

HTLT VÀ BÀ HOÀNG THỊ NGỌC ANH
Những hồi ức đẹp của đ/c Hoàng Xuân Tùy
![]() |
Ông Tùy, bà Ninh sau 1954. |
![]() |
Sau ngày cưới tại mặt trận. |
![]() |
Trưởng BLL Chiến sĩ Điện Biên Hoàng Xuân Tùy gặp lại Võ Đại tướng tại TpHCM. |
Cuối năm 1953, tôi được điều động lên chiến dịch Điện Biên Phủ để làm nhiệm vụ Trưởng ban Tuyên huấn của chiến dịch, kiêm phụ trách Báo Quân đội Nhân dân tại mặt trận. Còn cô ấy vừa tham dự Đại hội Liên hoan Sinh viên thế giới tổ chức tại Bucharest (Romania) về và theo đoàn đi phục vụ chiến dịch.
Những ngày giáp tết năm 1954, nhiều đồng đội “xúi” tôi cưới vợ gấp gấp vì chiến dịch sắp sửa vào hồi nóng bỏng. Được Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm đồng ý đứng ra làm chủ hôn, ngay tại lán của anh, chúng tôi đã tổ chức lễ cưới. Mấy anh em trong đơn vị đã dựng một căn lán nhỏ làm “buồng uyên ương”, lấy cây rừng ghép làm giường tân hôn. Nhưng chúng tôi chỉ ở bên nhau được vài ngày rồi lại phải chia tay, cho đến trước khi tiếp quản thủ đô (tháng 10-1954) chúng tôi mới gặp lại nhau.
Hàng chục năm sau, "cặp vợ chồng Điện Biên" năm xưa đã được gặp Võ Đại tướng tại TpHCM. Chẳng quản tuổi già, bà Song Ninh đã hát "Tình ca Tây Bắc" tặng Đại tướng.
1 nhận xét:

Đám cưới cô chú Tùy, Ninh được Chủ nhiệm Chính trị Lệ Liêm làm chủ hôn. Hay quá! Toàn người thân.
"Câu chuyện đám cưới VN thế kỷ 20" còn dang dở...
Sau một năm vận động ,
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) đã thu được khoảng 400 hiện vật
của những đám cưới VN thế kỷ 20, chủ yếu là ảnh. Chưa đủ bề dày để có
thể khắc hoạ một cách toàn diện lịch sử đám cưới hơn 100 năm qua nên
việc trưng bày sẽ phải lùi đến tầm này năm sau.
Ngoài ảnh
chiếm đa phần, các hiện vật đáng chú ý khác là 9 giấy đăng ký kết hôn
của những năm 30, 50, 70; 3 thiếp mời của những năm 70-80. Cuộc vận động
mới thu hút sự hưởng ứng của 2 thành phố lớn HN và TPHCM, các địa
phương còn lại ít tham gia hoặc không có. Bảo tàng cũng nhận được một số
ảnh cưới của hai gia đình người Việt định cư tại Mỹ và Canada. Hiện vật
minh hoạ cho một số bước (giai đoạn) của đám cưới còn ít (ăn hỏi, hội
trường cưới...). Không có nhiều ảnh về đám cưới cổ ở nông thôn.
Đáng tiếc
hơn nữa, một chủ đề quan trọng của cuộc vận động là ghi lại những câu
chuyện đằng sau những tấm ảnh, bảo tàng mới tiến hành được phần nhỏ. Tuy
nhiên, với 400 hiện vật bước đầu, "Câu chuyện đám cưới VN thế kỷ 20" đã
có khá nhiều điều thú vị, ít nhất là đã có thể có một cái nhìn sơ lược
về sự thay đổi nội dung, hình thức của đám cưới VN qua các thời kỳ đầy
biến động của thế kỷ trước.
Qua những
tấm ảnh có thể thấy, đám cưới của luật sư Đỗ Xuân Sáng có hôn trường rất
lịch sự, khách ngồi dự đông đúc và thấp thoáng có ô tô đón dâu. Chú rể
mặc comple, cô dâu rất đẹp mặc áo dài kiểu cổ. Họ cưới vào khoảng năm
1930. Sang lắm, rõ là đám cưới của một trí thức thời Pháp giàu có!
Năm 1954,
ông Hoàng Xuân Tuỳ (sau là thứ trưởng Bộ Giáo dục) kết hôn với bà Song
Ninh ngay tại Điện Biên Phủ sau chiến thắng. Trong ảnh, họ mặc quần áo
bộ đội, đứng ở Sở chỉ huy chiến dịch tiền phương.
Cũng tổ
chức hôn lễ ở Điện Biên Phủ, có cặp vợ chồng gửi ảnh chụp ngay trên nóc
hầm Đờ-cát, có người đứng trên xe tăng! Nam mặc áo lính, nữ mặc áo bà
ba. Thời chiến chinh, giản dị đến đáng khâm phục! Nhìn vào ảnh, nếu
không được giới thiệu đó là "cô dâu chú rể đang chụp ảnh cưới" thì ai mà
tin được!
Đám cưới
những năm chống Mỹ. Hôn trường đặc trưng của thời kỳ này là phông treo
ảnh Bác Hồ với dòng khẩu hiệu: "Vui duyên mới không quên nhiệm vụ".
Phông cưới thường làm bằng dù pháo sáng màu trắng hoặc dù nguỵ trang của
bộ đội loang lổ màu lá. Trên bàn bày một lọ hoa màu vàng đồng, tận dụng
từ ống cát-tút đạn pháo...
Thử phác lại lịch sử đám cưới 100 năm qua bằng ảnh
Diễn ra vào
tháng 11/2005, cuộc trưng bày dự kiến sắp xếp lần lượt theo các giai
đoạn trong đám cưới. Theo đó, thời gian sẽ là trục dọc xuyên suốt từng
chủ đề, chứ không phải đặc trưng vùng miền. Các chủ đề gồm: Sự thừa nhận
của cộng đồng (tức giấy giá thú), lễ dạm hỏi, mời cưới, hình thức đưa
đón dâu, hoa cưới, hội trường, trang phục, đồ mừng cưới và liên hoan gặp
mặt hai họ.
Xem 9 giấy
hôn thú mà bảo tàng DTHVN đã nhận được, ta thấy, trước năm 1940, giấy
này được gọi là Chứng thư hôn thú hay Giấy khai giá thú. Giấy hôn thú là
cách gọi vào những năm 50. Thực ra, còn nhiều cách ghi khác. Ngày nay,
ta dùng một từ cố định dễ hiểu là Giấy đăng ký kết hôn. Cùng còn tuỳ
từng địa phương, nhưng dường như hình thức của giấy hôn thú ngày càng
đơn giản. Giấy hôn thú năm 1932 gồm 3 thứ chữ Hán, Pháp và Quốc ngữ.
Giấy khai giá thú của cụ Nguyễn Khắc Đình, viết năm 1939, khi ấy cụ "22
tuổi, ở làng Bình Hồ, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên", lấy cô "Nguyễn Thị
Thuận, 18 tuổi, ở phố Niềm Xá, huyện Võ Giàng, Bắc Ninh" có ghi rõ: Lấy
làm vợ cả! được viết bằng chữ Hán và chữ Việt. Đến năm 1989, giấy công
nhận kết hôn tại Hà Nội ngắn gọn và giản dị hơn nhiều (ảnh)!
Trước năm
1945, truyền thống mời cưới chỉ có miếng trầu. Đến thời bao cấp, cùng
với trầu nhất định phải có thuốc lá, mặc dù thuốc lá hồi ấy rất khó
kiếm. Nay thì nào trầu, nào cau, nào bánh cốm, bánh đậu xanh, chè, lại
cả thiếp cưới mạ vàng! Những năm 80 thiếu thốn, người ta hay có mốt nhờ
một anh bạn hoạ sỹ nào đó vẽ thiếp mời giúp, vừa tiện lại vừa có vẻ lãng
mạn. Nếu có thiếp thì thường là thứ thiếp hình chữ nhật, màu loè loẹt
nên chữ có vẻ lôm nhôm, bên ngoài có đôi bồ câu, chữ song hỉ hay hình
quả tim. Nếu mời dự lễ thành hôn kèm với mời ăn, thì dán thêm vào thiếp
một mảnh giấy mời dự tiệc, nhỏ bằng độ cái nhãn vở.
Đồ
mừng cưới cũng là một chủ đề thú vị. Thời xưa hàng xóm biếu gia chủ có
khi đôi gà, có khi gạo, hoặc rượu... Thời bao cấp là các vật dụng thiết
thực, đơn giản cho cuộc sống của đôi vợ chồng mới: Sang thì mừng một cái
phích hay một chiếc chậu sắt Hải Phòng, nếu không thì cũng khăn mùi
xoa, áo sơ mi, ấm chén, thậm chí cả vải tã cho trẻ sơ sinh... Bây giờ, ở
nông thôn, khách mời "dúi" phong bì vào tay cô dâu/chú rể; ở thành thị,
gia chủ ý tứ đặt ở chỗ dễ nhìn thấy nhất một quả tim khổng lồ đã mở sẵn
"van".
Còn 1 năm
nữa để tìm kiếm và vận động đóng góp hiện vật, hy vọng bức tranh lịch sử
đám cưới VN thế kỷ 20 mà bảo tàng DTH VN đưa ra sẽ phong phú và toàn
diện hơn.
(Bài sử dụng ảnh tư liệu của Bảo tàng DTHVN)
|
||
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
|
Báo cáo các bác và cả nhà: trong lúc chờ đợi món quà "bom tấn" từ bác ZZ, em xin mời các bác tham khảo thêm chi tiết về 2 bức hình của NSUT Kim Oanh
1, ảnh chụp với Bác:
1- PTV Tuyết Mai
2- Nghệ sĩ Ngọc Dậu
3- NS Kim Oanh
4- NS Khánh Vân
5- NS Anh Tuấn (vợ bácTrần Thụ)
6- NS Song Ninh (ca sĩ đứng trong dàn HX, vợ bác Hoàng Xuân Tùy)
7- NS Nguyễn Thị Hồng (ngâm thơ)
2, ảnh chụp với Bác, TBT Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp...
1- NS Trang Nhung (hát cải lương trên VOV)
2- NS Minh Tâm (hát chèo, người đầu tiên được giao bài Cô gái Thái Bình)
3- NS Trần Thị Tuyết (ngâm thơ)
4- NS Thu Năm
5- NS Kim Oanh
6- PTV Tuyết Mai
7- PTV Thu Hương (Trịnh Thị Ngọ)
8- NS Châu Loan (ngâm thơ)
9- Bác Lê Duẩn
10- Đại tướng V.N.Giáp
11- NS Trần Thụ
12- NS Kim Đức (hát chèo)
13- NS Ngọc Phan (thổi sáo)
14- NS Tuyết Nhung
15- NS Doãn Thịnh
16- Bác Phạm Văn Đồng
17- NS Kiều Linh (đàn Accordeon)
18- NS Hoàng Vân
19- Vợ bác Trần Lâm
20- PTV Tiếng Anh Lan Hương
21- Bác Trần Lâm
Các NS còn lại thuộc đoàn, cô KO không nhớ tên.
Đây là tư liệu do CS Meu cung cấp, xin cảm ơn Meu!