Trang Chủ, Dấu Chân lãng tử,

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

CHA MẸ - CỬA NGÕ HUYẾT THỐNG VÀ TÂM LINH (PHẦN 2)


CHA MẸ
CỬA NGÕ HUYẾT THỐNG VÀ TÂM LINH (PHẦN 2)

Tác giả: ANH LY – HỒ DU BIỆT




MỤC LỤC:
 
A. VỀ VỚI GIA ĐÌNH VÀ CỘI NGUỒN HUYẾT THỐNG

1. Ý NIỆM VỀ TỔ ẤM
2. GÁC LẠI MỌI CHUYỆN ĐỂ TRỞ VỀ VỚI GIA ĐÌNH
3. CỬA NGÕ HUYẾT THỐNG
4. CỬA NGÕ TÂM LINH
5. HÔM NAY CHÍNH LÀ NGÀY MAI AN BÌNH

B. CHA MẸ LÀ SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG HẠNH PHÚC

1. CHA MẸ VÀ CON CÁI
2. SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG
3. SUỐI NGUỒN HẠNH PHÚC
4. VƯỜN HOA CỘNG ĐỒNG


CHA MẸ - CỬA NGÕ HUYẾT THỐNG VÀ TÂM LINH (PHẦN 2)
Tác giả: ANH LY – HỒ DU BIỆT 



B. CHA MẸ - SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG HẠNH PHÚC
1. CHA MẸ VÀ CON CÁI

Cha Mẹ và Con Cái là mối dây tình cảm thiêng liêng và mật thiết: tuy hai mà một!
Đó là một thông điệp lớn dù đứng trên quan điểm nào, bình diện nào.
Ai phá vỡ nguyên tắc này cũng ví như người ngớ ngẩn lặn xuống biển tìm chim và lên cây bắt cá, chẳng thể đạt được mục đích mà mình ao ước.
Dù bạn sinh ra ở đâu, tại gia đình nào, dù có dị biệt về thân thể và tâm hồn mà ta đan tâm viện lý do này nọ xa cách Cha Mẹ, đối xử thiếu hiếu kính với Cha Mẹ thì đó là một sai lầm lớn mà bạn phải chịu thiệt thòi, ray rức không yên trong suốt đoạn đường của mình.
Trong tình yêu, lời tỏ tình tôi cho hay nhất là: “A xem B như chính bản thân mình, như chính sự sống đang tồn tại trong mình”. Có những lời tỏ tình hay khác nữa: “A quý B hơn cả bản thân mình”, … nhưng xét ra không bằng câu trước.
Tôi cho rằng khi một người đến bên đối tượng của mình nói và sống thể hiện y chang như lời tỏ tình thì chắc chắn sẽ chinh phục được tình yêu mà mình mong đợi.
Khi Cha Mẹ đến với nhau, gởi gắm cuộc đời cho nhau cũng bằng những thể hiện đại để như thế. Tất nhiên quá trình thể hiện là một nỗ lực lớn từ hai phía. Giới hạn về thời gian, không gian dành cho nhau đã là hạn hẹp, trong khi phải ra sức vượt qua biết bao cạm bẫy, giông tố, chập chùng của đảo điên, vô thường của từ nhiều phía: tự thân, gia đình và xã hội tác động liên tục. Sinh dưỡng bảo hộ con cái mất rất nhiều công sức và hy sinh nhiều thứ.
Nếu đấy không phải là duyên tiền nghiệp định thì khó mà đứng vững được, khó có thể gắn bó với nhau mật thiết suốt đời như vậy được. Son sắt, thủy chung, chịu thương chịu khó, tận lực hy sinh, .. đó chính là những đức tính quý báu, là châu ngọc có khả năng chinh phục trái tim con người, giáo dục hướng dẫn con cái hướng thiện. Chính những đức tính đó khơi mở suối nguồn yêu thương để bảo trợ hạnh phúc gia đình, bảo bọc con cái, là mối dây liên hệ ngày càng thắt chặt gắn bó nhau hơn giữa liên hệ Cha Mẹ và Con Cái.
Bạn đừng tưởng những tính chất xu thời như: sành điệu thức thời, thượng lưu hoang phí, thời trang bóng lộn, học vấn thượng tầng, địa vị cao sang, … gán ép vào hình tượng Cha Mẹ là xây dựng được tình cảm thiêng liêng, cao đẹp. Đôi khi lại ngược lại: phá vỡ hoàn toàn mối quan hệ quý giá.
Chỉ với đức hy sinh và chịu bao thiệt thòi của Cha Mẹ đối với Con Cái đã tạo một hình tượng tuyệt vời trong tâm thức con cháu.
Chỉ mỗi việc ta phát hiện ra: Cha Mẹ mình chẳng bao giờ được đi dư lễ hội, chưa từng vào Nhà hát xem phim, xem văn nghệ, chưa từng được vào Nhà hàng ăn uống, … thiệt thòi mà Cha Mẹ phải gánh chịu suốt đời như vậy đánh thức tâm lý những người con phần tình cảm đẹp đẽ, xúc động mà ghi nhận sâu sắc đức tính cao cả của Cha Mẹ mà cố gắng sống tốt hơn để đền đáp ơn Cha Mẹ công khó.

Người phương Đông hay dùng chữ: “Đức Lưu Quang”, “Thiện Truyền Gia” hoặc “Hồng Phúc Tổ Tông”, làm thành bức hoành đặt trang trọng nơi thờ tự để lại làm di sản tinh thần cho con cháu. Điều đó chứng tỏ xu hướng trọng đức, khinh tài.
Cung cách của người phương Tây thì trái lại, sinh con và gởi vào ngân hàng cho chúng một tài khoản làm của hồi môn gọi là trách nhiệm làm Cha làm Mẹ.
Phúc và Đức là hai di sản được tích tụ bằng thiện chí lâu dài. Tích Phúc dưỡng Đức là cả một sự nghiệp. Ta thử tìm hiểu thử xem ý nghĩa của hai chữ đó.

PHÚC: gồm 5 lĩnh vực, liên hệ với câu: Ngũ Phúc Lâm Môn: Phú, Quý, Thọ, Khang và Ninh

五 福 臨 門 

Ngũ: Năm, thứ năm. Phúc: phước, điều may mắn tốt lành. Lâm: tới. Môn: cửa, nhà.
“Ngũ Phúc Lâm Môn” là năm điều phước đến nhà.
Đây là câu chúc tụng mà người Phương Đông thường dùng để chúc người cất nhà mới, ăn lễ Tân gia.
Theo Kinh Thư, Ngũ Phúc ở vào Trù thứ 9 trong Hồng Phạm Cửu Trù, gồm:
Nhứt viết Thọ, Nhị viết Phú, Tam viết Khang ninh, Tứ viết Du hảo đức, Ngũ viết Khảo chung mệnh.
Nghĩa là:
Một là Thọ (sống lâu), Hai là Phú (giàu), Ba là Khang ninh (mạnh khỏe, an vui), Bốn là Du hảo đức (yêu chuộng cái đức), Năm là Khảo chung mệnh (biết trước mình sẽ chết lúc nào).
Đó là theo Kinh Thư. Ngoài ra, người ta còn nói:
Ngũ phúc gồm: Phú, Quí, Thọ, Khang, Ninh.

Ý nghĩa của chữ "Đức" 





          Ch “Đc” được mi người nhc đến thường xuyên trong cuc sng, trong s dy d con cái, khuyên răn con người sng cho phi đo. Vy thì ch Đc này mang ý nghĩa gì? 
    Ch Đc là kết hp bi ba b ch, đó là ch sách, ch trc và ch tâm. B ch sách có nghĩa bước đi, hành đng, ch trc nghĩa là ngay thng, chính trc và tâm có nghĩa là s suy tưởng, ý nghĩ, tư duy. Vy thì Đc là sng thc vi chính mình, làm đúng vi lương tâm mình. Tt nhiên mun sng thc vi chính mình, trước hết phi hiu v chính mình. Hiu v chính mình không phi là điu d. Trong Thin có nói “Minh tâm kiến tính”, người có tâm sáng sut thì mi nhìn thy cái tánh ca chính mình. Nho giáo ch trương:”Tn tâm dưỡng tính”,  Đo giáo nói:” Thng nhân gi hu lc, t thng gi cường.” cũng nhn mnh tinh thn t chiến thng bn thân khó khăn gp ngàn ln vic chiến thng người khác.

       Trong kinh Dch xem vic tu dưỡng “Đc” còn quan trng hơn nuôi dưỡng hình hài, vì thế mi nói “D thiên đng đc” có nghĩa “Đc” có giá tr vai trò ngang bng vi tri.

      Trang t trong Nam Hoa Kinh có nói:” Đc sung ư ni, nhĩ nhân hóa ư ngoi, t nhiên cm hóa, bt đc giáo ngôn gi dã.” Có nghĩa Đc mà đy đ bên trong thì t nhiên ng hin ra ngoài, thiên h nh đó mà t hóa, đâu cn phi dùng ngôn ng li nói đ giáo hóa.


      Do đó tư tưởng ch “Đc”  bao gm tu đc, ý nghĩa dưỡng sinh, sng vui hp vi mnh tri làm cho thế gii ni tâm thái hòa, bao dung, tha th, to quan h tt hài hòa gia người vi người. Hơn thế na hiu thu đáo cái chân ngã hay Pht tánh là cái thường hng, dòng sinh mnh vô thy vô chung, bt sanh, bt dit, bt cu, bt tnh, và cái sc thân hin đang có là gi hp ca ngũ un tt nhiên có ngày phi tan biến. Sau cùng đt đến cnh gii “Thiên nhân hp nht” không còn phân bit ta và người, ch th và khách th. Đó cũng chính là An Thư Din Mc, Hin Ti An Tr và Thân Tâm Thanh Tnh.

善意的谎言

CHỮ "THIỆN"

THIỆN: Lành, tốt, phải thế; thuận theo đạo lý; có ích cho mình và cho người. Trái với Ác, bất thiện.
Trong Du Già Kinh, quyển 5 có giải: Thiện nghĩa là có sức chiêu cảm cái quả báo vui sướng sẽ tới; lại có nghĩa: trừ tuyệt những mối khổ phiền não đã phát sanh, đương phát sanh hoặc sẽ phát sanh.
Thiện tức là vô tội, không lỗi lầm. Các điều thiện đều do nơi thân thể, lời nói và tâm ý, nhứt là tâm ý là chánh gốc.

Chữ 'THIỆN"  đi theo nó nhiều từ;, nhều ý:

Thiện Căn:

CĂN: nghĩa là Rễ, cội rễ, nguồn gốc, bổn nguyên, cốt yếu. Vật chi có sức sanh nảy, có sức làm cho thêm ra, lớn lên, gọi là Căn.
Cũng như rễ (căn) cây có sức làm cho cây lớn lên, có sức sanh nảy ra thân cây, nhánh cây, lá cây. Cũng như Nhãn (mắt) có sức làm cho người ta thấy rõ mọi vật, nên gọi là nhãn căn. Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý. Sáu món có sức phát sanh sự thấy, sự nghe, sự ngửi, sự nếm, sự xúc động, sự biết, gọi là Lục căn. 
Căn là cái tánh thiện ác của người, tánh ấy có cái sức tăng trưởng việc lành hoặc việc ác. Tức là cái tánh quen thuộc từ những đời trước. Như: Căn cơ, Căn tánh, Thiện căn. Về thiện căn thì vô lượng, vô số. Vì nhà Đạo tu tập rất nhiều đức tánh, mỗi đức tánh khi được sâu rộng, vững chắc, thì trở nên một thiện căn vậy

Từ Thiện

Chữ Từ có nghĩa là ban vui, người trên yêu kẻ dưới cũng gọi là từ. Chu cấp cứu giúp cho kẻ túng thiếu khốn cùng gọi là từ thiện sự nghiệp . 

Chữ Thiện có nghĩa là Sửa, chữa. Như tu thiện  là sửa sang.

Như vậy, việc làm từ thiện là việc làm mà chúng ta đem đến cho người niềm vui, đem đến cho họ sự yêu thương, đem đến cho họ sự thoát khỏi cái khốn cùng của tinh thần cũng như vật chất. Giúp họ sửa chữa chính con người họ.
Nói đến hai chữ Từ thiện, phần lớn người ta chỉ nghĩ rằng mình là người cho chứ không phải nhận nhưng họ không nghĩ rằng việc làm từ thiện không chỉ mình đem cho người mà cũng chính là mình được nhận từ người trong lúc mình cho đó. Và khi mình trao cho người vật chất cũng chính lúc đó ta đã nhận được từ người nhận sự yêu thương và lòng biết ơn, nhờ họ mà mình đã tưới lên vườn tâm của mình những giọt nước mát cho hạt giống từ bi và nhờ họ mà mình đã nhổ bớt cỏ rác trong vườn tâm của mình đó là cỏ rác bủn xỉn, tham lam, cỏ ích kỷ, rác keo kiệt… cho nên, việc mình làm từ thiện cũng là việc sửa chữa chính mình vậy.



LỊCH SỬ DÒNG HỌ


Tôi sinh ra ở phường Phú Cát, Gia Hội, Huế. Nghe mẹ kể lại là bà lên cơn đau bụng nhẹ, cứ tưởng là mắc đại tiện nên vào nhà vệ sinh, tôi lọt lòng mẹ và suýt rớt hầm cầu, may mắn là nhờ mẹ nhanh tay chụp được. Mẹ bảo: sinh con mẹ chẳng đau đớn gì.

Tôi là con thứ hai sau chị gái tôi, giờ thành trưởng nam của gia đình đông con: 12 đứa con, 11 lần sinh (một lần sinh đôi), mất 4 đứa hồi còn bé, giờ còn 8: bốn con trai và bốn con gái.
Sinh tôi một tháng sau, nhân lễ cúng đầy tháng (khẩm tháng) ba tôi hứa sẽ cho chị Cúc làm con nuôi, hứa rằng sau này tôi lớn lên cho ở hẳn với chị. Chị Cúc tức Hoàng Thị Kim Cúc nổi tiếng là Người Chị Cả của Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam, ba tôi hồi đó làm thư ký cho chị. Chị nguyên là giáo chức trường Đồng Khánh Huế cũ (bây giờ là Trường Trung Học Trưng Trắc), chị dạy môn Nữ Công Gia Chánh, có viết thành sách hướng dẫn về đề tài này. Chị cũng nổi tiếng trên lĩnh vực văn học sử là có liên quan đến câu chuyện ly kỳ “Gái Quê” của Thi sĩ Hàn Mặc Tử mà người ta thường nhắc đến với cái tên: HOÀNG CÚC. Có dịp tôi tôi sẽ viết về chị, người mẹ nuôi thân thương rất mực của tôi với nhiều vấn đề kỳ thú.

Ba tôi là con trai út của một gia đình có tám người con, vào thời loạn ly chiến cuộc, giai đoạn lầm than của con dân Viêt Nam trước nhũng biến động của chiến tranh triền miên. Cuộc sống đưa đẩy thế nào đó không giải thích nổi, ba tôi trở thành người trụ cột để giữ gìn truyền thống dòng họ. Có lẽ là tính tình nhút nhát, thích an phận. Nghĩa là ông có xu hướng không tham cầu danh lợi, chỉ muốn ở mảnh đất chôn rau cắt rốn (thực ra chỉ sinh ra ở đó thôi, quê quán ở miền Hương Thủy), gìn giữ mồ mã, nhà thờ gia tộc sớm hương chiều khói, chấp nhận đói nghèo, khốn khó, không màng lợi danh, đua chen. Hằng ngày đọc tụng kinh Phật và đi chùa gieo trồng phúc đức cho con cháu mai hậu.

Tôi lớn lên với hoàn cảnh ảm đạm của thời cuộc buổi giao thời, cọng theo xu hướng tâm linh của bố, thành ra đối cực, thấy cuộc đời đảo lộn tùng phèo nhiều thứ, cảm giác bèo bọt, phiêu linh khó chấp nhận thực tại, không biết mình phải nên làm gì, sống chết ra sao nữa.

Nhưng phải công nhận một điều ba tôi rất lành. Con cái lớn lên ông không có hề có tư tưởng bảo thủ, các con nên sống như thế này, thế nọ. Hay theo một khuôn phép cố định mà người Huế thường hay mắc, đó là bệnh bảo thủ, gia trưởng cổ hủ. Đứa nào sinh ra cũng tự tay ông chăm nom nên cha con luôn gần gủi, thân thiện.

Tôi cho đó là phúc báu khi mình được sinh ra trong một gia đình như thế!

Căn cứ vào mớ sử liệu hom hem: thời gian, không gian và nhân tố để tìm vết tích nguồn cội, thêm thắt một vài chuyện kể lờ mờ, một vài giai thoại sơ sài, .. là công việc khó khăn để ta tái hiện lại một mạch sống liên tục của nhiều thế hệ Tổ tiên còn ảnh hưởng đến thế hệ bây giờ.

Nhưng có một điều tôi tìm được và khả dĩ căn cứ được là tìm ngay chính bản thân mình, những tính chất, phong cách, ý thích, xu hướng, … mà Tổ tiên nhiều đời truyền lại vẫn còn nguyên vẹn trong con người thế hệ hôm nay. Một ví dụ đơn giản là cô em gái út của tôi hay tỏ ra bướng bỉnh, thích sống ngông, phá bỉnh người khác, … thì trước đây trong gia tộc thế hệ trước cũng sinh ra một bà cô như vậy. Trong sinh hoạt thần linh ở đất Huế rất sợ các Bà Cô quá cố nhiều đời, nhất là các Bà Cô không chồng con về bắt nạt con cháu. Những so sánh và liên hệ này sẽ giúp ta thống đạt và thấu hiểu được cội nguồn của tư cách, tính chất của thế hệ hiện tại để sống hiểu biết và thương yêu nhau hơn.

LỊCH SỬ CÁC THẾ HỆ

ÔNG NỘI


Ông sinh khoảng 1880, tại xã Thủy Vân, Huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên (xưa là xứ Thuận Hóa) trong một gia đình bậc trung. Nơi đó là một làng quê trù phú chạy dọc từ đầu sông Như Ý, một nhánh sông đào phát xuất từ bờ Nam sông Hương. Cụ Cố sinh được 4 người con: 3 trai và 1 gái, Ông Nội tôi là anh cả. Làng đấy hầu như họ Hồ chiếm gần hết, đủ thấy sức mạnh của dòng họ khi bước đầu khai canh định cư.



源 豊 胡 進 桃 奉 拜 詩
黃 德 整 慧 詩 題

源 生 香 永 春 私 村
豊 度 十 余 離 故 鄉
胡 族 保 留 心 愛 義
進 高 豪 氣 體 堅 強
桃 花 時 難 遊 西 處
奉 遇 交 緣 結 廣 鄉
拜 謝 前 人 傳 血 聇
施 恩 宗 祖 達 安 祥


庚 午 年 春 日 – 1990

NGUYÊN PHONG HỒ TẤN ĐÀO PHỤNG BÁI THI
ANH LY thi đề

Nguyên sinh Hương Thủy, Xuân Hòa thôn
Phong độ thập dư ly cố hương
Hồ tộc bảo lưu tâm ái nghĩa
Tấn cao hào khí thể kiên cường
Đào hoa thời nạn du Tây xứ
Phụng ngộ giao duyên kết Quảng hương
Bái tạ tiền nhân truyền huyết thống
Thi ân tông tổ đạt an tường 

Canh Ngọ niên, Xuân nhật - 1990

Dịch nghĩa:

NGUYÊN PHONG HỒ TẤN ĐÀO PHỤNG BÁI
ANH LY thi đề

Sinh quán tại làng Xuân Hòa, huyện Hương Thủy (TT-Huế)
Nhờ ý chí phong độ nên mười hai tuổi đã xa quê hương (đi lập nghiệp)
Họ Hồ luôn giữ gìn tấm lòng hòa ái, trọng nghĩa
Nêu cao bầu nhiệt huyết và thể hiện chí kiên cường
Tư chất là người đào hoa, phong nhã gặp thời loạn phải lưu lạc sang Pháp
(Khi về) gặp gỡ giao tình kết duyên tại đất Quảng Nam (Hội An)
Bái tạ bậc tiền nhân đã một đời truyền trao huyết thống
Đền ơn tông tổ (bằng cách sống xứng đáng) đạt được an lạc cát tường

Ngày Xuân, năm Canh Ngọ - 1990

Dịch thơ:

NGUYÊN PHONG HỒ TẤN ĐÀO PHỤNG BÁI THI
ANH LY thi đề

Nguyên sinh Hương Thủy, Xuân Hòa thôn
Phong độ, mười dư xa cố hương
Hồ tộc giữ gìn tâm ái nghĩa
Tấn cao nhiệt huyết sống kiên cường
Đào hoa thời loạn sang Pháp quốc
Phụng gặp kết duyên đất Quảng hương
Báo tạ tiền nhân truyền huyết thống
Thi ân nguyện sống đạt an tường


Ngày Xuân, năm Canh Ngọ - 1990





心 好 黎 氏 容 奉 禮 祝
黃 德 整 慧 詩 題

心 厚 貴 人 在 帝 宮
好 開 青 花 送 英 雄
黎 家 官 族 舊 名 將
氏 遇 浪 人 天 定 緣
容 合 世 時 戈 苦 盡
奉 供 夫 子 到 臨 終
禮 恩 生 養 深 如 海
祝 讚 慈 心 永 德 芳

庚 午 年 春 日 – 1990

TÂM HẢO LÊ THỊ DUNG PHỤNG LỄ CHÚC
ANH LY thi đề

Tâm hậu quý nhân tại Đế cung
Hảo khai Thanh Hóa tống anh hùng
Lê gia quan tộc cựu danh tướng
Thị ngộ lãng nhân thiên định duyên
Dung hợp thế thời qua khổ tận
Phụng cung phu tử đáo lâm chung
Lễ ân sinh dưỡng thâm như hải
Chúc tán từ tâm vĩnh đức phương


Canh Ngọ niên, Xuân nhật - 1990

Dịch nghĩa:

TÂM HẢO LÊ THỊ DUNG PHỤNG LỄ CHÚC
ANH LY thi đề

Tâm phúc hậu là bậc quý nhân ở tại cung vua
Người đẹp ấy sinh ra từ Thanh Hóa theo hầu (cha) anh hùng (vào kinh đô Huế)
Lê gia vốn dòng dõi quan quyền quý tộc danh tướng nhiều đời
Trời định nhân duyên thành thân với bậc phong lưu lãng tử
Người vốn bao dung biết sống hợp thời thế nên vượt qua gian truân khổ nạn
Một dạ cung phụng chồng con cho đến phút lâm chung
Lễ này mang ơn bậc sinh thành dưỡng dục sâu như biển cả
Chúc tụng tán thán lòng yêu thương rộng lớn sẽ mãi tỏa hương đức hạnh

Ngày Xuân, năm Canh Ngọ - 1990

Dịch thơ:

TÂM HẢO LÊ THỊ DUNG PHỤNG LỄ CHÚC
ANH LY thi đề

Tâm phúc quý nhân tự Đế cung
Hảo từ Thanh Hóa tiễn anh hùng
Lê gia quý tộc nhiều danh tướng
Thị gặp phong lưu trời định duyên
Dung hợp thế thời qua khổ nạn
Phụng cung phu tử đến lâm chung
Lễ ơn sinh dưỡng sâu như biển
Chúc tán lòng từ mãi tỏa hương


Ngày Xuân, năm Canh Ngọ - 1990





心 榮 胡 進 英 身 父 祝
黃 德 整 慧 詩 題

心 真 性 受 奾 賢
榮 喜 團 圓 是 想 圓
胡 族 積 功 常 奉 寺
進 加 養 德 恆 精 專
英 如 閒 雅 吟 詩 賜
身 健 安 閒 諷 偈 經
父 此 深 恩 當 願 報
祝 詞 常 日 得 如 然

庚 午 年 春 日 – 1990

TÂM VINH HỒ TẤN ANH THÂN PHỤ CHÚC
ANH LY thi đề

Tâm hòa chơn tính thụ tiên hiền
Vinh hỷ đoàn viên thị tưởng viên
Hồ tộc tích công thường phụng tự
Tấn gia dưỡng đức hằng tinh chuyên
Anh như nhàn nhã ngâm thi hứng
Thân kiện an hành phúng kệ kinh
Phụ thử thâm ân đương nguyện báo
Chúc từ thường nhật đắc như nhiên

Canh Ngọ niên, Xuân nhật - 1990

Dịch:

TÂM VINH HỒ TẤN ANH THÂN PHỤ CHÚC
ANH LY thi đề
Tâm hòa Tổ đức lưu truyền
Vinh danh hoan hỷ đoàn viên nếp nhà
Hồ tộc thờ phụng ông cha
Tấn gia dưỡng đức dần dà tinh chuyên
Anh như thi hứng ngâm liền
Thân khang kinh kệ luôn nguyền hành thâm
Cha già nguyện báo thâm ân
Chúc cho ngày tháng an nhàn như nhiên

Ngày Xuân, năm Canh Ngọ - 1990




心 滿 阮 氏 女 身 母 祝
黃 德 整 慧 詩 題

心 慈 本 體 後 留 仁
滿 意 子 孫 向 佛 恩
阮 逝 久 年 求 福 果
氏 安 今 處 培 家 身
女 懷 洪 德 行 因 善
身 遇 勝 緣 願 精 勤
母 子 少 時 為 遠 處
祝 詩 現 世 一 青 雲

庚 午 年 春 日 – 1990

TÂM MÃN NGUYỄN THỊ GÁI THÂN MẪU CHÚC
ANH LY thi đề

Tâm từ bản thể hậu lưu nhân
Mãn ý tử tôn hướng Phật ân
Nguyễn thệ cựu niên cầu phúc quả
Thị an kim xứ bồi gia thân
Gái hoài hồng đức hành nhân thiện
Thân ngộ thắng duyên nguyện tinh cần
Mẫu tử thiểu thời vi viễn xứ
Chúc thi hiện thế nhất thanh vân

Canh Ngọ niên, Xuân nhật - 1990

Dịch:

TÂM MÃN NGUYỄN THỊ GÁI THÂN MẪU CHÚC
ANH LY thi đề

Tâm từ bản chất chính chân
Mãn vui con cháu an lành Phật ban
Nguyễn gia phúc quả dặm ngàn
Thị an nhà cửa hưng khang nay mừng
Gái hoài niệm thiện thủy chung
Thân cần hạnh ngộ vô cùng thắng duyên
Mẹ ơi dù cách xa miền
Nhớ hình bóng mẹ diệu huyền mây xanh

Ngày Xuân, năm Canh Ngọ - 1990

Không có nhận xét nào: