỳ dự trù thu được 364.500 đồng trên khoản mua sưu dịch.
Ðầu năm 1910, Klobukowski phải về nước tham khảo, và trở lại Ðông Dương vào tháng 6 cùng năm. Nửa năm sau, Klobukowski lại về nước. Từ Paris, Klobukowski cho lệnh Toàn quyền Paul Louis Luce cấp học bổng cho Phó bảng Trinh qua Pháp cùng con trai là Phan Châu Dật, lúc ấy mới 8 tuổi. Ngày 1 tháng 4 năm 1911, Phan Châu Trinh cùng con trai rời Sài Gòn. Vì phí tổn do ngân quĩ liên bang đài thọ, hai người được đặt dưới sự quản trị của Julien Fourès, Giám đốc Ðoàn Giáo dục Ðông Dương tại Pháp.

Albert Sarraut

Năm 1911, Albert Sarraut, một chính khách trẻ và lỗi lạc, sau làm đến bộ trưởng Bộ Thuộc địa và đắc cử Thủ tướng Pháp trong hai nhiệm kỳ, sang kế nhiệm chức Toàn quyền. Sarraut thuộc đảng Cấp Tiến Pháp, là một đảng khuynh tả. Sarraut chủ trương làm đúng tinh thần liên hiệp, cho tổ chức lại trường đại học, cho mở mang thêm các trường học các cấp, nới rộng các hội đồng quản trị cho người Việt tham gia. Tuy các nỗ lực của ông bị người Pháp tại Việt Nam cực lực phản đối, chính sách cai trị mềm mỏng giúp ông tại chức khá lâu và tạo nên không khí dễ thở phần nào cho dân bị trị. Theo sau Sarraut là Maurice Long (19191923) cũng có chính sách mềm mỏng tương tự, nhưng Maurice Long bị phản đối và triệu hồi[18].

Alexandre Varenne

Năm 1925, Alexandre Varenne sang nhậm chức, và là một Toàn quyền có ý thức nhân đạo. Một trong các hành động nhân đạo tiêu biểu đó là ông cho chích ngừa dịch tả, cải cách các trường học, ân xá cho Phan Bội Châu vừa bị tuyên án tử hình, lập các viện Dân biểu Bắc kỳ và Trung kỳ, mở rộng ngạch tương đương (cadres latérants) trong các công sở cho người Việt có bằng cấp tương đương có quyền nắm giữ các chức vụ tương đương với người Pháp, và thành lập Bình dân Nông phố Ngân quỹ để cho giúp nông dân. Chính sách của ông bị thực dân Pháp phản đối dữ dội, và Varenne bị gọi về Pháp năm 1928[19].

Danh sách Toàn quyền Đông Pháp

Danh sách Toàn quyền Đông Pháp
Tên Năm
Ernest Constans 16.11.1887 - 04.1888
Étienne Antoine Guillaume Richaud 04.1888 - 31.05.1889
Jules Georges Piquet 31.05.1889 - 04.1891
Bideau (tạm thời) 04.1891 - 06.1891
Jean-Marie de Lanessan 06.1891 - 31.12.1894
Léon Jean Laurent Chavassieux (tạm thời) 03. 1894 - 10.1894
François Pierre Rodier (tạm thời) 12.1894 - 02.1895
Paul Armand Rousseau 02.1895 - 10.12.1896
Augustin Juline Fourès (tạm thời) 12.1896 - 13.02.1897
Paul Doumer 13.02.1897 - 10.1902
Jean Baptiste Paul Beau 10.1902 - 02.1907
Louis Alphonse Bonhoure (tạm thời) 18.02.1907- 09.1908
Antony Wladislas Klobukowski 09.1908 - 01.1910
Albert Jean George Marie Louis Picquié (tạm thời) 01.1910 - 02.1911
Albert Sarraut 11.1911 - 01.1914
Joost van Vollenhoven (tạm thời) 01.1914 - 7.04.1915
Ernest Nestor Roume 04.1915 - 05.1916
Jean Eugène Charles (tạm thời) 05.1916 - 01.1917
Albert Sarraut 01.1917 - 05.1919
Maurice Antoine François Montguillot (tạm thời) 05.1919 - 02.1920
Maurice Long 02.1920 - 04.1922
François Marius Baudoin (tạm thời) 04.1922 - 08.1922
Martial Henri Merlin 08.1922 - 04.1925
Maurice Antoine François Montguillot 04.1925 - 11.1925
Alexandre Varenne 18.11.1925 - 01.1928
Maurice Antoine François Montguillot 01.1928 - 08.1928
Pierre Marie Antoine Pasquier 22.08.1928- 15.01.1934
Eugène Jean Louis René Robin 15.01.1934- 09.1936
Joseph Jules Brévié 09.1936- 23.08.1939
Georges Catroux (tạm thời) 23.08.1939 - 25.06.1940
Jean Decoux 25.06.1940 - 9.03.1945
Toàn quyền Đông Dương thời kỳ Nhật tạm chiếm
Tên Năm
Yuichi Tsuchihashi 9.03.1945 - 28.08.1945
Takeshi Tsukamoto (phụ tá Tsuchihashi) 9.03.1945- 15.08.1945
Cao ủy Đông Pháp
Tên Năm
Jean Cédile (tạm thời) 23.09.1945 - 05.10.1945
Philippe de Hauteclocque (tạm thời) 05.10.1945 - 31.10.1945
Georges Thierry d'Argenlieu 31.10.1945 - 01.04.1947
Émile Bollaert 01.04.1947 - 11.10.1948
Léon Marie Adolphe Pascal Pignon 20.10.1948 - 17.12.1950
Jean de Lattre de Tassigny 17.12.1950 - 11.01.1952
Jean Letourneau 01.04.1952 - 27.04.1953
Tổng ủy
Tên Năm
Jean Letourneau 27.04.1953 - 28.07.1953
Maurice Dejean 28.07.1953 - 10.04.1954
Paul Ély 10.04.1954 - 04.1955
Henri Hoppenot .04-1955 - 21.07.1956

Chú thích

  1. ^  Phan Khoang, Việt Nam Pháp Thuộc Sử (VNPTS), Ban Việt Sử, ĐH Văn Khoa, Sàigòn 1961, tr. 202
  2. ^  Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (VNSL) Trung Tâm Học Liệu, Bộ Giáo Dục, Sàigòn, 1971 tr. 331 chép là Constant chứ không phải Constans
  3. ^  Nguyễn Thế-Anh, Việt Nam Thời Pháp Đô-Hộ (VNTPĐH), Tủ Sách Sử-Địa Học, Nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970, tr. 140
  4. ^  VNPTS, sách đã dẫn, tr. 409
  5. ^  VNTPĐH, sách đã dẫn, tr. 140-151
  6. ^  VNTPĐH, sách đã dẫn, tr. 127
  7. ^  VNPTS, sách đã dẫn, tr. 410-411
  8. ^  VNTPĐH, sách đã dẫn, tr. 128
  9. ^  VNPTS, sách đã dẫn, tr. 410-412
  10. ^  VNSL, sách đã dẫn, tr. 347
  11. ^  VNPTS, sách đã dẫn, tr. 417
  12. ^  VNSL, sách đã dẫn, tr. 347
  13. ^  VNPTS, sách đã dẫn, tr. 415-417
  14. ^  http://www.vnagency.com.vn/Vnanetvn/FR/tabid/145/itemid/90772/Default.aspx
  15. ^  VNSL, sách đã dẫn, tr. 347
  16. ^  VNPTS, sách đã dẫn, tr. 419
  17. ^  VNPTS, sách đã dẫn, tr. 417
  18. ^  VNPTS, sách đã dẫn, tr. 421
  19. ^  VNPTS, sách đã dẫn, tr. 422

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ Vu Tam Ich. tr 61

Liên bang Đông Dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Liên bang Đông Dương
Union Indochinoise (tiếng Pháp)
Liên bang xứ thuộc địa và bảo hộ
Early Nguyen Dynasty Flag.svg

Flag of Cambodia under French protection.svg

Flag of French Laos.svg
1887 – 1953 Flag of North Vietnam 1945-1955.svg

Flag of South Vietnam.svg

Flag of Cambodia.svg

Flag of Laos (1952-1975).svg
Cờ của French Indochina
Cờ
Vị trí của French Indochina
Vị trí Liên bang Đông Dương ở Đông Nam Á và trên thế giới
Thủ đô Sài Gòn (1887-1901)
Hà Nội (1902-1953)
Ngôn ngữ tiếng Pháp, tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Lào
Chính thể Liên bang xứ thuộc địa và bảo hộ
Thời đại lịch sử Chủ nghĩa đế quốc mới
 - Thành lập 17 tháng 10 năm 1887
 - Lào gia nhập 3 tháng 10 năm 1893
 - Bắc Việt Nam giành độc lập 2 tháng 9 năm 1945
 - Nam Việt Nam giành độc lập 14 tháng 6 năm 1949
 - Lào giành độc lập 19 tháng 7 năm 1949
 - Campuchia giành độc lập 9 tháng 11 năm 1953
Diện tích
 - 1935 750.000 km²; (289.577 mi²)
Dân số
 - 1935 ước tính 21.599.582 
     Mật độ 28,8 /km²  (74,6 /mi²)
Tiền tệ đồng bạc Đông Dương
Tiến trình xâm lược của thực dân Pháp trước khi thành lập Liên bang Đông Dương thuộc Pháp năm 1887.
Liên bang Đông Dương (tiếng Pháp: Union Indochinoise), đôi khi gọi là Đông Dương thuộc Pháp (Indochine française) hoặc Đông Pháp, là lãnh thổ nằm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp nằm ở khu vực Đông Nam Á. Liên bang này bao gồm sáu xứ: Nam Kỳ (Cochinchine) (chiếm của Đại Nam năm 1862 (3 tỉnh miền Đông cùng với Côn Đảo) và (3 tỉnh miền Tây, đảo Phú Quốc và các đảo trong vịnh Thái Lan) năm 1867), Bắc Kỳ (Tonkin) (chiếm của Đại Nam năm 1883-1884 (phần lớn phía Đông) và vùng Tây Bắc năm 1885-1888), Trung Kỳ (Annam) (lấy từ Đại Nam năm 1883-1884), Lào (Laos) (vùng bảo hộ và vùng lấy từ Đại Nam vào năm 1888-1893, vùng lấy từ Thái Lan năm 1904), Campuchia (Cambodge) (vùng bảo hộ từ năm 1863-1867 và vùng lấy lại từ Thái Lan năm 1904-1907), và Quảng Châu Loan (Kouang-Tchéou-Wan) (lấy làm nhượng địa từ Trung Hoa năm 1898). Các quần đảo Trường SaHoàng Sa, tiếp nối nhà Nguyễn của Việt Nam, Pháp thực sự kiểm soát năm 1920 và tuyên bố chủ quyền năm 1921. Về mặt địa lý, tên gọi Đông Dương còn có thể bao gồm cả Thái Lan, Miến Điệnbán đảo Mã Lai.
Liên bang Đông Dương được thành lập vào ngày 17 tháng 10 năm 1887; Lào gia nhập vào năm 1893 và thêm Quảng Châu Loan năm 1900. Liên bang Đông Dương tồn tại cho đến năm 1954, lúc đầu thủ phủ đặt tại Sài Gòn (1887-1901) sau chuyển ra Hà Nội (1902-54). Đứng đầu liên bang là một Toàn quyền (Gouverneur Général de l'Indochine française từ 1887 đến 1945) hay một Cao ủy (từ 1945 đến 1954) của chính phủ nước bảo hộ Pháp. Một số chính quyền địa phương đặt dưới quyền các ông vua địa phương mà thực chất là bù nhìn, vì quyền lực vẫn nằm trong tay các quan chức thực dân Pháp.
Việc thiết lập Liên bang Đông Dương một phần là vì lý do tài chánh khi chính giới Pháp muốn dùng lợi nhuận từ Nam Kỳ để tài trợ kinh phí cai trị Bắc và Trung Kỳ thay vì chính quốc phải chi thêm để trang trải.[1]
Liên bang Đông Dương bị Nhật Bản lật đổ vào ngày 9 tháng 3 năm 1945 khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Tuy nhiên, quân Nhật lại thua quân Đồng Minh và liên bang này chỉ thực sự tan rã sau khi Pháp bại trận ở Điện Biên PhủHiệp ước Genève được ký kết năm 1954.

Mục lục

Hành chính

Bản đồ Liên bang Đông Dương
Liên bang Đông Dương được đặt dưới quyền của hai cơ quan ở chính quốc Pháp. Nam Kỳ, Cao MiênLào phụ thuộc Bộ Thuộc địa Pháp dưới sự cai trị quân sự trong khi TrungBắc Kỳ phụ thuộc Bộ Ngoại giao Pháp do của nhà chức trách dân sự.[2] Dưới thời Toàn quyền Doumer việc cai trị mới được gộp lại trực thuộc Bộ Thuộc địa.

Cấp liên bang

Toàn quyền Maurice Long, tại chức 1920-1922.
Đứng đầu liên bang Đông Pháp là viên Toàn quyền và Tổng thư ký, tức Phó Toàn quyền. Sau năm 1945 chức vụ Toàn quyền Đông Dương đổi thành Cao ủy Pháp tại Đông Dương (Hauts commissaires de France en Indochine) và đến năm 1953 thì gọi là Tổng ủy (Commissaires généraux).
Chức toàn quyền được giao quyền lực rất lớn vì là người đứng đầu về hành chính lẫn quân sự. Hỗ trợ cho chức vụ này là Hội đồng Tối cao (Conseil supérieur). Cơ quan này gồm có
  1. Toàn quyền (đứng làm chủ tịch),
  2. Tổng tư lệnh quân đội,
  3. Thiếu tướng hải quân chỉ huy hạm đội Viễn Đông,
  4. Thống đốc Nam Kỳ
  5. Thống sứ Bắc Kỳ
  6. Thống sứ Ai Lao
  7. Thống Sứ Cao Miên
  8. Khâm sứ Trung Kỳ
  9. Chủ tịch Đại hội đồng Kinh tế Tài chính,
  10. Bốn người bản xứ đặc bổ.
Hội đồng Tối cao họp hai năm một lần, một tại Hà Nội và một tại Sài Gòn, để ban hành các đạo luật và tính toán ngân sách chung và riêng của từng xứ.
Mười một bộ ở cấp liên bang gọi là tổng nha môn (services généraux) được giao việc điều hành các công vụ của nhà nước.
Thứ tự Tổng nha môn (năm thành lập) Chủ sự
1 Tài chính (1897) Giám đốc
2 Học chính Giám đốc
3 Tư pháp Giám đốc
4 Công chính (1898) Tổng Thanh tra
5 Công khoáng Tổng Thanh tra
6 Y tế Tổng Thanh tra
7 Nông lâm (1899) Tổng Thanh tra
8 Bưu chính (1901) Giám đốc
9 Công an (1922) Giám đốc
10 Quân sự Tổng Tư lệnh
11 Hải quân Tư lệnh
Cấp liên bang còn có hai nghị hội: "Hội đồng Chính phủ" (Conseil de Gouvernement de l'Indochine) và Đại Hội đồng Kinh tế Tài chính Đông Dương (Grand Conseil des Intérêts économiques et Financiers de I’Indochine), thành lập năm 1928. Hội đồng Kinh tế có 51 thành viên: 28 người Pháp và 23 đại biểu của ba xứ Việt, Miên, Lào.[3] Trong số 23 người bản xứ thì người Việt chiếm 17 hoặc 18 ghế.[4] Hai hội đồng này chủ yếu là cơ quan tư vấn và thảo nghị chứ không phải là viện lập pháp.[5]
Về mặt tư pháp thì ở cấp liên bang có hai tòa án thượng thẩm đặt ở Hà Nội và Sài Gòn để nhận các bản kháng án từ những tòa án địa phương. Hệ thống tư pháp này duy trì trật tự công lý. Trong các vụ kháng án, các quan tòa người Âu được sự hỗ trợ từ quan lại người bản xứ. Về nguyên tắc, Liên bang này hoàn toàn theo chế độ tòa án và luật pháp của Pháp.
Ngoài quyền đại diện liên lạc với chính quốc, ứng xử ngoại giao và điều hành quân đội, chính quyền Liên bang còn có toàn quyền tài chính. Triều đình Huế nhận "lãnh lương" từ chính phủ Bảo hộ.[6]
Tổng cộng trên toàn cõi Đông Dương vào năm 1936 chính quyền có khoảng 3.300 công chức người Pháp trong guồng máy cai trị, trong số đó 400 thuộc cấp liên bang tập trung ở Hà Nội; số còn lại phụ thuộc cấp địa phương. Đa số xuất thân từ Trường Thuộc địa (École Coloniale ở Paris).[7]

Cấp địa phương thuộc địa

Trong sáu xứ thuộc Liên bang Đông Dương thì riêng Nam Kỳ là trực thuộc cai trị của Pháp dưới chế độ thuộc địa. Đứng đầu Nam Kỳ là Thống đốc (gouverneur), có "Hội đồng Tư mật" và Hội đồng Thuộc địa là hai nghị hội.
Ở cấp nhỏ hơn thì có Chánh Tham biện (administrateur) đứng đầu mỗi địa hạt (arrondissement), sau đổi thành Tỉnh trưởng (chef de province) và tỉnh (province). Dưới tỉnh là délégation (cấp phủ, huyện) có viên tri phủ rồi canton (tổng) với cai tổng quản lý.
Dân Nam Kỳ hưởng quy chế "thuộc dân Pháp" (sujets français) và được hưởng quyền lợi nhiều hơn các xứ khác. Muốn vào Pháp tịch để bình đẳng như dân mẫu quốc thì phải nộp đơn để thành citoyens français.[8] Nam Kỳ cũng là xứ có bầu cử định kỳ và vận động cử tri. Người có Pháp tịch hoặc hội đủ một số điều kiện tài chánh mới có quyền đi bầu.
Ở cấp tỉnh thì hội đồng tỉnh ở Nam Kỳ bắt đầu hoạt động từ năm 1882. Thôn xã được tổ chức với khái niệm dân chủ đầu phiếu từ năm 1927.[4]
Về mặt luật pháp thì Nam Kỳ chiếu theo bộ hình luật của Pháp ban hành năm 1912.[9]

Cấp địa phương bảo hộ

Bốn xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Lào và Miên thuộc chế độ bảo hộ, tức hệ thống hành chánh bản xứ được duy trì và người Pháp cai trị gián tiếp qua ngạch quan lại Việt (ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ), Miên hoặc Lào. Vì lẽ đó mà có hai hệ thống song hành, một của Pháp, một của bản xứ, trên pháp lý là bình quyền cùng giám sát quốc sự, nhưng khi thi hành thì chế độ bản xứ tùy thuộc vào quyền phán quyết của người Pháp. Bộ Ngoại giao Pháp đảm nhiệm việc hành chánh nhưng sang đầu thế kỷ 20 thì giao lại cho Bộ Thuộc địa Pháp, phản ảnh quan điểm và chính sách của Pháp đối với các xứ bảo hộ. Dân cư của các xứ Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Lào và Miên trên mặt pháp lý thuộc hạng protéges français, thấp nhất trong ba hạng citoyens, sujets, và protéges ở Đông Dương.

Bắc Kỳ

Đứng đầu nền bảo hộ Bắc Kỳ là Thống sứ người Pháp (Résidents supérieurs) (1889-1955) cùng ba nghị hội "Hội đồng Bảo hộ", "Hội đồng Pháp nhân" (đại diện người Pháp), và "Viện Dân biểu Bắc Kỳ" (đại diện người Việt). Viên thống sứ tuy là người Pháp nhưng kể từ ngày 26 Tháng Bảy năm 1897[10] kiêm cả chức đại diện cho Nam triều, tức là kinh lược sứ của vua nhà Nguyễn. Các quan lại bản xứ trên danh nghĩa là quan của triều đình Huế nhưng đều trực thuộc quyền viên thống sứ. [11]Chủ quyền của triều đình Huế ở Bắc Kỳ từ đó càng bị thu hẹp. Trước năm 1889, khâm sứ Trung Kỳ đại diện cho cả hai xứ Bắc và Trung Kỳ.[12]
Kể từ năm 1900 Thống sứ Bắc Kỳ kiêm luôn chức quản trị Quảng Châu Loan tuy đây là một nhượng địa riêng với hạn kỳ 99 năm.
Cấp tỉnh thì hội đồng tỉnh bắt đầu hiện diện từ năm 1886 nhưng hoạt động yếu ớt. Ở cấp làng thì cũng như tiền triều nhà Nguyễn, người dân được tự trị. Mãi đến năm 1941 ở Bắc Kỳ mới thực hiện cải cách, cho dân chúng đầu phiếu bầu hội đồng xã.[4]

Trung Kỳ

Đứng đầu nền bảo hộ Trung Kỳ là Khâm sứ người Pháp. Chức vụ này từ năm 1884 đến 1889 có tên là Résidents généraux d'Annam. Sau năm 1889 thì đổi thành Résidents supérieurs (1889-1953). Hành dinh của Khâm sứ Pháp đặt ở Huế. Sang thập niên 1950 thì chuyển vào Đà Lạt.[4]
Khâm sứ Trung Kỳ tham gia hội đồng phụ chính từ năm 1887, đến Tháng Sáu năm 1895 thì có đặc quyền chủ tọa Hội đồng Cơ mật và cả Tôn nhân phủ.[13] Tất cả các công văn sắc dụ ban hành đều phải có chữ ký phê thuận của viên khâm sứ.[14] Ngoài ra Triều đình Huế kể từ Tháng Chín 1897 phải chịu cho một viên hội lý người Pháp làm quản sự cho mỗi vị thượng thư trong Lục bộ cũ.[15]
Hiệp sức với viên Khâm sứ là "Hội đồng Bảo hộ" và "Hội đồng Pháp nhân" (đại diện người Pháp). Trung Kỳ cũng có "Viện Dân biểu Trung Kỳ" thành lập năm 1926[16] nhưng cơ quan này kể từ năm 1932 không thuộc chính phủ bảo hộ nữa mà thuộc triều đình Huế kiểm soát. Trước năm 1932 Viện Dân biểu trực thuộc viên Khâm sứ Pháp.
Thống sứ Bắc Kỳ hay Khâm sứ Trung Kỳ là hai cách gọi khác nhau của người Việt nhưng chức vị và quyền hành trong chính phủ Bảo hộ thì giống nhau. Tiếng Pháp gọi chức vụ này là résident supérieur, đúng ra dịch sát nghĩa là "lưu trú quan đại thần".
Ở cấp tỉnh thì có hội đồng tỉnh, thành lập từ năm 1913, muộn hơn Bắc Kỳ 27 năm, và mãi đến năm 1942 mới bắt đầu tổ chức lại thôn xã và cho phép người dân đầu phiếu hội đồng xã.[4]
Vùng duyên hải thì hệ thống quan lại và hành chánh của người Việt thì giữ nguyên nhưng ở trên Cao nguyên thì người Pháp lập một khu riêng, không do người Việt quản trị, gọi là Pays Montagnards du Sud bắt đầu vào thập niên 1920. Người Việt không có giấy phép không được lên vùng này.[4]

Cao Miên, Lào, và các tỉnh

Ở Lào và Miên cũng có khâm sứ như Trung Kỳ. Khâm sứ Pháp ở Cao Miên kể từ năm 1897 có quyền hành rộng lớn như khâm sứ ở Huế.[17]
Ở cấp tỉnh thì ở mỗi tỉnh có công sứ (résident) người Pháp trong khi người Việt thì có tổng đốc, tuần phủ hay quản đạo tùy theo tỉnh lớn hay nhỏ ở Bắc hay Trung Kỳ. Dinh công sứ không nhất thiết đặt ở tỉnh lỵ như tỉnh Bắc Ninh thì công sứ đặt hành sở ở Gia Lâm. Bắc Kỳ và Trung Kỳ ở cấp phủ huyện, người Pháp còn đặt một số đại lý (délégués) giám sát việc cai trị. Như tỉnh Ninh Bình thì dinh công sứ đặt ở Phát Diệm và một đại lý nữa ở Phủ Nho Quan.[18] Viên công sứ nắm quyền thuế vụ.
Cao Miên thì khet (tương đương với "tỉnh") thì có chau-faikhet. ở Lào không có cấp tỉnh mà chỉ có cấp tương đương với huyện (tiếng Pháp: préfecture) gọi là muong, có chao-muong đứng đầu. Công sứ Pháp ở Cao Miên so với Việt Nam thì việc cai trị có tính trực tiếp hơn tuy vẫn là trên danh nghĩa "bảo hộ". Công sứ ở Miên có thực quyền trị an, thu thuế, mở mang kinh tế mà không cần sự ưng thuận của Miên triều.[19]

Pháp luật

Pháp luật ở Trung Kỳ thì dùng bộ luật Gia Long bổ sung với hình luật và dân luật của Pháp. Ở cấp dưới thì quan tri phủ và tri huyện đứng làm quan tòa sơ thẩm, quan tỉnh xét phúc thẩm và công sứ Pháp có nhiệm vụ kiểm sát. Chung thẩm thì có bộ Hộ và bộ Hình cùng khâm sứ Pháp.[20]
Ở Bắc Kỳ thì có bộ "Hoàng Việt Tân luật" ban hành năm 1918 dùng bộ luật Gia Long nhưng sử đổi theo thích ứng của chính quyền Pháp. Cũng giống như Trung Kỳ, quan tri phủ và tri huyện xét sơ thẩm. Đệ nhị cấp thì có công sứ Pháp làm chính thẩm còn quan tổng đốc và tuần phủ làm bồi thẩm. Trên hết là tòa Phúc thẩm Hà Nội.[21]
Đối với người Pháp thì luật lệ bản xứ không áp dụng cho họ vì họ được xét xử dưới bộ luật Pháp như ở chính quốc.[7]

Cấp địa phương nhượng địa

Phố Paul Bert, Hải Phòng.
 
Đạo dụ 1 Tháng Mười năm 1888 triều Đồng Khánh (Toàn quyền Richaud) cắt thêm ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng, và Đà Nẵng (người Pháp gọi là Tourane) làm nhượng địa (concession) cho Pháp, tức là cùng thể chế trực trị như Nam Kỳ tuy nằm trong lãnh thổ bảo hộ bản xứ.[22]
Đứng đầu mỗi nhượng địa là viên Đốc lý (résident-maire) người Pháp cùng Hội đồng Thị xã (đúng ra là Ủy ban thị xã tức commission municipale) gồm cả người Pháp lẫn người Việt. [23] Hội đồng thị xã Sài Gòn được lập năm 1877; Hà Nội và Hải Phòng năm 1891; và Đà Nẵng năm 1908.[24]
Ngoài ra bốn quân khu vùng biên giới Việt-Hoa và Lào-Hoa cũng thuộc dạng cai trị trực tiếp. Cao nguyên Trung phần gồm các tỉnh Darlac (lập năm 1904), Kontum (1913), Donnai Thượng, Lang Bian (1920), và Pleiku (1932) cũng đặt ngoài quyền quản trị của người Việt.[25]

Quân đội & an ninh

Lực lượng quân sự của Pháp ở Đông Dương vào năm 1937 là 10.779 lính da trắng. Đến năm 1940 trước Đệ nhị Thế chiến thì con số này tăng lên thành 14.500, trong đó có 3.600 sĩ quan chỉ huy và 4.000 quân Lê dương (Legionnaires étrangères). Tổng số quân lính kể cả lính bản xứ là 90.000.[7]
Ngoài ra chính quyền Đông Dương còn dùng Sở Liêm phóng Đông Dương làm cơ quan tình báocông an, kiểm soát và phá hoại các hoạt động chống lại chính quyền, nhất là các tổ chức chính trị.

Phân chia địa chính

Bản đồ địa giới Bắc Kỳ năm 1879 bao gồm cả thị trấn Đông Hưng và mũi Bạch Long, đến năm 1887 bị Pháp cắt cho nhà Thanh
Dưới sự cai trị của Pháp, địa giới các xứ Đông Dương được phân định lại. Công ước Pháp-Thanh 1887 lấy đông kinh tuyến 105º43’ làm giới hạn bên bờ Vịnh Bắc Việt nên một dải đất Trường Bình, Bạch Long ở phía bắc sông Bắc Luân thuộc tổng Vạn Ninh bị nhượng cho nhà Thanh.[26] Việc đóng mốc phân định biên giới hoàn thành năm 1896. Vì sự chia cắt đó đến năm 2000 vẫn có 22.000 người Kinh là hậu duệ người Việt cũ ở đất Quảng Tây. Ngược lại đất các vùng Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai xưa là phên giậu biên thùy, từng triều cồng Lão Qua, thì nay được sáp nhập vào Bắc Kỳ. Đất Trấn NinhSầm Châu mặc dù có quan Việt cai quản thì người Pháp lại cắt cho Lào kể từ năm 18951903.
Vùng Cao nguyên Trung phần thì người Pháp năm 1893 buộc triều đình Huế cắt ra và cho phụ thuộc Lào. Năm 1904 thì Darlac (Ban Mê Thuột) mới được trả lại Trung Kỳ; Kontum theo chân năm 1905. Tuy nhiên khu vực cao nguyên này gần như trực thuộc người Pháp cai trị. Triều đình Huế có quyền bổ nhiệm viên quan quản đạo nhưng thực quyền nằm trong tay công sứ Pháp. Năm 1923 chính công sứ Darlac là Léopold Sabatier đã ra lệnh tuyệt cấm người Việt lên lập nghiệp ở Darlac rồi lại vận động khâm sứ Trung Kỳ là Pierre Pasquier áp dụng chung chính sách này cho toàn cao nguyên Trung phần.[27]
Năm 1906 Xiêm trả lại hai tỉnh BattambangXiêm Riệp để nhập vào Cao Miên.
Năm 1916 vì bất ổn ở vùng biên giới Việt-Hoa, chính quyền Bảo hộ cho lập năm quân khu để kiểm soát vùng cực bắc xứ Bắc Kỳ và Lào.[28]
Từ thập niên 1890 chính quyền Bảo hộ nhân danh triều đình Huế đã có dự định dựng ngọn hải đăng để khẳng định chủ quyền của Pháp trên quần đảo Hoàng Sa nhưng đồ án không thực hiện được và mãi đến năm 1938 mới có lực lượng chính thức chiếm đóng quần đảo này.[29] Dù vậy khi nhà Thanh gửi thuyền xâm phạm Hoàng Sa vào những năm đầu thế kỷ 20 thì Bộ Ngoại giao Pháp đã có công văn phản đối.[30] Cuộc tranh chấp này kéo dài cho đến khi người Pháp mất chủ quyền ở Đông Dương và vẫn chưa kết thúc.

Kinh tế

Tiền giấy mệnh giá 1 đồng bạc Đông Dương.
Tem Đông Pháp.
Kinh tế Đông Pháp chủ yếu là một nền kinh tế thuộc địa để hỗ trợ cho kinh tế Pháp chứ không có kế hoạch tự túc hoặc phát triển theo khả năng bản xứ. Toàn quyền Pasquier đã khẳng định: "Il faut que les profits de l'Indochine reviennent aux Français" ("Lợi nhuận từ Đông Dương phải trao lại cho nước Pháp"). Đông Pháp là nguồn nguyên liệu và vật liệu bán chế trong khi mẫu quốc Pháp cung ứng những sản phẩm chế biến để bán lại sang Đông Pháp.
Về mặt nông lâm, cơ chế đồn điền nhất là đồn điền cao su để cung cấp cho thị trường Âu Mỹ là một điển hình cho mối tương quan giữa Pháp và Đông Pháp. Cây cao su Hevea brasiliensis đầu tiên đem từ Mã Lai sang trồng ở Đông Dương là vào năm 1897 ở Sài Gòn. Đến năm 1905 thì cạo mủ thấy sản xuất được nên bắt đầu phát động đem trồng nhiều nơi.[31] Nhiều công ty lớn của Pháp như hãng Michelin đều đầu tư vào ngành này, sở hữu những đồn điền với diện tích rộng lớn, tổng cộng chiếm hơn 138.000 hecta trên toàn Đông Dương[32]. Tính đến năm 1926 thì diện tích trồng cao su là hơn 166.000 ha với 13 triệu cây cao su.[33] Số lượng nhân công cần để khai thác nguồn lợi này cũng đã làm giao động xã hội bản xứ. Lượng cao su xuất cảng đạt hơn 10 nghìn tấn vào năm 1929 và tiếp tục gia tăng đến khi Đệ nhị Thế chiến bùng nổ. Sản lượng cao su sau đó tụt xuống chỉ còn 15% sản lượng tiền chiến và không phục hồi được cho dù có đến cuối thập niên 1940 đã đạt khoảng 60% sản lượng cao nhất.
Năm Sản lượng Cao su (tấn)
1939 66.556
1940 72.245
1941 76.069
1942 75.178
1943 74.734
1944 61.361
1945 12.000
1946 20.295
1947 38.560
1948 43.000
1949 45.000
[34]
Lượng nông phẩm lớn nhất của Đông Dương là lúa gạo, đạt 2.140.000 tấn xuất cảng năm 1937 với diện tích canh tác ở Nam Kỳ tăng mạnh từ 522.000 hecta năm 1880 đến 2 triệu 2 hecta năm 1937.[35]
Những khu vực kinh tế khác được chính phủ Bảo hộ lưu ý là khoáng sản (than đá, chì, kẽm), chè, cà phê, hạt tiêu. Kỹ nghệ nhẹ như ngành dệt, thuốc lá, xi măng cũng được phát triển.
Kỹ nghệ lớn nhất với khoảng 50.000 công nhân là ngành khai thác than đá, chủ yếu ở Hà TuHòn Gai (Pháp gọi là Hongay) và Cẩm Phả của công ty "Société de Charbonnages du Tonkin". Hãng "Société de Charbonnages du Đông Triều" thì khai thác ở Kê Bào. Năm 1930 sản lượng than đá khai thác là 1.890.000 tấn, trong đó 3/4 được xuất cảng.
Những mặt hàng được nhập khẩu chính vào Đông Dương thời kỳ này là sữa đặc, thức ăn đóng hộp, bột mì, rau, đường, cà phê, trà, thuốc lá, chỉ bông, vải bông, rượu, than, dầu lửa, đồ kim loại, dược phẩm, xà phòng, đồ gốm, đồ thủy tinh và pha lê, giấy, máy móc, xe hơi, v.v. Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm có: gạo, cá (cá khô và cá muối), tiêu, quế, dầu thực vật, gỗ tếch, sợi bông (thô), than và kẽm, lụa (thô), xi măng, thảm chiếu, da, v.v. Cán cân xuất nhập khẩu vào năm 1914 là[36]:

Giá trị nhập khẩu (franc) Giá trị xuất khẩu (franc)
Bắc Kỳ 96.239.000 100.260.000
Trung Kỳ 6.364.000 11.1360.000
Nam Kỳ 158.998.000 219.253.000
Campuchia 4.891.000 1.686.000
Tổng cộng 266.492.000 332.335.000
Cơ quan điều hành kinh tế cho cả sáu xứ Đông Pháp là Ngân hàng Đông Dương (Banque de l'Indochine), thành lập từ năm 1875. Ngân hàng này có đặc quyền phát hành đồng bạc Đông Dương (piastre indochinoise).
Chính quyền Bảo hộ còn giành độc quyền bán thuốc phiện, rượu, và muối, còn được gọi là thuế "môn bài". Ba khoản thu này cộng thêm quan thuế xuất nhập khẩu cung ứng 95% ngân sách để trả lương công chức.[37] Lấy trường hợp thu ngân của chính phủ Bảo hộ ở Bắc Kỳ năm 1886 trên tổng số 134 triệu đồng thì bốn nguồn thuế chính là:[38]
  1. thuế thuốc phiện: 45 triệu
  2. thuế rượu: 20 triệu đồng
  3. thuế muối: 45 triệu đồng
  4. thuế thân: 21 triệu đồng.
Độc quyền nấu rượu thì giao cho công ty Société des Distilleries d'Indochine phân phối cho toàn Liên bang dưới hiệu "RA" (Régie de Alcool), tục gọi là "rượu ty". Những nguồn rượu khác thì bị liệt vào hạng rượu lậu và ai nấu hay mua thì bị truy tố và tài sản tịch thu.[39] Đối với thuốc phiện thì quyền nhập cảng, chế biến và bán sỉ là do cơ quan Régie de l'Opium đảm nhận. Tính đến năm 1900 thì lợi nhuận chính phủ thu được từ thuốc phiện đạt hơn phân nửa số tiền thu nhập của toàn Liên bang Đông Dương.[40] Riêng việc phân phối bán lẻ là để cho tư nhân, đa số là người Hoa.[41]

Giao thông

Ga xe lửa Mỹ Tho, 1905.
Khánh thành tàu điện Sài Gòn-Chợ Lớn 27.12.1881
Nỗ lực lớn nhất của nhà nước Bảo hộ là xây dựng hệ thống đường sắt. Đoạn đường sắt thiết lập trước tiên với kinh phí 11,6 triệu franc là ở Nam Kỳ, dài 71 cây số, hoàn tất Tháng Bảy năm 1885 nối liền Sài Gòn và Mỹ Tho.[42] Vào những năm 1897-1900 thì con đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn hoàn thành ở Bắc Kỳ với giá trị chiến lược cao để củng cố vùng biên giới Việt-Hoa. Sau đó nhà nước chủ trương xây dựng một hệ thống đường sắt Xuyên Đông Dương (Chemin de fer Transindochinois) nối liền Hà Nội và Sài Gòn. Dự án này đến năm 1936 mới xây xong, chạy dài từ Nam Quan đến Mỹ Tho với chiều dài 1714 km. Đây là tiền thân của đường sắt Bắc Nam của Việt Nam sau này. Hành trình Sài Gòn - Hà Nội mất 60 giờ đồng hồ, tức hai ngày và ba đêm.[43]
Ngoài ra còn có những nhánh đường sắt khác từ Nam Vang đến biên giới Xiêm; từ Sài Gòn đi Lộc Ninh; từ Tháp Chàm lên Đà Lạt. Riêng đoạn đường từ Hải Phòng lên Hà Nội rồi từ Hà Nội ngược sông Thao vượt biên giới Việt-Hoa sang Vân Nam thì do tư nhân hãng "Compagnie Française des Chemins de fer de l'Indochine et du Yunnan" khai thác. Tính đến năm 1939 thì toàn cõi Đông Dương có 3.372 km đường sắt.[44]
Ở hai đô thị chính, Sài Gòn và Hà Nội chính quyền còn cho thiết lập hệ thống "tàu điện" (tramways). Tàu điện Sài Gòn khánh thành năm 1881 lúc đầu chạy bằng hơi nước và đến năm 1923 mới chính thức chạy bằng điện. Lộ trình 72 km này nối Chợ Lớn, Sài Gòn (theo đường Gallieni, sau năm 1955 là đương Trần Hưng Đạo[45]) rồi tỏa ra Hóc Môn, Gò Vấp, phục vụ đến năm 1953 mới tháo bỏ. Tàu điện Hà Nội với 29 km đường rày khởi dụng năm 1901 và mãi đến năm 1990 mới thôi.[46]
Công trình phát triển đường sá thì có cầu Sông Cái dài hơn 1,600 m do công ty Daydé et Pillé thực hiện từ năm 1897 đến 1901 mới xong là công trình đáng kể nhất. Ngoài ra còn có những xây cất nhỏ hơn như cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã ở Thanh Hóa; cầu Trường Tiền ngang sông Hương ở Huế, v.v. Con đường thiên lý sau đó được dải nhựa dần để xe hơi có thể chạy suốt từ biên giới Việt-Hoa đến biên giới Miên-Xiêm. Tổng cộng trên toàn cõi có khoảng 28.000 km đường trải nhựa hoặc trải đá sỏi.[47]
Chính phủ Pháp cũng cho thiết lập hệ thống dây thép điện tín, đoạn đầu tiên hoàn tất năm 1862 nối Sài Gòn, Biên HòaChợ Lớn. Đến năm 1888 thì đường dây liên lạc Sài Gòn-Hà Nội cũng làm xong.[48]

Xã hội

Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu,hành hạ và đầu độc nhân dân bằng thuốc phiện, bằng rượu.
Bàn đèn thuốc phiện-một "công cụ" trong chính sách ngu dân Việt Nam của Pháp
Xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc do hậu quả của chính sách cai trị của thực dân Pháp:
Giai cấp địa chủ: Giai cấp địa chủ chiếm khoảng 7% cư dân nông thôn nhưng đã nắm trong tay 50% diện tích ruộng đất. Sự cấu kết giữa giai cấp địa chủ với thực dân Pháp gia tăng trong quá trình tổ chức cai trị của người Pháp. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức khác nhau.
Giai cấp nông dân: Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (chiếm khoảng 90% dân số), bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề.
Giai cấp công nhân: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, giai cấp công nhân tập trung nhiều ở các thành phốvùng mỏ. Xuất thân từ giai cấp nông dân, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm tiếp thu chủ nghĩa Marx - Lenin, nhanh chóng trở thành một lực lượng tự giác, thống nhất.
Giai cấp tư sản: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp, tư sản nông nghiệp. Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ. Thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt.
Giai cấp tiểu tư sản: Bao gồm học sinh, trí thức, thợ thủ công, viên chức và những người làm nghề tự do… Có lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân và rất nhạy cảm với những tư tưởng tiến bộ bên ngoài vào.
Vì vậy xã hội Việt Nam nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn cũ - mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến- vẫn tồn tại. Xuất hiện mâu thuẫn mới: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháptay sai. Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt và trở thành mâu thuẫn chủ yếu.

Dân cư

Vào đầu thế kỷ 20, thành phần dân cư của Liên bang Đông Dương gồm có người Việt, người Khmer, người Thái, người Chăm và các dân tộc thiểu số khác. Trong số đó, người Việt là đông nhất với 15 triệu người, kế đến là người Khmer với 1,3 triệu người, người Thái 1,1 triệu và người Chăm 100.000, số dân tộc thiểu số ước khoảng 500.000 người. Ngoài số này, còn có khoảng 300.000 người Hoa và các dân tộc châu Á khác, 15.000 người Âu và 40.000 người Âu lai Á. Tính tổng cộng, dân số của Liên bang Đông Dương vào khoảng 18.370.000 người, mật độ trung bình 24 người trên một km2.
Về phân bố dân cư, người Việt sống chủ yếu ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, người Khmer sống ở Campuchia, người Thái ở Lào, người Chăm ở Nam Kỳ và một phần Campuchia; những người thuộc dân tộc thiểu số sống rải rác dọc theo vùng núi cao trong lục địa.
Trong các sắc dân bản địa, người Việt có tổ chức xã hội cao hơn cả. Qua kinh nghiệm nhiều đời, họ đã có được những tập quán nông nghiệp phát triển, nhưng năng lực buôn bán yếu. Thương mại trên khắp Đông Dương nằm trong tay những người Hoa. Người Thái thích sống ở những vùng cao, với công việc chính là nuôi gia súc và săn bắn; họ kém văn minh hơn hẳn những người Việt. Người Khmer thì làm các nghề về gỗ, nông, ngư nghiệp, và săn bắn[36].
Trên pháp lý, người dân Đông Dương chia thành ba hạng. Đứng đầu là công dân Pháp (citoyens français) gồm những người Pháp và một số người bản xứ được nhập tịch. Thứ nhì là thuộc dân Pháp (sujets français) là dân Nam Kỳ và dân chúng của ba thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội. Hạng ba mới là dân bảo hộ (protégés français) tức là đại đa số dân chúng Trung, Bắc Kỳ, Lào, và Cao Miên.[49]

Di dân

Một hậu quả của chính sách nhà nước Bảo hộ khi hậu thuẫn việc thông thương với Trung Hoa là đà gia tăng số người Hoa nhập cảnh với nhiều ưu đãi.
Năm Người Trung Hoa nhập cảnh Đông Dương
1923 19.800
1924 13.800
1925 15.200
1926 19.000
1927 31.100
1928 30.100
[50]
Từ tổng số 60.000 Hoa kiều vào cuối thế kỷ 19, đến năm 1921 thì số di dân người Hoa đã tăng thành 156.000 riêng ở Nam Kỳ[51] Họ nắm tài lực và tận dụng khai thác hệ thống kinh tài khắp Đông Nam Á, nhất là ngành buôn gạo. Số thương gia tên tuổi lịch sử còn ghi lại có Wang-Tai, Hui Bon Hoa (tục gọi là "chú Hỏa"), Quách Đàm (xây chợ Bình Tây).[52] Đến năm 1937 trong suốt ba Kỳ Trung, Nam, Bắc có 217.000 Hoa kiều, chiếm hơn 11% dân số.[53] Theo hiệp ước ký giữa Pháp và nhà Thanh năm 1885 và 1886 thì người Tàu ngụ cư ở Đông Dương hưởng quy chế ngoại nhân ưu đãi (etrangers bénéficiant d'un statut privilégié) được miễn sưu thuế, không phải bắt làm tạp dịch hay nhập ngũ lại được quyền đi lại tự do. Hơn nữa vì giữ quốc tịch Trung Hoa, quyền lợi của họ có chính phủ Bắc Kinh bênh vực.[54] Cộng đồng người Hoa tổ chức theo nguyên quán, tục gọi là bang (tiếng Pháp: congrégation). Vào năm 1885 thì có bảy bang ở Nam Kỳ nhưng sau đó gộp lại thành năm bang: Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Triều Châu, và Hẹ.[55] Ngoài ra có khoảng 5.000 Ấn kiều. Giống như người Hoa, người Ấn đại đa số là thương nhân, cùng làm nghề cho vay nặng lãi.[56]
Số người Âu châu đến cuối thập niên 1930 là 39.000, đa số người Pháp, nắm giữ địa vị then chốt chính trị và kinh tế trong ba ngành xuất cảng gạo, cao su, và khoáng sản.[57] Ba nhóm ngoại kiều Pháp, Hoa và Ấn tập trung ở thành thị trong khi dân bản xứ phần lớn sinh sống ở nông thôn.
Một chính sách di dân nữa được đề ra là việc mộ dân ở Bắc và Trung Kỳ đưa vào Nam làm phu đồn điền cao su hoặc nông trại miền núi Cao nguyên Trung Kỳ hay thượng du Bắc Kỳ.[58] Riêng niên khóa 1926-27, 35.000 người dân từ Bắc và Trung Kỳ được mộ làm phu và đưa vào Nam Kỳ làm công trong các đồn điền.[59] Người Việt cũng được khuyến khích di cư sang Lào và Cao Miên.[60] Thống kê năm 1908 ghi nhận 60.000 người Việt trên đất Miên.[61] Đến năm 1921 thì tổng số người Việt ở Cao Miên là hơn 140.000[62] và 191.000 vào năm 1937.[63] Cùng thời gian sau đó vào cuối thập niên 1930 thì số người Việt ở Lào đã tăng lên gần 40.000.[64] Một số khác được đưa sang Tân Đảo và đảo Tân Thế giới làm phu mỏ và đồn điền của Pháp.

Giáo dục

Một hậu quả khác rất đáng kể của cuộc bảo hộ đối với người Việt là việc thay đổi toàn diện về học thuật. Ở Nam Kỳ ngay từ năm 1867 người Pháp đã ngưng hẳn thể chế khoa cử và đến năm 1878 thì các công văn bằng chữ Nho cũng bị loại bỏ, thay bằng chữ Phápchữ Quốc ngữ.[65] Trường sở tại Nam Kỳ bắt đầu áp dụng theo mẫu trường công ở Pháp từ năm 1879.[66] Tuy nhiên ở Trung và Bắc Kỳ thì chữ Nho tiếp tục được giảng dạy dưới sự vận động của Giám đốc Học chính Gustave Dumoutier.[66]

Cải cách năm 1908

Đến năm 1908 thì Hội đồng Cải cách Học vụ (Conseil de Perfectionnement de l'enseignement indigène, lập năm 1905) thời Toàn quyền Beau lập Nha Giám đốc Học chính (Direction de l'Enseignement) dưới sự điều hành của Henri Gourdon và quy hoạch lại việc giáo dục ở Trung và Bắc Kỳ, chia thành ba bậc: ấu học, tiểu học và trung học.
  • Ấu học thì giao cho xã thôn dạy chữ Nho và chữ Quốc ngữ; ai đậu thì gọi là "tuyển sinh."
  • Tiểu học thì do phủ huyện có huấn đạogiáo thụ đảm trách, tiếp tục dạy chữ Nho và chữ Quốc ngữ và có thể tình nguyện học thêm chữ Pháp chứ không bắt buộc;
  • Trung học thì do quan đốc học ở tỉnh lỵ trông coi và dạy chữ Quốc ngữtiếng Pháp. Đây bước đầu của chữ Quốc ngữ trong ngành giáo dục của người Việt.
Tổng số trường học ở Trung và Bắc Kỳ là khoảng 15.000 với 200.000 học sinh.[66] Bắt đầu từ khoa thi hương năm 1909 thì thí sinh phải biết chữ Quốc ngữ để làm bài.[67] Ở Hà Nội thì có thêm trường Bảo hộ và Huế thì có trường Hậu bổ cùng với trường Quốc học sẵn có để đào tạo thêm nhân sự.[68]

Cải cách năm 1915

Năm 1915 thì Bắc Kỳ rồi năm 1918 Trung Kỳ cũng theo Nam Kỳ bỏ khoa cử để theo chương trình do Nha Học chính Đông Dương soạn ra tức bộ học luật (Code de l'instruction publique) ban hành ngày 21 Tháng 12 năm 1917.[69] Theo đó thì tiếng Pháp được đưa vào giáo trình từ bậc tiểu học. Tiểu học chia thành ba cấp:
  • Sơ học (ba năm, đỗ bằng Sơ học yếu lược Certificat d'etudes primaires Franco-Indigènes, viết tắt là CEPFI),
  • Tiểu học (ba năm, đỗ bằng Cơ thủy Certificat d'etudes elementaires), và
  • Cao đẳng tiểu học (bốn năm, đỗ bằng Cao đẳng tiểu học Diplôme d'études primaires supérieures).
Trung học (ba năm) thì chỉ có bốn trường (lycée) đặt ở Phnôm Pênh (lycée Sisowath, 1935), Huế (lycée Khai-Dinh, 1936), Sài Gòn (lycée Petrus-Ky) và Hà Nội (lycée du Protectorat) mà thôi. Học xong hai năm thì thi lấy bằng Tú tài bản xứ.[70] Ba năm thì lấy bằng baccalauréat. Bằng baccalauréat được công nhận tương đương với bên chính quốc kể từ năm 1930.[71] Số người đậu bằng baccalauréat rất ít oi, như năm 1942 tổng cộng chỉ có 75 người.[66]
Đại học thì có mở chỉ một cơ sở là Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội khai giảng từ năm 1907 nhưng hoạt động gián đoạn đến năm 1917 mới tái tục. Điểm đáng lưu ý là chứng chỉ do Đại học Đông Dương cấp không được công nhận là tương xứng với các trường đại học bên Pháp. Sinh viên Đông Dương muốn sang Pháp học cũng bị gây khó dễ và hạn chế.[72]
Năm 1924 mở khóa học đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương với hai phân khoa: 1) hội họa, điêu khắc & trang trí, 2) kiến trúc.[73]
Phnôm Pênh thì người Pháp lập trường Bảo hộ từ năm 1893. Đến năm 1905 thì đổi thành Collège Sisowath.[74]
Những cải cách của chính quyền Pháp chỉ một phần là để nâng cao kiến thức dân chúng nhưng còn có dụng ý là để chuyển hướng tư duy của đại chúng. Thay vì trông đợi vào giới sĩ phu truyền thống dẫn dắt, nay người dân thường sẽ có nhà nước Bảo hộ đào tạo kiến thức. Đối với người Việt thì nguồn tư duy đáng sợ cho chính quyền Đông Pháp là Nho học và luồng tư tưởng xâm nhập từ Trung Hoa và Nhật Bản qua các sách vở Hán văn. Đối với Miên và Lào thì tin tức từ Xiêm là mối đe dọa.[75] Vì vậy người Pháp đã dồn nhiều nỗ lực vào việc cải tổ nền giáo dục bản xứ. Một chứng cứ là sách giáo khoa thời Pháp không dùng danh từ "Việt Nam" mà chỉ nhắc đến "Đông Pháp" và các xứ lệ thuộc[76]

Nghiên cứu, khoa học, & kỹ thuật

Henri Mouhot, nhà khoa học và thám hiểm Pháp ở Đông Dương.
 
Chính phủ Bảo hộ cho thành lập một số cơ sở khoa học ở Đông Dương như Viện Pasteur (Institut Pasteur de Saigon, 1890 & Nha Trang, 1895)[77], Nha Địa chất (Service géologique, 1918), Viện Canh nông Thuộc địa (Institut agronomie coloniale, 1918), Viện Hải dương học (Institut océanographique, 1922).[78]
Bác sĩ Alexandre Yersin qua Viện Pasteur đã có nhiều đóng góp về căn bệnh dịch hạch. Ông chọn sống tại Nha Trang, Trung Kỳ nơi ông tiếp tục những cuộc thí nghiệm khoa học cho đến khi mất.
Nhà thương theo y học Tây phương đầu tiên ở Đông Dương là nhà thương Chợ Quán, bắt đầu hoạt động năm 1864 nhưng phải đợi đến năm 1914 thì số lượng y sĩ mới đủ để đáp ứng nhu cầu dịch vụ y khoa thường xuyên.[4]
Về văn hóa và lịch sử thì có Viện Viễn Đông Bác cổ (École française d'Extrême-Orient) lập năm 1900 ở Sài Gòn để nghiên cứu, thu thập, và lưu trữ nhiều cổ vật cùng khai quật các di chỉ khảo cổ. Năm 1902 thì Viện này chuyển ra Hà Nội với chi nhánh ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Nam Vang, và Battambang.[79]
Một trong những "khám phá" lớn nhất trong ngành khảo cổ vào thời điểm này là cuộc khai quật di tích Angkor Wat được nhà khoa học Henri Mouhot ghi lại và phổ biến đến thế giới Tây phương. Cổ hơn thì năm 1923 khai quật được di chỉ Đông Sơn, thuộc tỉnh Thanh Hóa nơi khám phá ra một số trống đồng tiêu biểu cho thời đại cổ đại của người Việt.[80]
Henri Parmentier thì có công khảo cổ trong việc nghiên cứu giải mã các cổ vật và di tích Chiêm Thành.
Bốn viện bảo tàng lớn được thành lập để lưu trữ các di vật văn hóa:[66]
  • Viện Bảo tàng Albert Sarraut (1920) ở Nam Vang
  • Viện Bảo tàng Khải Định (1923) ở Huế
  • Viện Bảo tàng Louis Finot (1926) ở Hà Nội
  • Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse (1927) ở Sài Gòn.

Chính trị

Chính trị Đông Dương thuộc thể chế thuộc địa và bảo hộ nên không có quyền tự quyết.
Riêng ở Nam Kỳ thì có bầu cử định kỳ và vận động cử tri. Tuy nhiên số cử tri rất khiêm nhường. Vào khoảng thập niên 1910 thì chỉ có 1.000 cử tri người Việt,[81] tức những người được vào Pháp tịch. Số người Pháp thì có khoảng 3.000 người ghi danh đi bầu. Sau cuộc cải tổ năm 1922, đặc quyền bầu cử được nới rộng và số cử tri người Việt tăng lên khoảng 20.000, đa số thuộc giới thượng lưu Tây học.[82] Đây là thành phần cử tri bỏ phiếu trong những cuộc tuyển cử Hội đồng Quản hạt so với 2-3 triệu dân của toàn xứ Nam Kỳ.
Về mặt thông tin, báo chí thì chính phủ Bảo hộ áp dụng chính sách kiểm duyệt sách báo. Lệ này đến năm 1935 mới nới lỏng hơn khi Đảng Xã hội Pháp của thủ tướng Léon Blum lên chấp chính.[83]

Phản kháng

Hùm Xám Yên Thế, lãnh tụ Hoàng Hoa Thám
Những người bị bắt trong vụ án Hà thành đầu độc.
Tượng đồng Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh ở Sài Gòn.
 
Chính quyền Liên bang Đông Dương dù có mang lại một số kỹ nghệ và tổ chức khoa học làm cuộc sống khá hơn về mặt vật chất nhưng chủ yếu là để tạo điều kiện cho người Pháp chứ không vì quyền lợi của dân bản xứ. Lý tưởng "Tự do, Bình đẳng, Bác ái" ("Liberté, Égalité, Fraternité") tuy xuất xứ từ Pháp nhưng dân của sáu xứ Đông Dương không được hưởng đầy đủ những quyền lợi đó. Một thí dụ cụ thể là đạo luật hiện hành ở chính quốc như luật cấm trẻ em lao dịch thì ở Đông Pháp không áp dụng những luật pháp đó.[84]
Chủ nghĩa dân tộc nhất là đối với người Việt cho dù bị chính quyền Bảo hộ cố vùi lấp, vẫn là tiếng gọi vang vọng. Cuộc khởi nghĩa của Đề Thám ở vùng Phú ThọPhúc Yên kéo dài đến năm 1913 mới bị dập tắt.[85] Trong khi đó luôn có những âm mưu đánh đuổi người Pháp như vụ Hà Thành đầu độc (1908), vụ nổ bom ở Bắc Kỳ do Việt Nam Quang phục Hội thực hiện (1913), việc vua Duy Tân bôn tẩu (1916), vụ mưu sát Toàn quyền Merlin của Tâm Tâm Xã (1924), cuộc Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng (1930) làm chính phủ Bảo hộ phải luôn tìm cách trấn áp.
Để vô hiệu hóa sức đề kháng của dân bản xứ, chính phủ Bảo hộ thường tuyên truyền đề cao những nhân vật và sự kiện lịch sử với nước Pháp ở cương vị nhân từ, dìu dắt và bảo vệ người bản xứ như trường hợp Giám mục Bá Đa Lộc. Với cao trào đòi độc lập, chính quyền Bảo hộ còn đưa ra chính sách "Pháp Việt Đề huề" để vận động đường lối hợp tác giữa người Pháp và các dân tộc Đông Dương, nhất là dân Việt.
Ngoài việc vận động tâm lý, người Pháp còn duy trì một lực lượng quân sự để củng cố quyền lực. Lực lượng này gồm lính chính quy Pháp và quân bản xứ, thường gọi là lính tập. Đội quân này được dùng trong việc đánh dẹp cũng như canh gác, giữ trật tự xã hội theo quan niệm của nhà nước Bảo hộ.
Vào đầu thập niên 1930 thì có khoảng 10.000 tù nhân chính trị trong các nhà tù lớn nhỏ ở Đông Dương.[86]

Giải thể

Nhật Bản nhập cuộc

Năm 1941 Quân đội Đế quốc Nhật Bản thời Đệ nhị Thế chiến tiếp thu Đông Dương với sự thỏa thuận của chính phủ Vichy theo thỏa ước giữa đại sứ Pháp Charles Arsènes-Henry ở Tokyo và ngoại trưởng Yōsuke Matsuoka ký hồi 30 Tháng Tám, 1940.[87][88] Theo đó thì Nhật Bản được rộng quyền điều hành quân sự trên toàn cõi Đông Dương chống lại phe Đồng Minh nhưng người Pháp vẫn duy trì bộ máy cai trị của nhà nước Bảo hộ và Nhật công nhận chủ quyền của Pháp.

Tranh chấp với Xiêm

Trong khi đó thì triều đình Xiêm La của Thủ tướng Plaek Pibulsongkram nhân khi thấy quyền lực của Pháp ở Đông Dương bị suy yếu nên tìm cách đòi lại lãnh thổ cũ ở Lào và Cao Miên bị Pháp chiếm đoạt vào năm 1907. Thất bại về mặt ngoại giao, Xiêm điều quân đến gần biên giới rồi mở cuộc tấn công và chiếm toàn phần đất Lào ở hữu ngạn sông Mê Kông vào ngày 19 Tháng Giêng, 1941. Không quân Xiêm thì mở cuộc oanh kích nhiều địa điểm ở tỉnh Battambang và tiến chiếm được tỉnh lỵ. Về mặt bể thì hải quân Pháp và hải quân Xiêm nổ súng ở khu vực đảo Chang. Ba chiến thuyền của Xiêm bị đánh chìm nhưng vì áp lực của Đế quốc Nhật Bản, chính phủ Đông Dương của toàn quyền Jean Decoux phải giảng hòa rồi nhượng lại cho Xiêm những tỉnh Battambang, Sisophon và Siemreap của Cao Miên ngày 11 Tháng Ba, 1941, chấm dứt cuộc xung đột vũ trang giữa Xiêm và Đông Pháp.[89]

Nhật đảo chính Pháp

Thỏa hiệp giữa Pháp và Nhật kéo dài bốn năm cho đến ngày 9 Tháng Ba, 1945 thì Nhật Bản đột ngột tuyên bố trao quyền cho các chính quyền bản xứ và ra lệnh tống giam nhiều viên chức Pháp. Ngày 11 Tháng Ba, đại sứ Yokoyama Masayuki vào Đại Nội Huế yết kiến vua Bảo Đại và chứng kiến lời tuyên cáo độc lập của Đế quốc Việt Nam.[90] Ngày 13 Tháng Ba, vua Cao Miên cũng theo gương Bảo Đại rồi đến ngày 8 Tháng Tư thì quốc vương Lào cũng tuyên bố độc lập.[91] Ngày 17 Tháng Tư thì Thủ tướng Trần Trọng Kim trình diện với danh sách nội các để chấp chính nhưng đến Tháng Tám năm 1945 khi Nhật tuyên bố đầu hàng phe Đồng Minh thì Pháp xúc tiến việc tái chiếm Đông Dương và lập lại Liên bang Đông Dương.
Ngay từ Tháng Chạp năm 1943 Charles De Gaulle, người lãnh đạo lực lượng Pháp bấy giờ lưu vong ở Algiers đã tuyên bố ý định tái lập chủ quyền của Pháp trên các xứ Đông Dương.[92] Lực lượng Việt Minh cũng ra quân đoạt chính quyền, mở đầu cho cuộc chiến tranh Đông Dương kéo dài chín năm trước khi thể chế cai trị của Pháp ở Đông Dương mới chính thức cáo chung vào năm 1954.
Trong thời gian chín năm cuối, người Pháp có thay đổi ít nhiều cơ chế hành chánh: bỏ chức vụ "toàn quyền" và thay bằng "cao ủy" rồi "tổng ủy"; thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ hay thống sứ Bắc Kỳ thì thay bằng "ủy viên cộng hòa". Ngoài ra chính phủ Pháp cũng hứa hẹn cải tổ bằng cách mở rộng ngành giáo dục và hướng tới dân chủ tự trị trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp.[93]

Xem thêm

Tham khảo

  • Bernard, Paul. "L'Avenir économique de l'Indochine". Illustration: número spécial sur l'Indochine. Paris: Société nationale des Enterprises de Presse, 1949.
  • Pierre Brocheux và Daniel Hémery. Indochina, An Ambiguous Colonization, 1858-1954. Berkeley, CA: University of California Press, 2009.
  • Cherry, Haydon. "Social Communication and Colonial Archeology in Viêt Nam." New Zealand Journal of Asian Studies 6, 2 (December, 2004).
  • Cooper, Nicola. France in Indochina, Colonial Encounters. Oxford, UK: Berg, 2001.
  • Dương Quảng Hàm. Quốc văn trích diễm. Paris: Institut de l'Asie du Sud-Est, 1989.
  • Đào Duy Anh. Việt Nam văn hóa sử cương. Houston: Xuân Thu, ?.
  • Dommen, Arthur. The Indochinese Experience of the French, and the Americans, Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam. Bloomington, IN: Indiana University Press, 2001.
  • Goodman, Allan E. Politics in War. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1973.
  • Goscha, Chritopher E. "Widening the Colonial Encounter: Asian Connections Inside French Indochina During the Interwar Period". Modern Asian Studies. Cambridge, UK: Cambridge University Press, 2008.
  • Kahin, George, et al. Indochina in the 1940s and 1950s. Cornell, NY: Cornell Southeast Asia Program, 1992.
  • Lévi, Sylvain. Indochine. Paris: Société d'Editions Géographique, Maritimes et Coloniales, 1931.
  • Hà Thúc Ký. Sống còn với Dân tộc, hồi ký chính trị. ?: Phương Nghi, 2009.
  • Henri Rusier, Henri Brenier. L'Indochine française. Paris: Librairie Armand Colin, 1911.
  • Ho Tai, Hue-Tam. 'Radicalism and the Origins of the Vietnamese Revolution. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1992.
  • Hoàng Cơ Thụy. Việt sử khảo luận. Paris: Nam Á, 2002.
  • Marr, David. Vietnamese Tradition on Trial, 1920-1945. Berkeley, CA: University of California Press, 1984.
  • Ngô Văn. Việt Nam 1920-1945. Montreuil: L'Insomniaque/Chuông rè, 2000.
  • Nguyên Hương Nguyễn Cúc. Saigon 300 năm cũ. Dallas, TX: Tiếng Sông Hương, 1999.
  • Nguyễn Thị Chân Quỳnh. Thi hương, Tập thượng. Paris: An Tiêm, 2002.
  • Norindr, Panivong. Phantasmatic Indochina. Durham, NC: Duke University Press. 1996.
  • Russier, Henri & Henri Brenier. L'Indochine française. Paris: Librairie Armand Colin, 1911.
  • Samelink, Oscar. "One Country, Many Journeys". Vietnam, Journeys of Body, Mind, and Spirit. Berkeley, CA: University of California Press, 2003.
  • Smith, Harvey et al. Area Handbook for South Vietnam. Washington, DC: US Government Printing Office, 1967.
  • Vu Tam Ich. "A Historical Survey of Educational Developments in Vietnam". Bulletin of the Bureau of School Service Vol XXXII, No 2. Lexington, KY: University of Kentucky, College of Education, 1959.

Chú thích

  1. ^ Brocheur. tr 78-9
  2. ^ Dommen, Arthur. Trang 22.
  3. ^ Vu Tam Ich. tr 60
  4. ^ a b c d e f g Duncanson, Dennis. Government and Revolution in Vietnam. New York: Oxford University Press, 1968. tr 72-139
  5. ^ Đào Duy Anh. Trang 161.
  6. ^ Vu Tam Ich. tr 61
  7. ^ a b c Vũ Ngự Chiêu. Political and Social Change in Viet-Nam between 1940 and 1946. Madison, WI: The University of Wisconsin, 1984. tr 67-116
  8. ^ Hoàng Cơ Thụy. Trang 1339.
  9. ^ Đào Duy Anh. tr 155
  10. ^ Dommen, Arthur. Trang 23.
  11. ^ Hà Thúc Ký. tr 33
  12. ^ Hoàng Cơ Thụy. Trang 1353.
  13. ^ Brocheux. tr 84
  14. ^ Pierre Brocheux và Daniel Hémery. Indochina, An Ambiguous Colonization, 1858-1954. Berkeley, CA: University of California Press, 2009. tr 74
  15. ^ Hoàng Cơ Thụy. Trang 1511.
  16. ^ [1] Bách khoa toàn thư
  17. ^ Brocheur. tr 84
  18. ^ Russier, Henri & Henri Brenier. tr 318
  19. ^ Pierre Brocheux và Daniel Hémery. Indochina, An Ambiguous Colonization, 1858-1954 . Berkeley, CA: University of California Press, 2009. tr 15-69
  20. ^ Đào Duy Anh. tr 155
  21. ^ Đào Duy Anh. tr 155
  22. ^ Dommen, Arthur. Trang 22.
  23. ^ Henri Rusier, Henri Brenier. Trang 351.
  24. ^ Goodman, Allan E. tr 14
  25. ^ Pierre Brocheux và Daniel Hémery. Indochina, An Ambiguous Colonization, 1858-1954. Berkeley, CA: University of California Press, 2009. tr 70-115
  26. ^ [2] Vịnh Bắc Việt và Công ước 1887 Pháp-Thanh
  27. ^ Lê Đình Chi. Người Thượng Miền Nam Việt Nam. Gardena, CA: Văn Mới, 2006. 407-450.
  28. ^ Dommen. Trang 21.
  29. ^ [3] "The Paracels, the 'other' South China Sea Dispute" 2001.
  30. ^ [4] "Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
  31. ^ Hoàng Cơ Thụy. Trang 1500.
  32. ^ Bernard, Paul.
  33. ^ L'épopée du caoutchouc, en 1926
  34. ^ Bernard, Paul. "L'Avenir économique de l'Indochine". Illustration: número spécial sur l'Indochine. Paris: Société nationale des Enterprises de Presse, 1949.
  35. ^ Dommen, Arthur. Trang 29.
  36. ^ a b Cục Đường sắt Nhật Bản (1920) (tiếng Anh). An official guide to Eastern Asia, Vol. V, EAST INDIES (ấn bản lần in thứ 2). Tokyo, Nhật Bản. Truy cập 8 tháng 5 năm 2009.
  37. ^ Brocheur. tr 81
  38. ^ Bianconi, F. Cartes Commerciales Tonkin. Paris: Imprimerie et Libraire centrales dé Chemins de fer, 1886.
  39. ^ Hoàng Cơ Thụy. tr 1505
  40. ^ [5] "Golden Triangle Opium Trade, an Overview"
  41. ^ Logan, William S. Trang 79.
  42. ^ [6] Định tường ngày xưa
  43. ^ Hoàng Cơ Thụy. Trang 1495.
  44. ^ Cherry, Haydon. tr 123
  45. ^ Saigon 1882
  46. ^ [7] Tàu điện Sài Gòn và Hà Nội
  47. ^ Hy V Luong. Tradition, Revolution, and Market Economy in a North Vietnamese Village, 1925-2006. Honolulu: University of Hawai'i Press, 2010. tr 25-50
  48. ^ Dommen, Arthur. Trang 28.
  49. ^ Hoàng Cơ Thụy. tr 1523
  50. ^ Lévi, Sylvain. Trang 210-1.
  51. ^ Goscha, Christopher E. tr 5
  52. ^ Nguyên Hương Nguyễn Cúc. Trang 293.
  53. ^ Marr, David. Trang 24.
  54. ^ Hoàng Cơ Thụy. tr 1522.
  55. ^ Smith, Harvey et al. tr 87
  56. ^ Marr, David. Trang 25.
  57. ^ Marr, David. Trang 23-4.
  58. ^ Salemink, Oscar. Trang 27.
  59. ^ Ho Tai. Tr 219
  60. ^ [8] Thiểu số người Việt trên đất Miên.
  61. ^ [9] Xiêm, Miên, Lào 1800-1950
  62. ^ Goscha, Christopher E. tr 5
  63. ^ Marr, David. tr 25
  64. ^ [10] Người Việt trên đất Lào thời Pháp thuộc.
  65. ^ [11] Thi cử và nền Giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp thuộc - Trần Bích San
  66. ^ a b c d e Pierre Brocheur và Daniel Hémery. Indochina, An Ambiguous Colonization 1858-1954. Berkeley: University of California Press, 2009. tr 217-49
  67. ^ Nguyễn Thị Chân Quỳnh. Trang 104.
  68. ^ [12] Thi cử và nền Giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp thuộc - Trần Bích San
  69. ^ Dương Quảng Hàm. tr XXI
  70. ^ Nguyễn Thị Chân Quỳnh. Trang 35.
  71. ^ Trường Pháp-Nam
  72. ^ Norindr, Panivong. Trang 45.
  73. ^ Vu Tam Ich. tr 77
  74. ^ [13] Giáo dục Pháp-Miên thời kỳ thuộc địa.
  75. ^ Cooper, Nicola. Trang 36.
  76. ^ Trường Pháp-Nam
  77. ^ [14] Trang về Viện Pasteur Đông Dương
  78. ^ Cooper, Nicola. Trang 30-1.
  79. ^ [15] Lịch sử Viện Viễn Đông Bác cổ
  80. ^ Goloubew, Victor. "Art et Archélogie de l'Indochine". L'Indochine Française. Hanoi: Imprimerie G Taupin & Cie, 1938. tr 123
  81. ^ Ho Tai, Hue-Tam. tr 42
  82. ^ Ho Tai, Hue-Tam. tr 288
  83. ^ Hà Thúc Ký. tr 36
  84. ^ Norindr, Panivong. Trang 9.
  85. ^ Dommen. Trang 21.
  86. ^ Marr, David. tr 308
  87. ^ Hà Thúc Ký. tr 52
  88. ^ George Kahin, et al. tr 97
  89. ^ Punnee Soonpornthoct. From Freedom to Hell, A History of Foreign Interventions in Cambodian Politics and Wars. New York: Vantage Press. tr 29
  90. ^ Nguyễn Ngọc Phách. Chữ Nho và đời sống mới. Melbourne: Hải Ngoại, 2004. Trang 525
  91. ^ Ngô Văn. tr 299
  92. ^ 45-54 Chín năm khói lửa
  93. ^ 45-54 Chín năm khói lửa

Không có nhận xét nào: